Phân tích tình hình rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 52 - 56)

Trong giai đoạn 2011 – 2013, NH đã dùng nhiều biện pháp nghiệp vụ để tăng cƣờng thu nợ và giải quyết nợ xấu nhƣng năm 2012 do kinh tế biến động làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ nên nợ xấu có xu hƣớng tăng. Với tốc độ tăng của nợ xấu cho thấy hoạt động tín dụng của NH tìm ẩn khá nhiều rủi ro chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng cá nhân. Ta xem xét bảng số liệu sau:

43

Bảng 4.8: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của MDB – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ST % ST % Hộ cá thể 1.173 3.130 4.707 1957 166,84 1.577 50,38 Doanh nghiệp 528 1.473 2.536 945 178,98 1.063 72,16 Nợ xấu 1.701 4.603 7.243 2.902 170,61 2.640 57,35

(Nguồn: Phòng kinh doanh – NH Phát triển Mê Kông Chi nhánh Cần Thơ)

Bảng 4.9: Rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế của MDB - Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu rủi ro 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Hộ cá thể 1.173 68,96 3.130 68 4.707 64,99 Doanh nghiệp 528 31,04 1.473 32 2.536 35,01 Nợ xấu 1.701 100,00 4.603 100,00 7.243 100,00 Tổng dƣ nợ 136.661 100,00 311.360 100,00 513.437 100,00 RRTD Hộ cá thể (%) 0,86 69,35 1,01 68,24 0,92 65,25 RRTD Doanh nghiệp (%) 0,38 30,65 0,47 31,76 0,49 34,75 Tổng RRTD (%) 1,24 100,00 1,48 100,00 1,41 100,00

44

Bảng 4.10: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của MDB - Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 - 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2014/2013

2013 2014 Số tiền %

Hộ cá thể 4.501 5.968 1.467 32,59

Doanh nghiệp 2.424 3.358 934 38,53

Nợ xấu 6.925 9.326 2.401 34,67

(Nguồn: Phòng kinh doanh – NH Phát triển Mê Kông Chi nhánh Cần Thơ)

Bảng 4.11: Rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế của MDB – Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 - 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu rủi ro 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng (%) 2014 Tỷ trọng (%) Hộ cá thể 4.501 65,00 5.968 64,00 Doanh nghiệp 2.424 35,00 3.358 36,00 Nợ xấu 6.925 100,00 9.326 100,00 Tổng dƣ nợ 440.310 100,00 654.139 100,00 RRTD Hộ cá thể(%) 1,02 64,97 0,91 64,08 RRTD Doanh nghiệp (%) 0,55 35,03 0,51 35,92 Tổng RRTD (%) 1,57 100,00 1,42 100,00

(Phòng kinh doanh MDB và số liệu tự xử lý)

Nợ xấu đối với Hộ cá thể

Nợ xấu chiếm tỷ trọng chủ yếu ở nhóm khách hàng này. Năm 2013, nợ xấu của Hộ cá thể tăng mạnh đến 301,28% tức tăng 3.534 triệu đồng so với năm 2011, chủ yếu tập trung vào những khách hàng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, những hộ buôn bán nhỏ và những khách hàng cá thể vay vốn NH để xây dựng và sửa chữa nhà ở... Do nguồn thu nhập của họ thƣờng không ổn định phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ thu hoạch cây trồng, vật nuôi, thời tiết, giá cả thị trƣờng...nên cũng không nằm ngoài ảnh hƣởng của những khó khăn khách quan trong năm những năm này, dẫn đến việc trả nợ vay chậm trễ. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do trong năm dịch bệnh heo tai xanh bùng phát trên diện rộng, thời tiết biến đổi thất thƣờng, lũ lụt kéo dài làm ảnh hƣởng mùa màng. Từ đó ảnh hƣởng không nhỏ đến các hộ nông dân. Ngoài ra với những biến động khó lƣờng của nền kinh tế trong

45

những năm gần đây nhƣ chi phí sản xuất tăng cao, thị trƣờng tiêu thụ kém đã đẩy các khoản nợ xấu tăng lên.

Tình hình 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu Hộ cá thể đã tăng đạt 5.968 triệu đồng tăng 1.467 triệu đồng tức 32,59% so với 6 tháng đầu năm 2013. Cho thấy tốc độ tăng nợ xấu có suy giảm. Từ đó, cho thấy công tác xử lý nợ xấu của NH đƣợc thực hiện nghiêm túc và khắc phục kịp thời, tuy nhiên cho NH cần phải có biện pháp để hỗ trợ khách hàng có thể vƣợt qua khó khăn và cũng là hạn chế tình hình nợ xấu nhƣ hiện nay.

Hệ số rủi ro tín dụng Hộ cá thể

Nhìn vào bảng 4.10 và 4.12 ta có thể thấy: Đây là nhóm thành phần mang nhiều rủi ro nhất cho NH (chiếm tỷ trọng khoảng 65% - 70% nợ xấu của NH) vì nhóm này có rất nhiều hồ sơ vay vốn sản xuất kinh doanh trong NH, dẫn đến việc quản lý và theo dõi các khoản vay này là thách thức rất lớn cho NH, và NH mở rộng cho vay ở các tỉnh thành lân cận, nhƣng lại rất ít phòng giao dịch ở những nơi đó dẫn đến tình trạng “nƣớc xa không cứu đƣợc lửa gần”, việc theo dõi khoản nợ sẽ rất khó khăn, Thêm vào đó, NH cán bộ tín dụng ở NH lại ít nên việc phân công kiểm soát đƣợc hết các khoản vay là hầu nhƣ không thể. Điều này dẫn đến nợ xấu thành phần này ngày càng tăng.

Tỷ lệ nợ xấu của Hộ cá thể này diễn biến theo chiều hƣớng tăng giảm không đồng đều qua các năm, nhƣng nhìn chung là theo chiều hƣớng tăng. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 0,86%, sang năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 1,01% tƣơng đƣơng tăng 0,15 điểm phần trăm so với năm 2011. Nguyên nhân là do biến động của nền kinh tế trong năm 2012, mà thành phần Hộ cá thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm ăn, dẫn đến không đủ tiền trả nợ NH. Đến năm 2013, nền kinh tế đã khởi sắc hơn, thoát khỏi khủng hoảng nên hoạt động kinh doanh của các Hộ cá thể tốt hơn trƣớc, cùng với việc đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ của cán bộ NH nên nợ xấu đối với nhóm này giảm đi, giảm còn 0,92%, giảm 0,09 điểm phần trăm so với năm 2012.

Đến giai đoạn 6 tháng 2013 – 2014, tỷ lệ nợ xấu Hộ cá thể còn 0,91%. Điều này chứng tỏ hoạt động của cá nhân có nhiều chuyển biến tốt, nắm bắt tận dụng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, cùng với sự khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và sự hỗ trợ, tƣ vấn về vốn của ngân hàng.

Tóm lại Hộ cá thể là nhóm thành phần mà NH phải đặc biệt chú ý và cần phải có giải pháp nhằm hạn chế sự gia tăng của nhóm nợ này.

46

Trong tình trạng kinh tế gặp khó khăn chung, sự phát triển ồ ạt của hệ thống NH thƣơng mại cũng là một nguyên nhân gia tăng nợ xấu (cả nƣớc có khoảng 100 NH). Sự ra đời của NH dễ dàng, thậm chí không đạt tiêu chuẩn về vốn ban đầu đã thúc đẩy các NH nhỏ tìm mọi cách tăng vốn huy động, thúc đẩy tín dụng bằng mọi cách nên đã nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, cho vay dễ dãi, thiếu các điều kiện bảo đảm cần thiết… cũng làm cho nợ xấu gia tăng. Cụ thể: Năm 2013, nợ xấu doanh nghiệp đạt mức 2.536 triệu đồng, tăng 2.008 triệu đồng, tức tăng 380,30% so với năm 2011. Và 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu doanh nghiệp đạt 3.358 triệu đồng, tăng so với 6 tháng đầu cùng kỳ năm trƣớc là 934 triệu đồng tức 176,98%. Cho thấy tình hình nợ xấu những năm gần đây tăng cao. Tuy nhiên, việc nợ xấu tăng nhanh vào năm 2012 cũng bởi tình hình kinh tế biến động, chi phí nguyên vật liệu tăng, không có đầu ra tiêu thụ, giá cả thị trƣờng biến động, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả chỉ sản xuất ở quy mô cầm chừng hoặc phải đóng cửa dẫn đến không thể trả nợ NH đúng hạn. Nhìn chung tình hình nợ xấu tăng với tốc độ cao nhƣng khả quan, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn ở mức thấp và chấp nhận đƣợc. Qua đó cho thấy, NH cũng rất tích cực ở khâu thu nợ và cẩn trọng hơn khi cho vay đối với loại hình doanh nghiệp.

Hệ số rủi ro tín dụng doanh nghiệp

Đây là thành phần cho vay còn lại của NH tại chi nhánh. Do chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ trong tổng dƣ nợ, nên tỷ lệ nợ xấu của thành phần này cũng thấp hơn cá nhân. Bên cạnh đó, tỷ lệ này tăng qua các năm nhƣng không đáng kể, Trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,49%, tăng 0,11 điểm phần trăm so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2014 hệ số rủi ro doanh nghiệp đạt 0,51% giảm 0,04 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn từ tụt giảm tình hình kinh tế năm 2011, hàng tồn kho lớn chƣa đƣợc giải phóng do ngƣời dân hạn chế tiêu thụ …Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn là thấp hơn mức cho phép nhiều, Đây là dấu hiệu đáng mừng cho NH, đạt đƣợc điều này là nhờ sự nổ lực của toàn thể nhân viên cán bộ NH trong việc thẩm định hồ sơ và tƣ vấn khách hàng, cũng nhƣ hoạt động theo dõi, giám sát các khoản nợ vay trƣớc và trong lúc vay.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 52 - 56)