6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị vốn luân chuyển
Tuy nhiên, song song với những thành tựu đạt được như trên, Công ty vẫn còn một vài hạn chế nhất định. Cụ thể như:
Điều kiện vay ngân hàng rất khó khăn, ngoài thủ tục ra thì ngân hàng chỉ cho vay số tiền không quá nguồn vốn chủ sở hữu.
Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt quá dài, điển hình là năm 2013. Do Công ty thanh toán cho nhà cung cấp quá sớm trong khi đó chu kỳ chuyển hóa tồn kho và kỳ thu tiền bình quân lại kéo dài ngày. Điều này có thể dẫn đến Công ty sẽ bị thiếu tiền mặt cho hoạt động kinh doanh.
Vốn luân chuyển quay rất chậm, nhưng số ngày 1 vòng quay vốn luân chuyển lại rất lớn, do tác động bởi doanh thu thuần và vốn luân chuyển bình quân. Việc quản lý vốn luân chuyển kém hiệu quả mà cụ thể là do các khoản phải thu quá nhiều dẫn đến gia tăng chi phí thu hồi nợ, vốn bị chiếm dụng làm cho vốn luân chuyển quay chậm. Tốc độ tăng của vốn luân chuyển chưa phù hợp với tốc độ tăng của doanh thu là nguyên nhân làm cho Công ty lãng phí một lượng vốn luân chuyển rất lớn. Hệ số đảm nhiệm vốn luân chuyển cao và tăng dần qua các năm trong khi đó tỷ suất sinh lời của vốn lưu động lại quá thấp, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển của Công ty rất thấp.
Công ty chưa hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này khiến Công ty bị động trong quá trình sử dụng vốn cũng như tìm kiếm nguồn tài trợ cho nguồn vốn bị thiếu;
Về công tác quản trị tiền mặt: Tỷ trọng vốn bằng tiền khá thấp trong tổng vốn luân chuyển. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc thanh toán, đặc biệt là trong nhiều trường hợp cần phải chi tiền ngay với số lượng lớn mà nguồn từ hình thức huy động khác bị hạn chế bởi vấn đề thời gian. Mặc dù, tổng lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ qua các năm đều
dương nhưng tiềm ẩn là tình hình tài chính đang yếu đi, công tác dự báo luồng tiền của Công ty chưa tốt, khiến Công ty dễ rơi vào tình trạng thiếu tiền. Công ty chưa xây dựng mô hình khoa học để xác định mức tồn trữ tiền mặt tối ưu, chỉ đưa ra mức tồn quĩ tối thiểu trên cơ sở kinh nghiệm. Số dư tiền mặt thực tế cũng không đảm bảo theo yêu cầu về mức tiền mặt tồn quỹ tối thiểu.
Về công tác quản trị các khoản phải thu: Tỷ trọng các khoản phải thu của Công ty trong tổng tài sản lưu động vẫn còn cao và đứng thứ hai sau hàng tồn kho. Mặc dù năm 2013 giá trị các khoản phải thu có giảm và thấp nhất trong 3 năm nhưng số ngày 1 vòng quay khoản phải thu lại tăng cao nhất trong 3 năm. Điều này sẽ gây áp lực rất lớn về nhu cầu vốn cho công ty. Do đó, Công ty cần xây dựng chính sách tín dụng thương mại để đẩy nhanh việc thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị chiếm dụng.
Về công tác quản trị hàng tồn kho: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của Công ty. Số vòng quay hàng tồn kho còn thấp và có xu hướng giảm, trong khi đó số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho lại quá cao và có xu hướng tăng. Công ty cần có chính sách cụ thể để xác định mức tồn kho hợp lý vì hàng tồn kho chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản lưu động, việc kéo dài thời gian tồn kho gây lãng phí vốn.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản trị vốn luân chuyển của công ty là:
Công ty chưa có bộ phận chuyên trách phục vụ cho công tác quản trị và đầu tư vốn;
Nhân lực có trình độ chuyên môn hạn chế, chưa có kinh nghiệm;
Công ty chưa áp dụng các biện pháp khoa học trong công tác dự báo và xác định nhu cầu vốn luân chuyển của Công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Công ty TNHH Trung Hiếu là một công ty kinh doanh hàng cà phê nông sản, tình hình kinh doanh phụ thuộc lớn vào mùa vụ. Do đó, nhu cầu vốn luân chuyển thường tập trung vào mùa cao điểm. Để đáp ứng cho nhu cầu vốn trong mùa cao điểm, Công ty phải sử dụng nợ ngắn hạn. Là một doanh nghiệp nhỏ nên Công ty cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn vào mùa cao điểm.
Qua phân tích thực trạng công tác quản trị vốn luân chuyển tại Công ty TNHH Trung Hiếu cho thấy: Công ty đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản trị vốn luân chuyển và đạt được một số thành tựu nhất định; tuy nhiên Công tác Quản trị vốn luân chuyển của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế như công tác hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển chưa được thực hiện, lượng tiền mặt dự trữ ít do đó Công ty dễ rơi vào tình trạng thiếu tiền, vốn bị chiếm dụng nhiều, hàng tồn kho ứ đọng trong thời gian dài. Qua đó, giúp Công ty nắm bắt được những điểm mạnh để phát huy và đồng thời có những giải pháp để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại để hoàn thiện công tác quản trị vốn luân chuyển tại Công ty.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
TẠI CÔNG TY TNHH TRUNG HIẾU