Phân tích tình hình rủi ro tín dụng theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 56 - 62)

Nợ xấu là những khoản nợ đƣợc phân loại từ nhóm 3 (dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Theo đó các khoản nợ của một khách hàng rất dễ đƣợc xem là nợ xấu, chỉ cần khách hàng hay công ty đó có dấu hiệu bất ổn hoặc bị các tổ chức tín dụng khác đánh giá là nợ xấu thì ngay sau đó các khoản nợ khách hàng tại NH sẽ bị chuyển vào nhóm nợ

47

cao hơn và nếu rơi vào nhóm 3, 4, 5 thì trở thành nợ xấu mà không nhất thiết phải là nợ quá hạn mới là nợ xấu.

Bảng 4.12:Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ của Ngân hàng Phát triển Mê Kông Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ST % ST % Nhóm 1 121,383 291.553 553.907 170.170 140,19 262.354 89,99 Nhóm 2 1,093 2,720 4,697 1.627 148,86 1.977 72,68 Nhóm 3 708 1.763 3.056 1.055 149,01 1.293 73,34 Nhóm 4 571 1.435 2.150 864 151,31 715 49,83 Nhóm 5 422 1.405 2.037 983 232,94 632 44,98 Nợ xấu 1.701 4.603 7.243 2.902 170,61 2.640 57,35

(Phòng kinh doanh MDB – Chi nhánh Cần Thơ)

Bảng 4.13: Hệ số rủi ro theo nhóm nợ của MDB – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Nhóm 3 708 41,62 1.763 38,30 3.056 42,19 Nhóm 4 571 33,57 1.435 31,18 2.150 29,68 Nhóm 5 422 24,81 1.405 30,52 2.037 28,13 Nợ xấu 1.701 100,00 4.603 100,00 7.243 100,00 Tổng Dƣ Nợ 136.661 100,00 311.360 100,00 513.437 100,00 RRTD nhóm 3(%) 0,52 41,94 0,57 38,51 0,60 42,55 RRTD nhóm 4(%) 0,42 33,87 0,46 31,08 0,42 29,79 RRTD nhóm 5(%) 0,30 24,19 0,45 30,41 0,39 27,66 Tổng RRTD (%) 1,24 100,00 1,48 100,00 1,41 100,00

48

Bảng 4.14: Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ của MDB giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6/2013 6/2014 6/2014 - 6/2013 ST % Nhóm 1 435,888 690,722 254.834 58,46 Nhóm 2 3,976 6,500 2.524 63,48 Nhóm 3 2.636 4.310 1.674 63,51 Nhóm 4 1.742 2.968 1.226 70,38 Nhóm 5 2.547 2.049 (498) (19,55) Nợ xấu 6.925 9.326 2.401 34,67

Phòng kinh doanh Ngân hàng MDB – Chi nhánh Cần Thơ

Bảng 4.15: Hệ số rủi ro theo nhóm nợ của MDB – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6/2013 Tỷ trọng (%) 6/2014 Tỷ trọng (%) Nhóm 3 2.636 38,06 4.310 46,21 Nhóm 4 1.742 25,16 2.968 31,82 Nhóm 5 2.547 36,78 2.049 21,97 Nợ xấu 6.925 100,00 9.326 100,00 Tổng Dƣ Nợ 440.310 100,00 654.139 100,00 RRTD nhóm 3 (%) 0,60 38,22 0,66 46,48 RRTD nhóm 4 (%) 0,40 25,48 0,45 31,69 RRTD nhóm 5 (%) 0,57 36,30 0,31 21,83 Tổng RRTD (%) 1,57 100,00 1,42 100,00

49

Hình 4.8: Tỷ trọng nợ xấu của MDB trong giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

(Phòng kinh doanh MDB Chi nhánh Cần Thơ)

a. Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ

Qua bảng số liệu ta thấy, qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 vì tổng nợ xấu cũng tăng qua các năm cho nên nợ xấu của cả 3 nhóm 3, 4, 5 đều tăng qua các năm.

 Đối với các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày (nợ nhóm 3) đây là các khoản nợ đƣợc đánh giá là nợ dƣới tiêu chuẩn, đã tăng đến 149,01% vào năm 2012 (tăng 1.055 triệu đồng) và tiếp tục tăng thêm 73,34% vào năm 2013 (tăng 1.293 triệu đồng). Điều này đƣợc lý giải là do những khó khăn gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh cộng với lạm phát gia tăng dẫn đến khó khăn cho khách hàng trong việc đảm bảo thanh toán nợ vay đúng hạn dẫn đến từ nợ trong hạn chuyển lên nợ quá hạn và nợ xấu. Cho đến 6 tháng đầu năm

41,62 % 33,57 % 24,81 % Năm 2011 38,30 % 31,18 % 30,52 % Năm 2012 42,19 % 29,68 % 28,13 % Năm 2013 38.06 % 25.16 % 36.78 % 6 tháng đầu năm 2013 38,30 % 31,17 % 30,53 % 6 tháng đầu năm 2014 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5

50

2014 nợ xấu đã tăng lên 63,51% tƣơng ứng với tăng lên 1.674 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, do đó NH cần thực hiện tốt công tác quản lý nhóm nợ này, cần xử lý kịp thời, không để thời gian quá hạn gia tăng thêm sẽ chuyển qua các nhóm nợ tiếp theo, làm tăng nguy cơ rủi ro thu hồi vốn cho NH.

 Bên cạnh đó, nhóm nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, là các khoản nợ đƣợc xếp vào nhóm 4 trong phân loại nợ, nợ nhóm 4 đã tăng mạnh vào năm 2012 (tăng 151,31% tức tăng 864 triệu đồng so năm 2011) và tăng vọt vào năm 2013 (tăng 49,83% tức 715 triệu đồng so năm 2012) và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 2.968 triệu đồng, tăng 70,38% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là một con số đáng lo ngại, bởi các khoản nợ quá hạn này rất gần với những khoản nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), nếu công tác thu hồi vốn không đƣợc quan tâm đúng mức sẽ dễ dàng dẫn đến nguy cơ rủi ro cao cho NH. Vì vậy, có thể nói nhiệm vụ quan trọng của NH trong thời gian tới là tập trung thu hồi các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm này để làm giảm nợ xấu ở NH.

 Sự tăng nhanh nợ xấu ở cả 2 nhóm này hầu hết phát sinh từ các khoản cho vay trung và dài hạn từ những năm trƣớc để doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, và cho vay cá nhân sửa chữa xây mới nhà ở, mua sắm phƣơng tiện phục vụ đi lại. Việc kinh doanh bất động sản gặp nhiều bất lợi trong điều kiện hiện nay, cộng thêm giá cả nguyên vật liệu tăng cao, đẩy chi phí đời sống của ngƣời dân tăng lên đã dẫn đến việc trả nợ của khách hàng gặp khó khăn, không trả nợ đúng hạn vì vậy các khoản nợ bị chuyển sang nợ nhóm 3 và nhóm 4 nhiều.

Tƣơng tự với sự tăng mạnh trong các nhóm 3 và 4 thì nợ xấu nhóm 5 lại có xu hƣớng tăng qua các năm rõ rệt hơn vào năm 2012. Tăng từ 422 triệu đồng ở năm 2011 lên tới 1.405 triệu đồng năm 2012, tƣơng đƣơng tăng 983 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 232,94% so với năm 2011. Bƣớc sang năm 2013, Nợ xấu lại tiếp tục tăng lên 2.037 triệu đồng, tăng lên 44,98% (tăng 632 triệu đồng) so với năm 2012. Nguyên nhân tăng nhanh chóng nhƣ vậy là do nợ nhóm 5 là nợ do năm trƣớc chuyển sang, nhƣ vậy nếu nợ nhóm 5 càng nhiều thì có nghĩa là càng có nhiều khoản nợ từ năm trƣớc quá hạn trên 1 năm. Bởi đây là nhóm nợ ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất đến lợi nhuận của NH khi mà tỷ lệ trích lập dự phòng cho nhóm này là 100%. Nợ nhóm 5 gia tăng có nguyên nhân từ thực trạng kinh tế và chính sách thắt chặt tín dụng. Lạm phát tăng cao, những điều chỉnh về tỉ giá, tăng giá nhiều nguyên nhiên vật liệu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính sách thắt chặt tiền tệ khiến lãi cho vay đều tăng cao bồi thêm những khó khăn cho doanh nghiệp, NH cho vay lãi suất cao cũng hƣớng đồng tiền chuyển vào các lĩnh vực có yếu tố rủi ro cao, chỉ những

51

lĩnh vực đó mới có cơ hội lãi cao khiến nợ xấu tiềm ẩn và dễ bục phát. Tuy vậy, khoản nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng so với tổng nợ quá hạn có dấu hiệu giảm dần qua từng năm. Một trong những nguyên nhân làm cho nợ quá hạn giảm là do công tác thu hồi nợ của NH đạt kết quả tốt, bên cạnh đó cán bộ thẩm định của NH cũng thận trọng hơn, thẩm định kỹ khả năng tài chính của khách hàng trƣớc khi cho vay. Hơn nữa, trong những năm qua NH đã tập trung. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tăng nhanh nợ xấu ở nhóm 3 và 5. Điều đó cho thấy NH cần phải nổ lực rất nhiều trong việc giảm bớt nợ xấu có khả năng mất vốn, xử lý nợ tồn đọng nhƣ phát mãi tài sản của khách hàng vay…để làm giảm nợ quá hạn nhóm 5 của NH.

Cùng với xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013 thì giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 – 2014 nhóm 5 đã giảm đi so với cùng kì năm rồi. Từ 2.547 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013, bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2014 giảm còn 2.049 triệu đồng, tƣơng ứng với giảm 498 triệu đồng (giảm 19,55%). Tình hình kinh tế đã ổn định, và cũng cho thấy công tác quản lý nợ xấu của NH có chiều hƣớng tốt, NH cũng rất tích cực ở khâu thu nợ và cẩn trọng hơn khi cho vay đối với cả hộ cá nhân và doanh nghiệp.

b. Rủi ro tín dụng theo nhóm nợ:

Nhìn chung, rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất ở nhóm 3, và có xu hƣớng tăng, cao nhất đạt 0,6% vào năm 2013, và tiếp tục tăng lên 0,66% trong nửa năm 2014. Nhìn chung tỷ lệ này cũng còn thấp, vẫn trong mức cho phép. Nguyên nhân sự tăng lên ở nhóm nợ này là do những năm gần đây, tình hình thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, mất giá,...nên có thêm nhiều thành phần kinh tế rơi vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến tình trạng không thể trả nợ đƣợc cho ngân hàng. Nhìn chung, Ngân hàng cùng với sự nổ lực không ngừng đã kiểm soát rất tốt không để phát sinh nhiều những món nợ nhóm 2 sang nhóm 3.

Rủi ro tín dụng nhóm 4 tăng cao nhất năm 2012 đạt 0,46% sau đó giảm xuống 0,42% vào năm 2013, bƣớc sang nửa năm 2014 tăng lên 0,45%. Rủi ro tín dụng nhóm 5 tăng cao nhất ở năm 2012 đạt 0,45% sang năm 2013 giảm xuống còn 0,39% và sang 6 tháng đầu năm 2014 còn 0,31%. Nhìn chung, ta thấy rủi ro tín dụng của nhóm 4, 5 đang giảm đi trong những năm gần đây, cho thấy công tác theo dõi, đôn đốc và thu hồi nợ tốt ở 2 nhóm nợ này, không để phát sinh thêm những khoản nợ mang lại rủi ro mất vốn cao.

52

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 56 - 62)