Phân tích tình hình rủi ro tín dụng theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 52)

Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín dụng, và có tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lƣợng tín dụng, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lƣợng tín dụng không đảm bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Nó làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tƣ đƣợc, không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hƣởng đến thu nhập của ngân hàng. Vậy để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại ngân hàng Phát triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ, ta đi phân tích hệ số rủi ro tín dụng thông qua bảng số liệu đƣợc tính toán ở dƣới. Từ bảng số liệu bên dƣới cho ta thấy tổng nợ xấu đều tăng qua 3 năm, đòi hỏi ban lãnh đạo NH phải có sự theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lƣợng tín dụng của NH.

37

Triệu đồng

Hình 4.6: Nợ xấu theo thời hạn dƣới dạng cột

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ

Hình 4.7: Tỷ trọng rủi ro tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Phát triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2011 2012 6th2013 2013 6th2014 781 1.561 2.216 2.378 2.698 920 3.042 4.709 4.865 6.628 Trung và dài hạn Ngắn hạn 046% 034% 033% 032% 029% 054% 066% 067% 068% 071% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 6th2013 6th2014 RRTD Trung dài hạn RRTD Ngắn hạn

38

Bảng 4.4: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của MDB Cần Thơ từ năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ST % ST % Ngắn hạn 781 1.561 2.378 780 99,87 817 52,33 Trung và dài hạn 920 3.042 4.865 2.122 230,65 1.823 59,93 Nợ xấu 1.701 4.603 7.243 2.902 170,61 2.640 57,35

(Nguồn: Phòng kinh doanh – NH Phát triển Mê Kông Chi nhánh Cần Thơ)

Bảng 4.5: Rủi ro tín dụng theo thời hạn của MDB Cần Thơ từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu rủi ro theo

thời hạn 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Nợ xấu ngắn hạn 781 45,91 1.561 33,91 2.378 32,83

Nợ xấu trung dài hạn 920 54,09 3.042 66,09 4.865 67,17

Tổng nợ xấu 1.701 100 4.603 100 7.243 100 Tổng dƣ nợ 136.661 100 311.360 100 513.437 100 RRTD Ngắn hạn (%) 0,57 45,97 0,50 33,78 0,46 32,62 RRTD Trung dài hạn (%) 0,67 54,03 0,98 66,22 0,95 67,38 Tổng RRTD (%) 1,24 100 1,48 100 1,41 100

(Phòng kinh doanh MDB – Chi nhánh Cần Thơ và số liệu tự tính toán)

Bảng 4.6: Tình hình Nợ xấu theo thời hạn của MDB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 ,2014

Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2014/2013

6/2013 6/2014 Số tiền %

Ngắn hạn 2.216 2.698 482 21,75

Trung và dài hạn 4.709 6.628 1.919 40,75

Nợ xấu 6.925 9.326 2.401 34,67

39

Bảng 4.7: Rủi ro tín dụng theo thời hạn của MDB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 ,2014 Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng (%) 2014 Tỷ trọng (%) Nợ xấu ngắn hạn 2.216 32,00 2.698 28,93

Nợ xấu trung dài hạn 4.709 68,00 6.628 71,07

Tổng nợ xấu 6.925 100,00 9.326 100,00 Tổng dƣ nợ 440.310 100,00 654.139 100,00 RRTD Ngắn hạn(%) 0,50 31,85 0,41 28,87 RRTD trung và dài hạn (%) 1,07 68,15 1,01 71,13 Tổng RRTD (%) 1,57 100,00 1,42 100,00

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ)

a. Nợ xấu ngắn hạn

Nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao (dao động từ 30 – 45%) qua các năm. Năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng đột biến đạt mức 1.561 triệu đồng (tăng tƣơng ứng tỷ lệ 99,87%) so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ xấu lại tăng thêm 817 triệu đồng (tƣơng ứng với tỷ lệ 52,33%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong nhƣng năm gần đây, tình hình kinh tế đã phần nào ổn định nhƣng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều ngƣời làm ăn thua lỗ dẫn đến việc không có khả năng trả nợ hoặc gia hạn nợ, cán bộ công nhân viên thì gặp khó khăn về lƣơng, thƣởng, thất nghiệp…từ đó dẫn đến các khoản nợ chậm thu hồi dẫn đến nợ xấu tăng mạnh , bị ảnh hƣởng của biến động giá cả thị trƣờng đã làm cho nợ xấu tăng thêm. Và đồng thời, trong thời gian này tình hình thời tiết không thuận lợi, mƣa lớn làm cho nhiều hộ trồng lúa bị thất thu, giá nông phẩm bấp bênh, giá xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao, thêm vào đó dịch bệnh heo tai xanh làm thiệt hại nặng cho khách hàng, làm cho chi phí sản xuất của ngƣời dân tăng cao, trong khi đầu ra giá cả lại không ổn định, làm cho một số khách hàng của Chi nhánh gặp khó khăn nên chậm trễ việc hoàn trả nợ dẫn đến nợ xấu tăng khá cao. Tuy nhiên, Ta thấy nợ xấu của NH năm giảm trong khi doanh số cho vay đều tăng mạnh hằng năm. Đạt đƣợc

40

kết quả nhƣ vậy là do NH luôn coi trọng việc tăng trƣởng tín dụng đi đôi với chất lƣợng tín dụng do đó công tác thẩm định và kiểm soát món vay luôn đặt lên hàng đầu. Cán bộ tín dụng luôn tích cực đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.

Nợ xấu ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 có sự gia tăng nhƣng không còn cao nhƣ cùng kỳ năm trƣớc, đây là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động tín dụng của NH. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn ở mức 2.216 triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2014 đạt mức 2.698 triệu đồng, tăng 482 triệu đồng (tăng 21,75%). Để đạt đƣợc kết quả nhƣ hiện nay, NH đã không ngừng cố gắng cải thiện trong công tác quản lý, các khách hàng đã chủ động trả nợ đúng hạn cho NH, cùng với đó là cán bộ tín dụng thƣờng xuyên theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc, nhắc nợ khách hàng. Nhƣng bên cạnh đó, khó tránh khỏi những trƣờng hợp nằm ngoài dự kiến.

b. Rủi ro tín dụng ngắn hạn

Nhìn chung tỷ lệ RRTD ngắn hạn có xu hƣớng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2011 tỷ lệ RRTD ngắn hạn là 0,57% sang năm 2012 giảm còn 0,50%, giảm 0,07%. Bƣớc sang năm 2013 tỷ lệ này giảm còn 0,46% giảm 0,11% so với năm 2011. Tỷ trọng RRTD ngắn hạn ngày càng giảm từ 45,97% năm 2011 giảm xuống 32,62% trong năm 2013. Sang 6 tháng đầu năm 2014 RRTD ngắn hạn vẫn tiếp tục giảm từ 0,5% xuống 0,41%, giảm 0,09% so với đầu năm 2013. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế sau năm 2013 – 6 tháng đầu năm 2014 tình hình kinh tế có phần lạc quan, cùng với ý thức trả nợ của khách hàng nên việc thu nợ cũng trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó cũng cho thấy NH ngày càng kỹ lƣỡng trong khâu thẩm định hồ sơ vay và quản lý trƣớc và trong lúc vay những khoản vay ngắn hạn, từ đó làm giảm đi phần nào rủi ro của nhóm nợ này.

Tóm lại, hệ số rủi ro RRTD ngắn hạn và tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn trong tổng nợ xấu qua các năm đều giảm đi trong khi tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng lên, cho thấy NH đã phần nào kiểm soát đƣợc rủi ro của nợ xấu ngắn hạn nhờ vào công tác quản lý và xử lý tốt nhóm nợ ngắn hạn của NH.

c. Nợ xấu trung và dài hạn (TDH)

So với nợ xấu ngắn hạn thì nợ xấu TDH luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu (dao động khoảng 50% – 70% trong tổng nợ xấu). nợ xấu TDH tăng dần qua các năm. Đỉnh điểm là năm 2012, Nợ xấu TDH tăng từ 920 triệu đồng lên đến 3.042 triệu đồng, tăng 2.122 triệu đồng (tƣơng ứng với tỷ lệ 230,65%) so với năm 2011. Năm 2013, nợ xấu TDH vẫn tăng nhƣng tốc độ gia tăng có xu hƣớng giảm so với năm 2012, tăng thêm 1.823 triệu đồng tƣơng

41

ứng với tỷ lệ 59,93%. Và 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu TDH đạt 6.628 triệu đồng tăng 1.919 triệu đồng (tƣơng ứng tỷ lệ 40,75%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Cùng với sự tăng mạnh của dƣ nợ thì nợ xấu cũng tăng theo. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, khiến nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do giá cả vật chất leo thang nên chi phí đầu vào của các doanh nghiệp cũng tăng theo. Bên cạnh đó thì chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp vay vốn TDH với lãi suất đã cao thì nay lại càng cao hơn nữa. Từ những khó khăn trong chi phí sản xuất kinh doanh, lại thêm những khó khăn khi gánh chịu lãi suất cao nhƣ vậy, càng khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên khó khăn. Thêm vào đó cuộc chạy đua lãi suất cho vay gay gắt nhằm tìm kiếm khách hàng giữa các NH buộc chi nhánh phải lao vào nếu không muốn bị tụt lại phía sau đã khiến cho công tác thẩm định, đánh giá hồ sơ vay vốn gặp nhiều sai sót, bất cập trƣớc khi cho vay và khâu kiểm tra khách hàng sử dụng khoản vay mang lại hiệu quả thấp chƣa thật sự kỹ lƣỡng và thƣờng xuyên. Trong giai đoạn này nền kinh tế có nhiều tăng trƣởng nhƣng bên cạnh đó cũng phát sinh những khó khăn mới, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hƣởng bởi thời tiết, một số doanh nghiệp còn yếu kém trong khâu quản lý dẫn đến thua lỗ và lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Phần khác là do NH mở rộng cho vay các khu vực ngoài trung tâm thành phố và các tỉnh lân cận, cho vay nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ: CBNV, công ty, DNTN, cá nhân, cho vay tiêu dùng nên việc theo dõi, thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu TDH 6 tháng đầu năm 2013,2014 lần lƣợt là 4.709 và 6.628 triệu đồng, tăng 40,75% (tăng 1.919 triệu đồng) so với 6 tháng đầu năm 2013. Nhờ NH đã chú trọng hơn trong khâu cho vay và thu hồi nợ không để nợ xấu phát sinh thêm, phần khác là trong thời gian này, ngƣời dân đã dần làm ăn ổn định khi nền kinh tế phục hồi trở lại. Ngƣời dân làm ăn có lời nên NH thu hồi đƣợc một số nợ xấu. Tuy nợ xấu vẫn còn khá cao nhƣng có xu hƣớng giảm là điều đáng chú ý ở NH MDB Chi nhánh Cần Thơ.

Tóm lại tình hình nợ xấu của NH MDB - Chi nhánh Cần Thơ có tăng qua 3 năm qua 6 tháng đầu năm 2014. Trong đó chiếm tỷ trọng cao vẫn là nợ xấu trung và dài hạn, Mặc dù NH đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cho các đối tƣợng này nhƣng một số doanh nghiệp và Hộ cá thể vẫn không thể vƣợt qua đƣợc khó khăn, một số đi đến thua lỗ và phá sản làm cho nợ xấu của NH tăng lên, Và do những năm qua tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thì phá sản, chi phí đầu vào tăng cao, giá cả leo thang, thất nghiệp gia tăng nhiều cá nhân mất việc làm, hộ gia đình chăn nuôi thua lỗ vì trong những năm này

42

dịch bệnh gia cầm, gia súc xảy ra thƣờng xuyên, do đó, những cá nhân này sẽ trả nợ không đúng hạn hoặc mất khả năng chi trả nợ cho NH. Chính vì điều này đã làm cho tình hình nợ xấu NH trong thời gian qua gia tăng liên tục, tuy nhiên tốc độ gia tăng nợ xấu sau năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 có sự kiềm chế, tốc độ tăng chậm hơn. Từ đó, cho thấy NH đã chú trọng công tác xử lý nợ xấu nghiêm túc và khắc phục kịp thời, đôn đốc khách hàng trả nợ, dùng các biện pháp khởi kiện buộc khách hàng trả nợ, cộng với công tác thẩm định trƣớc khi cho vay cũng chặt chẽ hơn nên làm cho nợ xấu tuy có phát sinh nhƣng NH vẫn có thể quản lý và ngày càng kiểm soát đƣợc.

d. Rủi ro tín dụng trung và dài hạn

Nhóm nợ xấu RRTD TDH chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng RRTD và tỷ trọng ngày càng tăng cao, Ngƣợc lại với RRTD ngắn hạn thì hệ số RRTD TDH biến động từ 0,67% năm 2011 tăng lên 0,98% trong năm 2012. Sau đó giảm còn 0,95% sau năm 2013. Sang 6 tháng đầu năm 2014 RRTD TDH lại giảm còn 1,01%, giảm 0,06% so với đầu năm 2013. Về tỷ trọng RRTD TDH năm 2011 là 54,03% sang năm 2013 tăng lên 67,38% tức tăng 13,35%, và 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên 71,13%. Từ đó cho thấy đây là nhóm nợ có nhiều rủi ro nhất cho NH, Dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn cao sẽ đem đến nguồn thu nhập cao cho chi nhánh vì lãi suất cho vay cao, tuy nhiên mức độ rủi ro đối với NH cũng rất cao. Bởi vì, thời hạn cho vay dài sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố và cũng là nguyên nhân gây tăng tỷ lệ nợ xấu... Do những năm này tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp sản xuất không có hiệu quả, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hƣởng bởi thời tiết, chăn nuôi thì bị dịch bệnh, thị trƣờng thủy hải sản bấp bênh, bất động sản đóng băng,… Phần khác là do NH mở rộng cho vay các khu vực ngoài trung tâm thành phố và các tỉnh lân cận, cho vay nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ: CBNV, công ty, DNTN, cá nhân, cho vay tiêu dùng nên việc theo dõi, thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.…Sang năm 2013 tình hình kinh tế khả quan hơn, công tác giám sát các khoản vay cũng nhƣ thu hồi nợ đạt hiệu quả, dẫn đến tỷ lệ RRTD TDH ngày càng giảm. Đây là điều mà mỗi NH điều mong muốn.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)