Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu đánh giá thủ tục phân tích được áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán tư vấn rồng việt (Trang 41 - 44)

3.6.2.1 Mục tiêu

Trong quá trình kiểm toán nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC, KTV phải thực hiện thủ tục phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng để so sánh và nghiên cứu các mối quan hệ, giúp KTV thu thập bằng chứng về tính hợp lý chung của số liệu, thông tin cần kiểm tra. Đồng thời, thủ tục giúp KTV phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu. Đây cũng là một thử nghiệm cơ bản cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của khoản mục trên BCTC hoặc những thông tin tài chính riêng biệt.

3.6.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết đối với từng khoản mục

Ở giai đoạn này, tùy theo sự xét đoán nghề nghiệp, KTV sẽ linh hoạt trong vấn đề lựa chọn phương pháp phân tích cho phù hợp đối với từng khoản mục cụ thể nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho cuộc kiểm toán. Công ty sẽ áp dụng quy trình phân tích cho từng khoản mục, thông thường Công ty sẽ phân tích dọc theo Bảng cân đối kế toán cũng như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng đối với một số khoản mục có mối quan hệ với nhau thì KTV sẽ phân tích kết hợp những khoản mục đó để có thể thấy được mối tương quan giữa chúng cũng như việc kiểm tra, đối chiếu trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm được thời gian.

a. Tiền và các khoản tương đương tiền

 So sánh chi tiết số dư tiền năm nay so với năm trước như sau:

 Tiền mặt: tiền mặt bằng đồng Việt Nam (VND), tiền mặt ngoại tệ, vàng bạc, kim khí đá quý.

 Tiền gửi ngân hàng: tiền gửi ngân hàng VND, tiền gửi ngân hàng ngoại tệ, tiền gửi vàng bạc, kim khí đá quý.

 Tiền đang chuyển: tiền đang chuyển VND, tiền đang chuyển ngoại tệ.

 Các khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước.

 Giải thích khi xảy ra biến động bất thường.

 Tính tỷ trọng số dư tiền và các khoản tương đương tiền so với tổng tài sản ngắn hạn, tính các tỷ số thanh khoản, so sánh với các tỷ số này của năm trước và giải thích biến động.

b. Đầu tư tài chính ngắn và dài hạn

 So sánh số dư các khoản đầu tư tài chính năm nay so với năm trước và giải thích biến động bất thường.

 Tính tỷ trọng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (dài hạn) trên tổng tài sản ngắn hạn (dài hạn) và giải thích biến động.

c. Phải thu khách hàng

 So sánh số dư chi tiết khoản phải thu khách hàng, dự phòng nợ phải thu khó đòi năm nay so với năm trước kết hợp phân tích biến động doanh thu qua hai năm, giải thích biến động của nợ phải thu đồng thời đánh giá tính hợp lý đối với sự biến động của doanh thu và biến động nợ phải thu.

 Ngoài ra, KTV cũng tiến hành phân tích nợ phải thu kết hợp với phân tích biến động khoản người mua trả tiền trước.

 Tính và so sánh vòng quay khoản phải thu cũng như số ngày thu tiền bình quân năm nay so với năm trước.

 Phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu khách hàng đối với từng khách hàng cụ thể.

 Phân tích đối ứng với tài khoản phải thu khách hàng.

d. HTK và giá vốn hàng bán

 So sánh số dư HTK chi tiết đến tài khoản cấp hai và dự phòng giảm giá HTK năm nay với năm trước kết hợp phân tích biến động của giá vốn hàng bán so với năm trước.

 Tính và so sánh vòng quay HTK và kỳ quay vòng HTK so với năm trước.

 So sánh tỷ trọng HTK trên tổng tài sản ngắn hạn của năm hiện hành so với năm trước.

 Phân tích tài khoản đối ứng với tài khoản HTK.

e. TSCĐ và chi phí khấu hao

 Phân tích biến động chi tiết TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư của năm nay so với năm trước, giải thích những chênh lệch đáng kể.

 Kiểm tra sự hợp lý về thời gian trích khấu hao của tài sản đồng thời ước tính chi phí khấu hao trong năm nay và so sánh với chi phí khấu hao thực tế trên sổ sách của đơn vị được kiểm toán.

 Tính và so sánh tỷ trọng từng loại tài sản so với tổng tài sản dài hạn so với năm trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f. Vay và chi phí lãi vay

 So sánh số dư nợ vay năm nay so với năm trước, giải thích chênh lệch bất thường, phân tích số dư nợ vay cũng như tình hình trả nợ vay theo từng tháng.

 Ước tính chi phí lãi vay và so sánh với số thực tế trên sổ sách của đơn vị được kiểm toán.

 Tìm hiểu lãi suất cho vay của các ngân hàng mà doanh nghiệp có giao dịch để giải thích nguyên nhân cho sự biến động của chi phí lãi vay.

g. Phải trả người bán

 So sánh số dư khoản phải trả người bán năm nay so với năm trước, giải thích biến động bất thường

 Bên cạnh đó KTV cũng cần phân tích và theo dõi khoản mục trả trước người bán.

 Tính và so sánh tỷ lệ nợ phải trả so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp so với năm trước.

h. Lương và các khoản trích theo lương

 So sánh số dư tiền lương, dự phòng trợ cấp mất việc làm năm nay so với năm trước, giải thích nếu có biến động bất thường.

 Phân tích lương phải trả theo từng tháng.

 Ước tính tiền lương phải trả và so sánh với chi phí lương của đơn vị.

 KTV sẽ ước tính các khoản trích lập theo lương so sánh với số liệu thực tế của đơn vị xem xét tính chính xác của các khoản đã được đơn vị trích lập.

i. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

 So sánh các loại thuế năm nay so với năm trước.

 Ước tính thuế giá trị gia tăng đầu ra và so sánh với số thuế thực tế của doanh nghiệp.

l. Vốn chủ sở hữu

 Phân tích sự tăng, giảm của vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối năm nay so với năm trước.

 Phân tích tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và giải thích nếu biến động xảy ra.

k. Doanh thu

 So sánh doanh thu năm nay so với doanh thu năm trước và giải thích biến động.

 Phân tích doanh thu theo từng tháng xác định phạm vi biến động.

 Tính và so sánh tỷ trọng các khoản giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu và tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu so với năm trước, đánh giá sự hợp lý của chúng.

 Phân tích tài khoản đối ứng với tài khoản doanh thu của doanh nghiệp.

m. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

 Phân tích biến động của chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp năm nay so với năm trước, đồng thời đánh giá tính hợp lý thông qua việc kết hợp phân tích biến động doanh thu.

 Phân tích cơ cấu từng loại chi phí trong tổng chi phí và so sánh với năm trước.

 Phân tích chi phí theo từng tháng.

 Phân tích tài khoản đối ứng với tài khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

n. Doanh thu tài chính và chi phí tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 So sánh doanh thu tài chính, chi phí tài chính năm nay so với năm trước, giải thích biến động không bình thường.

o. Doanh thu khác và chi phí khác

 Phân tích biến động thu nhập khác, chi phí khác năm nay so với năm trước, giải thích biến động không bình thường.

Một phần của tài liệu đánh giá thủ tục phân tích được áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán tư vấn rồng việt (Trang 41 - 44)