Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị vốn luân chuyển tại công ty TNHH trung hiếu phường tây sơn thành phố pleiku tỉnh gia lai (full) (Trang 102 - 104)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho

Qua phân tích các tình hình quản trị hàng tồn kho ta thấy, hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản lưu động cụ thể là hàng tồn kho chiếm tỷ trọng trung bình là 49% tổng tài sản lưu động. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển của Công ty. Do đó Công ty cần phải có các phương pháp quản trị hàng tồn kho tốt hơn.

Để quản trị hàng tồn kho hiệu quả, có nhiều mô hình ứng dụng như mô hình sản lượng đặt hàng tối ưu (EOQ), mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất (POQ), mô hình khấu trừ theo sản lượng…Nhưng ở đây, Luận văn đưa ra mô hình sản lượng đặt hàng tối ưu (EOQ).

Mô hình sản lượng đặt hàng tối ưu là một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính chất định lượng, được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu dựa trên cơ sở 2 loại chi phí: Chi phí đặt mua hàng và chi phí lưu kho.

Mục tiêu của EOQ là tìm quy mô đặt hàng tối ưu. Như thế, mô hình sẽ nhằm vào tìm một mức đặt hàng mà tại đó các chi phí liên quan đến quy mô đơn đặt hàng đạt cực tiểu.

3.2.6. Giải pháp cho nguồn vốn thiếu

Công ty có thể sử dụng các nguồn tài trợ sau: Tài trợ phát sinh và vay ngắn hạn.

Công ty dự kiến doanh thu năm 2014 đạt 390.000 triệu đồng, Kế hoạch tiền mặt trong năm 2014 của Công ty được thể hiện trong Bảng 3.3 kế hoạch ngân quỹ năm 2014.

Để đáp ứng cho nhu cầu vốn trong năm 2014, Công ty có thể lựa chọn ba phương án huy động vốn như sau:

Phương án 1: Vay ở ngân hàng với lãi suất hàng tháng là 0,75%, số dư bù trừ là 20%.

bình là 28.000 triệu đồng/quí. Điều kiện thanh toán 2/10, net 30.

Phương án 3: Chuyển nhượng khoản phải thu cho ngân hàng với chi phí hoa hồng là 0,50%, ngân hàng cho vay bằng 65% khoản chuyển nhượng. Chi phí thủ tục để thẩm định khoản phải thu là 0,25%, lãi suất khoản vay này là 0,75%/tháng, tỷ lệ mất mát của khoản phải thu ước tính là 3%, thời hạn thu tiền khoản phải thu là 3 tháng. Khoản phải thu bình quân 1 tháng là 4.000 triệu đồng.

Bảng 3.11. Xác định phương án huy động vốn của Công ty

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4

1 Số vốn ngắn hạn cần bổ sung 26.132 10.464 72.341 82.805 2 Phương án 1: Lãi suất thực là 0,93% 0,93% 0,93% 0,93% 3 Phương án 2: Lãi suất thực là 3,21% 6,62% 1,76% 1,66% 4 Phương án 3

4.1 Giá trị khoản phải thu chuyển

nhượng 12.000 12.000 12.000 12.000 4.2 Tỷ lệ lãi phải trả sau ba tháng 587,97 235,44 1.627,67 1.863,11 4.3 Giá trị mất mát khoản phải thu

ước tính 360 360 360 360 4.4 Chênh lệch tiền lãi phải trả 227,97 -124,56 1.267,67 1.503,11 4.5 Vay có bảo đảm bằng khoản phải thu 7.741,50 7.741,50 7.741,50 7.741,50 4.6 Vay từ các nguồn khác 18.390,50 2.722,50 64.599,50 75.063,50 4.7 Lãi suất thực là 1,17% 0,40% 1,50% 1,52% 5 Lãi suất thấp nhất của 3 phương án là 0,93% 0,40% 0,93% 0,93% 6 Lựa chọn phương án huy động vốn Phương án 1 Phương án 3 Phương án 1 Phương án 1

Như vậy để đáp ứng cho nhu cầu vốn của Công ty, đối với quí 1, quí 3 và quí 4 thì công ty nên vay ngắn hạn ngân hàng, còn quí 2 thì Công ty nên Chuyển nhượng khoản phải thu cho ngân hàng để vay ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị vốn luân chuyển tại công ty TNHH trung hiếu phường tây sơn thành phố pleiku tỉnh gia lai (full) (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)