Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết phục vụ quá trình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị vốn luân chuyển tại công ty TNHH trung hiếu phường tây sơn thành phố pleiku tỉnh gia lai (full) (Trang 83 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết phục vụ quá trình

trình sản xuất kinh doanh

Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển là việc xây dựng nhu cầu vốn cần phải đầu tư cho năm kế hoạch, dựa trên cơ sở tổng hợp nhu cầu của từng bộ phận vốn luân chuyển cần đầu tư. Hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển giúp công ty chủ động trong quá trình tìm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của mình, tránh tình trạng thừa, thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Có nhiều phương pháp thường hay sử dụng để hoạch định nhu cầu vốn nhưng phương pháp thường hay sử dụng là: Phương pháp gián tiếp, tức là dự vào mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành vốn luân chuyển với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ phần trăm tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn cho năm kế hoạch.

Sử dụng phương pháp này để hoạch định nhu cầu vốn luân chuyển cho năm kế hoạch 2014 như sau:

Căn cứ vào kế hoạch doanh thu năm 2014 của Công ty là 390.000 triệu đồng;

Trên cơ sở các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán thời điểm ngày 31/12/2013;

Doanh thu thực tế đạt được năm 2013 là 328.035 triệu đồng.

Ta lập Bảng 3.1 để tính tỷ lệ phần trăm của các chỉ tiêu biến động tỷ lệ với doanh thu như sau:

Bảng 3.1. Tỷ lệ phần trăm so với doanh thu của các chỉ tiêu biến động theo doanh thu

STT Chỉ tiêu Số tiền

(Tr. Đồng)

Tỷ trọng/DT (%)

I TÀI SẢN 124.762 38,03

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 15.792 4,81

2 Các khoản phải thu 28.101 8,57

3 Hàng tồn kho 80.869 24,65

II NGUỒN VỐN 18.118 5,52

1 Phải trả cho người bán - -

2 Người mua trả tiền trước 11.618 3,54

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - -

4 Phải trả người lao động - -

5 Chi phí phải trả - -

6 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 6.500 1,98

Chênh lệch tỷ lệ với doanh thu của các chỉ tiêu phần tài sản và nguồn vốn là: 38,03% - 5,52% = 32,51%. Chênh lệch này cho biết, cứ 100 đồng doanh thu tăng thêm cần phải tăng 3.251 đồng vốn luân chuyển.

Như vậy, với dự kiến doanh thu trong năm 2014 là 390.000 triệu đồng thì nhu cầu vốn luân chuyển cần thiết phải tăng thêm là:

(390.000 - 328.035) x 32,51% = 20.145 (Triệu đồng)

Từ đó ta xác định được nhu cầu vốn luân chuyển của năm 2014 phải tăng thêm 20.145 triệu đồng so với năm 2013. Từ đó Công ty sẽ có các biện pháp thích hợp để huy động vốn như: Nguồn tài trợ từ lợi nhuận nếu nguồn

lợi nhuận đủ để trang trải cho phần vốn tăng thêm; nguồn vốn vay nếu nhu cầu vốn lớn hơn so với nguồn vốn bên trong.

Giả sử lợi nhuận của Công ty đạt được như tỷ suất lợi nhuận bình quân trong giai đoạn 2011-2013 là 0,83%, lợi nhuận ròng đạt được năm 2014 là:

390.000 x 0,83% = 3.237 (Triệu đồng)

Như vậy, so với nhu cầu vốn luân chuyển tăng thêm thì khoản lợi nhuận tăng thêm không thể trang trải hết, Công ty cần phải có kế hoạch huy động vốn hợp lý để đảm bảo không bị áp lực và bị động khi thiếu vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị vốn luân chuyển tại công ty TNHH trung hiếu phường tây sơn thành phố pleiku tỉnh gia lai (full) (Trang 83 - 85)