Căn cứ phát sinh chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Luận văn ThS. Luật (Trang 41 - 42)

thƣơng mại

Như chúng ta đã biết, khi hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại

nói riêng được kí kết và có hiệu lực pháp luật, các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải chịu trách nhiệm trước bên kia. Một trong những hình thức chế tài của chế độ chịu trách nhiệm này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại là một hình thức trách nhiệm pháp lí nên nó chỉ phát sinh khi có những căn cứ nhất định do pháp luật quy định. Theo Điều 292 có nhiều loại chế tài trong thương mại nhưng chỉ riêng có chế tài bồi thường thiệt hại được nhà làm luật “ưu ái” dành riêng cho một điều quy định các căn cứ áp dụng Theo Điều 303 LTM, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ những căn cứ sau đây (i) có hành vi vi phạm hợp đồng (ii) có thiệt hại thực tế (iii) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (trừ những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294). Mặc dù vậy, những căn cứ để áp dụng

chế tài bồi thường thiệt hại được quy định trong điều này là chưa đủ và đã gây ra sự tranh cãi không cần thiết [13]. Theo chúng tôi, để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì không phải chỉ đủ ba căn cứ như Điều 303 quy định mà phải có thêm hai căn cứ nữa, đó là giữa các bên phải có hợp đồng có hiệu lực và lỗi của bên vi phạm. Vì sao cần phải có hợp đồng hợp pháp, chúng tôi đã trình bầy ở phần 2.1.2.1. Theo Điều 303, các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là:

2.3.3.1. Có hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện đầu tiên đối với việc áp dụng bất kỳ một chế tài nào trong thương mại. Thế nào là hành vi vi phạm hợp đồng đã được trình bầy ở phần 2.1.2.2.

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Luận văn ThS. Luật (Trang 41 - 42)