Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hạ

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Luận văn ThS. Luật (Trang 45 - 46)

hại

Quan hệ nhân quả là mối quan hệ biện chứng, nội tại giữa nguyên nhân và kết quả, trong đó nguyên nhân phải có trước kết quả. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng đòi hỏi giữa hành vi vi phạm và thiệt hại phải có mối quan hệ nhân quả. Hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm đó. Nếu không có vi phạm thì thiệt hại không thể phát sinh.

Xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại là xác định cơ sở khách quan của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng. Trong thực tế có thể có trường hợp hợp đồng bị vi phạm nhưng không trực tiếp gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm không phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Công ty chế biến lương thực A bán bột mì cho Công ty bánh kẹo B. Đến ngày giao hàng, công ty A không có bột mì để giao cho công ty B, cũng vào thời điểm này, dây chuyền sản xuất bánh kẹo của công ty B bị hỏng, Công ty B không sản xuất được nên có những thiệt hại nhất định. Nhưng thiệt hại này rõ ràng không phải do hành vi vi phạm hợp đồng của A gây ra và đương nhiên A không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho B.

thiệt hại và một khoản thiệt hại cũng có thể phát sinh từ nhiều hành vi vi phạm hợp đồng. Trong khi đó, các chủ thể hợp đồng, đặc biệt là các chủ thể kinh doanh, có thể cùng lúc tham gia nhiều quan hệ hợp đồng khác nhau. Vì vậy, việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế không phải bao giờ cũng dễ dàng; sẽ rất dễ nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào sự suy đoán chủ quan. Điều này đòi hỏi bên bị vi phạm khi đòi bồi thương thiệt hại (cũng như các cơ quan tài phán khi quyết định áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm) phải dựa trên chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp.

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 Luận văn ThS. Luật (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)