Những thay đổi của chuẩn mực kiểm toán 520 “Thủ tục phân tích”, ban

Một phần của tài liệu đánh giá thủ tục phân tích được áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán tư vấn rồng việt (Trang 115 - 119)

TỤC PHÂN TÍCH”, BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 214/2012/TT-BTC SO VỚI CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN 520 “THỦ TỤC PHÂN TÍCH” BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 219/2000/QĐ-BTC.

Bảng 4.32: So sánh sự khác nhau giữa chuẩn mực cũ so với chuẩn mực mới

Chỉ tiêu Chuẩn mực mới Chuẩn mực cũ

Nội dung trình bày Chi tiết, cụ thể Ngắn gọn, đơn giản Cấu trúc chuẩn mực Ba phần: quy định

chung và nội dung chuẩn mực, hướng dẫn áp dụng

Hai phần: quy định chung và nội dung chuẩn mực.

Phạm vi áp dụng Chủ yếu áp dụng như thử nghiệm cơ bản (giai đoạn thực hiện) và giai đoạn kết thúc

Áp dụng cho cả 3 giai đoạn.

Khái niệm thuật ngữ thủ tục phân tích

Phân tích, đánh giá trên phạm vi rộng.

Phân tích đơn giản, thu hẹp.

Mục tiêu chuẩn mực Mục tiêu cho giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán

Mục tiêu cho 3 giai đoạn: lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc cuộc kiểm toán

Yêu cầu khi áp dụng thủ tục phân tích như một thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và độ tin cậy của kết quả phân tích

- Trình bày riêng lẻ giữa yêu cầu và độ tin cậy của kết quả phân tích.

- Trình bày ngắn gọn, đơn giản

- Trình bày kết hợp giữa yêu cầu và độ tin cậy của kết quả phân tích.

- Diễn giải chi tiết, rõ ràng và có cho ví dụ minh họa a. Diễn giải:  Cấu trúc:  Chuẩn mực cũ bao gồm 2 phần:  Quy định chung

 Nội dung chuẩn mực: vừa trình bày các nội dung của chuẩn mực vừa diễn giải ngắn gọn, đơn giản.

 Chuẩn mực mới bao gồm 3 phần:

 Phần I: Quy định chung bao gồm: phạm vi áp dụng, mục tiêu và giải thích thuật ngữ.

 Phần II: Trình bày tóm tắt những nội dung của chuẩn mực.

 Phần III: là phần hướng dẫn, diễn giải chi tiết từng nội dung của phần II, cho ví dụ minh họa để người đọc có thể hiểu được sâu sắc hơn.

 Phạm vi áp dụng:

 Theo đoạn 02 Chuẩn mực kiểm toán 520 (ban hành kèm theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC): “Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán”.

 Theo đoạn 01 Chuẩn mực kiểm toán 520 (ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC): “Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc sử dụng thủ tục phân tích như các thử nghiệm cơ bản (“thủ tục phân tích cơ bản”). Chuẩn mực này cũng quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để giúp kiểm toán viên hình thành kết luận tổng thể về báo cáo tài chính.”

 Khái niệm thuật ngữ thủ tục phân tích:

 Theo đoạn 04 Chuẩn mực kiểm toán 520 (ban hành kèm theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC) thì thuật ngữ quy trình phân tích được định nghĩa như sau: “Quy trình phân tích: Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”.

 Theo đoạn 04 Chuẩn mực kiểm toán 520 (ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC) thủ tục phân tích được hiểu: “là việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc điều tra, khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính”.

 Mục tiêu của chuẩn mực

 Theo đoạn 08 Chuẩn mực kiểm toán 520 (ban hành kèm theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC), quy trình phân tích được sử dụng cho các mục tiêu sau:

 “Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác.

 Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.

 Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán.”

 Theo đoạn 03 Chuẩn mực kiểm toán 520 (ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC) thì mục tiêu của KTV và doanh nghiệp kiểm toán là:

 “Thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin cậy khi sử dụng các thủ tục phân tích cơ bản.

 Thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để giúp kiểm toán viên hình thành kết luận tổng thể về việc liệu báo cáo tài chính có nhất quán với hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán hay không.”

 Yêu cầu khi áp dụng thủ tục phân tích như một thử nghiệm cơ bản trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và độ tin cậy của kết quả phân tích.

 Theo đoạn 13 Chuẩn mực kiểm toán 520 (ban hành kèm theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC) khi áp dụng thủ tục phân tích trong thử nghiệm cơ bản cần xem xét:

 Mục tiêu của phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được.

 Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hoá thông tin.

 Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính.

 Độ tin cậy của các thông tin.

 Tính thích đáng của các thông tin.

 Nguồn gốc thông tin.

 Khả năng so sánh của thông tin.

 Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biết về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề nảy sinh đã dẫn đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ trước.

 Theo đoạn 16,17 Chuẩn mực kiểm toán 520 (ban hành kèm theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC) mức độ tin cậy của kết quả phân tích phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 Tính trọng yếu của các tài khoản hoặc loại nghiệp vụ: nghĩa là khi khoản mục nào đó được xem là trọng yếu thì KTV phải kết hợp áp dụng thủ tục phân tích và thực hiện các thử nghiệm khác thì mới mang lại độ tin cậy cao. Trong khi một khoản mục không trọng yếu chỉ cần thực hiện thủ tục phân tích thì kết luận mang lại cũng có độ tin cậy cao.

 Các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán: đối với một mục tiêu kiểm toán cụ thể, KTV cần cân nhắc lựa chọn xem có một thử

nghiệm chi tiết nào khác có thể mang lại độ tin cậy cao hay thủ tục phân tích sẽ mang lại độ tin cậy cao để hoàn thành mục tiêu tốt nhất.

 Độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân tích (ví dụ: khi KTV so sánh tỷ lệ lãi gộp năm nay với năm trước sẽ chính xác hơn việc so sánh một khoản chi phí bất thường năm nay so với năm trước).

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì thủ tục phân tích sẽ không mang lại độ tin cậy cao so với thực hiện kiểm tra chi tiết.

 Ngoài ra, KTV phải kiểm tra lại các thủ tục kiểm soát để tạo ra các thông tin sử dụng trong quy trình phân tích. Trường hợp thủ tục kiểm soát có hiệu quả thì Kiểm toán viên sẽ tin tưởng hơn vào độ tin cậy của các thông tin và kết quả phân tích cũng tin cậy hơn. Kiểm toán viên phải kiểm tra đồng thời các thủ tục kiểm soát của kế toán với thủ tục kiểm soát thông tin phi tài chính.

 Theo đoạn 05 Chuẩn mực kiểm toán 520 (ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC) khi thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản một cách độc lập hoặc kết hợp với kiểm tra chi tiết như là các thử nghiệm cơ bản, KTV cần phải:

 Xác định sự phù hợp của các thủ tục phân tích cơ bản cụ thể đối với các cơ sở dẫn liệu nhất định, trong đó có tính đến rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá và các kiểm tra chi tiết (nếu có) đối với các cơ sở dẫn liệu này.

 Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu mà kiểm toán viên sử dụng để dự tính về các số liệu, tỷ suất đã ghi nhận, trong đó có xem xét đến nguồn gốc, tính có thể so sánh được, nội dung và sự phù hợp của thông tin sẵn có, và các kiểm soát đối với việc tạo lập thông tin.

 Dự tính về các số liệu, tỷ suất đã ghi nhận và đánh giá liệu dự tính này có đủ chính xác để xác định một sai sót, khi xét riêng lẻ hoặc kết hợp với các sai sót khác, có thể làm cho báo cáo tài chính bị sai sót trọng yếu hay không.

 Xác định giá trị của bất kỳ chênh lệch nào có thể chấp nhận được giữa số liệu đơn vị đã ghi nhận và giá trị dự tính mà không cần điều tra thêm như quy định tại đoạn 07.

Nhận xét Chuẩn mực kiểm toán 520 (ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC)

 So với chuẩn mực cũ thì chuẩn mực mới được trình bày một cách chi tiết, rõ ràng giúp cho quá trình KTV thực hiện thủ tục phân tích trở nên chính xác hơn, có thể lựa chọn, sử dụng thủ tục phù hợp khi cần thiết. Bên cạnh đó, giúp cho các doanh nghiệp hay những người có liên quan cần sử dụng chuẩn mực có thể dễ hiểu hơn.

 Nhận thấy được sự bất cập trong chuẩn mực kiểm toán cũ nên Bộ Tài chính đã bỏ đi cách trình bày riêng lẽ giữa những yêu cầu đối với thủ tục phân tích cơ bản và độ tin cậy của kết quả phân tích. Bởi vì, khi đề ra các yêu cầu khi áp dụng thủ tục phân tích chính là căn cứ trên những kết quả mong muốn đạt được của thủ tục, khi các yêu cầu đó được thực hiện nghiêm túc nghĩa là kết quả thủ tục phân tích đạt độ tin cậy tối đa.

Một phần của tài liệu đánh giá thủ tục phân tích được áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán tư vấn rồng việt (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)