Miễn trách nhiệm trong trƣờng hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Luận văn ThS. Luật (Trang 66 - 68)

Theo Từ điển pháp luật và Điều 161 khoản 1 Bộ luật dân sự, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khác quan, không thể tiên liệu được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong điều kiện và khả năng cho phép [3; tr.679]. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện được sử dụng để miễn trách nhiệm cho người vi phạm hợp đồng bởi nó là sự kiện khách quan, ngoài ý chí của người có hành vi vi phạm. Đó phải là sự kiện không thể khắc phục được không chỉ đối với người vi phạm mà còn đối với bất kì người nào trong điều kiện và hoàn cảnh tương tự.

Thông thường một sự kiện được coi là bất khả kháng để miễn trách nhiệm cho người vi phạm hợp đồng khi: (i) sự kiện đó xảy ra sau khi kí kết hợp đồng; (ii) sự kiện đó nằm ngoài ý chí của các bên, vì vậy, nằm ngoài hoạt

động của các bên trong hợp đồng. Ví dụ, người chuyên chở hàng bằng xe tải không thể viện dẫn sự cố hỏng xe là sự kiện bất khả kháng vì trong một chừng mực nào đó, người chuyên chở hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về sự vận hành của chiếc xe mà anh ta là chủ sở hữu hoặc là người chiếm hữu hay quản lí; (iii) sự kiện đó không thể lường trước được, chẳng hạn như lũ lụt, động đất, núi lửa, chiến tranh…; (iv) sự kiện đó không thể khắc phục được, nghĩa là mọi sự cố gắng của người có nghĩa vụ nhằm khác phục sự cố đều trở nên vô nghĩa [2]. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, đối với những hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng, thực hiện dịch vụ, các bên đều có quyền không thực hiện hợp đồng và không bị áp dụng các biện pháp chế tài. Trường hợp hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ có nội dung thỏa thuận giao hàng, thực hiện dịch vụ trong một thời hạn thì các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

- Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

- Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng (Điều 296 LTM).

Việc quy định sự kiện bất khả kháng là một trong những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại là hợp lí vì bên vi phạm hợp đồng hoàn toàn không có lỗi trong việc vi phạm.

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Luận văn ThS. Luật (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)