Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Luận văn ThS. Luật (Trang 48 - 52)

Hợp đồng dich vụ logistics là sự thoả thuận giữa hai bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc giao nhận hàng hoá, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dich vụ.

Là hợp đồng dịch vụ thương mại, hợp đồng dịch vụ logistics là hợp đồng song vụ mang tính chất đền bù. Một bên chủ thể của hợp đồng (bên cung ứng dịch vụ) bắt buộc phải có tư cách thương nhân; bên thuê dịch vụ có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics là các công việc gắn liền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hoá như: tổ chức việc vận chuyển hàng hoá, giao hàng hoá cho người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hoá, nhận hàng từ người vận chuyển để giao cho người có quyền nhận hàng….

Cũng như các hợp đồng khác trong thương mại, bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng dịch vụ logistics sẽ phải chịu trách nhiệm với bên kia. Ngoài việc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm theo các quy định chung về hợp đồng thương mại, Luật thương mại còn có một số quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ logistics như sau:

Thứ nhất, về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo Điều 238 LTM, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Quy định về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người làm dịch vụ logistics là một trường hợp ngoại lệ của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại. Nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu. Điều này xuất phát từ chức năng của chế tài bồi thường thiệt hại là khôi phục, bù đắp những tổn thất vật chất mà bên mà bên vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm. Điều 302 Khoản 2 LTM 2005 đã quy định rõ: “ Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Chẳng hạn, người làm dịch vụ logistics làm mất hàng và vì vậy, khách hàng không có hàng giao cho người mua. Trong trường hợp này, khách hàng có thể phải chịu các thiệt hại phát sinh bao gồm: giá trị hàng hoá bị mất, tiền phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại do không có hàng giao cho người mua và khoản lợi đáng lẽ được hưởng (nếu có hàng giao cho người mua). Thông thường thì người vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra cho bên bị vi phạm, nếu bên bị vi phạm chứng minh được số thiệt hại đó. Nhưng theo quy định về giới hạn trách nhiệm này thì bên làm dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của bên bị vi phạm, về tiền phạt hợp đồng mà bên bị vi phạm phải trả cho người khác….

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do

thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra (khoản 3 Điều 238). Như vậy, chỉ khi thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có lỗi cố ý trong việc vi phạm hợp đồng thì mới không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường, còn nếu có lỗi vô ý thì vẫn được hưởng quyền này.

Thứ hai, về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo Điều 237, ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 294, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:

a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;

d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải

Ngoài ra thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những tổn thất đối với hàng hoá nếu không nhận được thông báo khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày giao hàng cho người nhận và sau khi bị khiếu nại không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày giao hàng (khoản 1 Điều 237). Đây thực ra là quy định về thời hạn khiếu nại và

thời hiệu tố tụng. Khi đã hết thời hạn khiếu nại và thời hiệu tố tụng thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi cho mình.

2.3.4.2. Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định Theo Điều 254 LTM, dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

Cũng như các dịch vụ thương mại khác, dịch vụ giám định hàng hoá, giám định kết quả cung ứng dịch vụ theo Luật thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dịch vụ. Đó là sựu thoả thuận giữa bên làm dịch vụ giám định và khách hàng có nhu cầu giám định, theo đó bên làm dịch vụ giám định giám định hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, còn khách hàng phải trả tiền cho bên giám định. Bên làm dịch vụ giám định phải là thương nhân thoả mãn các điều kiên do pháp luật quy định, đó là: (i) là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá; (ii) có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 của Luật thương mại;(iii) có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó (Điều 257). Bên yêu cầu giám định có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.

Bên kinh doanh dịch vụ giám định phải chịu trách nhiệm tài sản đối với khách hàng do giám định sai. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng

doanh dịch vụ giám định cố ý thực hiện việc giám định không trung thực, không khách quan và đưa ra kết quả giám định gây thiệt hại cho khách hàng thì có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra cho khách hàng theo các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, luật thương mại lại yêu cầu có lỗi cố ý của bên vi phạm là một trong các căn cứ pháp lý để bên bị vi phạm đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không có lỗi cố ý thì cũng được hưởng chế độ giới hạn trách nhiệm bồi thường như thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Luận văn ThS. Luật (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)