3.6.1.1 Mục tiêu
Trong giai đoạn chuẩn bị do KTV chưa tiếp cận chính thức với hệ thống sổ sách, chứng từ chi tiết của khách hàng nên thủ tục phân tích chủ yếu là để có được những hiểu biết tổng quát về nội dung BCTC và những thay đổi về kế toán so với năm trước. Bên cạnh đó, KTV cũng xem xét, đánh giá lại khả năng hoạt động liên tục của khách hàng.
Đánh giá về mức độ tin cậy của hệ thống KSNB và xác định những vùng có rủi ro cao để tăng cường các thủ tục kiểm toán nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện trong quá trình kiểm toán. Đồng thời, thủ tục phân tích trong giai đoạn này sẽ giảm thiểu các thử nghiệm chi tiết không cần thiết đối với những khoản mục đã được xác định là không có rủi ro cao.
3.6.1.2 Phân tích sơ bộ BCTC
Ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV chỉ phân tích sơ bộ BCTC, không đi sâu phân tích từng khoản mục, Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt sẽ tiến hành phân tích như sau:
Lập bảng phân tích biến động trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tìm ra khoản mục biến động bất thường và định hướng cho cuộc kiểm toán.
Tính các tỷ số tài chính tổng quát và lập bảng phân tích biến động các tỷ số tài chính này so với năm trước.
3.6.1.3 Đánh giá hệ thống KSNB và xác định rủi ro kiểm toán
a. Đánh giá hệ thống KSNB
Mục tiêu:
Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp giúp KTV xác định xem hệ thống KSNB của đơn vị có được thiết kế phù hợp hay không đồng thời chúng có được thực hiện trên thực tế hay không. Từ đó, KTV có cái nhìn sơ bộ về nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán, xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.
Phương pháp đánh giá:
Do hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các hoạt động của doanh nghiệp. KTV sử dụng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá hệ thống KSNB bằng cách phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu về các thành phần sau:
Môi trường kiểm soát
Quy trình đánh giá rủi ro
Giám sát các hoạt động kiểm soát
b. Xác định rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm soát: KTV sẽ căn cứ vào mức độ hữu hiệu của hệ thống KSNB để đánh giá rủi ro này.
Rủi ro tiềm tàng: căn cứ vào môi trường hoạt động kinh doanh của công ty cũng như khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV đối với từng khoản mục để đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục đó.
Rủi ro kiểm toán: đối với rủi ro này thường sẽ dao động từ 3-5%.
Rủi ro phát hiện: từ những rủi ro đã đánh giá trên sẽ suy luận rủi ro phát hiện dựa vào công thức sau:
AR = DR x IR x CR
Suy ra: DR = AR/(IR x CR)
3.6.1.4 Xác lập mức trọng yếu
Mục tiêu: KTV có trách nhiệm đảm bảo rằng BCTC không có những sai lệch trọng yếu. Vì vậy, KTV cần xác lập mức trọng yếu có thể chấp nhận đối với các sai lệch phát hiện được. Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt
áp dụng mô hình xác lập mức trọng yếu theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA như sau:
Bảng 3.3: Xác lập mức trọng yếu theo VACPA
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức
trọng yếu
- Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% - Doanh thu: 0,5% - 3% - Tổng tài sản và vốn: 2% (b) Mức trọng yếu tổng thể (c) = (a)*(b) Mức trọng yếu thực hiện (d) = (c)*(50% - 75%) Ngưỡng sai sót không đáng kể/
sai sót có thể bỏ qua
(e) = (d)*4% (tối đa)
Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA
3.6.1.5 Xác định phạm vi kiểm toán
Xem lại hồ sơ kiểm toán của công ty năm trước có thể giúp KTV cảnh giác với những sai phạm có thể xảy ra. Hồ sơ kiểm toán trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng năm trước sẽ cung cấp những thông tin liên quan và nếu thích hợp sẽ được cập nhật tiếp và mang những thông tin này qua năm sau.
Thảo luận với khách hàng về những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến công ty.
Phân tích các thông tin tài chính và cả những thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Công việc này giúp KTV có thể xác định được những khu vực có rủi ro cao và tập trung vào kiểm tra chặt chẽ hơn hoặc những khu vực ít xảy ra rủi ro để giảm thiểu các thử nghiệm.
Nguồn thông tin dữ liệu chủ yếu thông thường là BCTC trong nội bộ công ty và các báo cáo phân tích phục vụ cho hoạt động quản trị của công ty. Nguồn dữ liệu trong giai đoạn lập kế hoạch thường rất rộng lớn, vì vậy cần chọn những thông tin có ý nghĩa nhiều nhất cho sự hiểu biết của KTV về hoạt động của công ty.
Đối với khách hàng có nhiều công ty con, nhiều bộ phận, hay nhiều dòng sản phẩm, thông thường tập trung đầu tiên vào những thông tin giúp xác định xu hướng chung của công ty hoặc của cả tập đoàn. Sau đó áp dụng thủ tục
phân tích cho từng mảng hoạt động kinh doanh chính để xem xét những xu hướng chung, những quyết định của cả công ty có ảnh hưởng như thế nào đến từng bộ phận hay công ty con.