Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm 1 Miễn trách nhiệm trong trƣờng hợp các bên đã thoả thuận

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Luận văn ThS. Luật (Trang 65 - 66)

2.7.1.1. Miễn trách nhiệm trong trƣờng hợp các bên đã thoả thuận

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các chủ thể kinh doanh có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, một trong những nội dung quan trọng của quyền tự do kinh doanh đó là quyền tự do kí kết và thực hiện hợp đồng. Nội dung của hợp đồng cũng do các bên tự thoả thuận. Các bên có quyền thoả thuận mọi điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên miễn là không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội. Vì vậy các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng là bên vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đó là ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng nên pháp luật phải tôn trọng bởi nó không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một chủ thể nào khác. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, các bên thoả thuận: thời hạn giao hàng là quý I năm 2010, bên bán có thể giao hàng chậm một tháng. Đến ngày 20 tháng 4 năm 2010, bên bán đã giao hàng cho bên mua. Bên mua đã yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại vì giao hàng chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, gây thiệt hại cho bên mua nhưng bên bán không chấp nhận và bên mua đã khởi kiện bên bán ra

Toà. Toà án đã bác đơn yêu cầu của bên mua vì theo hợp đồng, bên bán có thể giao hàng chậm một tháng. Điều đó có nghĩa là bên bán được miễn trách nhiệm khi giao hàng chậm một tháng. Trong trường hợp này, bên bán mới giao chậm 20 ngày, do đó bên bán không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Vấn đề đặt ra là có phải mọi thoả thuận giữa các bên về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng đều có giá trị pháp lí hay không? Nếu vì có điều khoản miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng mà một bên cố ý vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì xử lí như thế nào? Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Dương Anh Sơn rằng “thoả thuận của các bên về miễn trừ trách nhiệm sẽ không có giá trị pháp lí nếu thoả thuận đó có liên quan đến vi phạm hợp đồng do cố ý” [32]. Trong trường hợp này, thoả thuận miễn trừ trách nhiệm sẽ vô hiệu. Bên cố ý vi phạm hợp đồng gây thiệt hại sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm mặc dù có thỏa thuận miễn trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Luận văn ThS. Luật (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)