Vũ Thu Trang • Anh9-K41C • KTNT

Một phần của tài liệu Tài trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Quang Trung - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 31 - 36)

IV. Tinh hình tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay

Vũ Thu Trang • Anh9-K41C • KTNT

Như vậy, sự tăng lên liên tục về số lượng của D N V V N đã làm thay đổi cơ cấu

nền kinh tế Việt Nam, từ chỗ độc quyền của các doanh nghiệp quốc doanh, đến nay đã trở thành một nền kinh tế nhiều thành phần cùng cạnh tranh theo xu hướng ngày càng bình đỏng. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy chỉ trong vòng 5 năm qua. vai trò to lớn của D N V V N trong nền kinh tế là không thể phủ nhận.

2. Nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa với các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng

Nhu cầu của các D N V V N kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đối với các sản phẩm tài trợ ngoại thương là rất lớn. Nhu cẩu này đa dạng và cấp thiết hơn cả nhu cầu cùa những doanh nghiệp lớn kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. Điều này bắt nguồn từ những đặc điểm riêng có của DNVVN.

Xuất phát từ đạc điểm về vốn, D N V V N có nguồn vốn tôi đa chì là 10 tỷ đổng dẫn tới việc thường xuyên thiếu vốn khi tham gia vào những hợp đổng xuất nhập khẩu lớn, có giá trị nhiều triệu USD. Những năm gần đây. trong điều kiện thị trường có

nhiều biến động khó lường, các D N V V N càng gặp nhiều khó khăn. Trong hai khó khăn chủ yếu của doanh nghiệp là vốn và thị trường, việc giải quyết khó khăn về vốn sẽ là điều kiện cẩn để giải quyết khó khăn về thị trường. Đẩu vào hợp lý mới tạo điểu kiện cho đầu ra dề dàng, thông thoáng. Khi có một nguồn vốn cán thiết, doanh nghiệp mới có thể dễ dàng nâng cao uy tín cũng như chất lượng sản xuất kinh doanh của mình, từ đó, tìm ra được nhiều thị trường cho doanh nghiệp.

Vốn của D N V V N chủ yếu hình thành từ bốn nguồn chính: Vốn tự có, ngân sách, ngân hàng và hồ trợ từ một số quỹ đầu tư phát triển. Trong đó tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng vốn ngân hàng rất cao (chiếm khoảng 7 6 % tổng số doanh nghiệp). Điểu đó chứng tỏ, tín dụng ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu trong tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, có thể kết luận, một trong những nhu cẩu của D N V V N với các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng chính là tài trợ về vốn. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, nhu cầuvề tài trợ vốn của D N V V N khi tham gia xuất nhập khẩu như đã phân tích ở trên, xuất hiện từ khi mới ký hợp đồng với đối tác nước ngoài và sau khi hàng đã giao. Các hình thức tài trợ của ngân hàng đối với những nhu cầu này

Tài trợ XNK cho DNVVN tại chi nhánh Quang Trung-NHÓT & PTVN

như cho vay sản xuất hàng xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất... là vô cùng cần thiết cho D N V V N để kịp thời có nguồn vốn sản xuất cũng như tái sản xuất.

- Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm hoạt động theo chu kỳ của DNVVN. Chu kỳ kinh doanh của D N V V N thường diụn biến theo mùa, chớp thời cơ nhanh chóng và không ổn định. N ó phụ thuộc vào nhu cầu của đối tác nước ngoài, vào những biên

động của thị trường. Vì thế, nếu nhu doanh nghiệp không nhanh nhạy nắm bắt cơ hội thì sẽ dụ bỏ qua những cơ hội kinh doanh thuận lợi. Nguồn vốn tự có không dồi dào, trong khi việc huy động từ bạn bè, người thân hay từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lại đòi hỏi một thời gian dài, và không phải lúc nào cũng sẵn có. Vì thế, trong

trường hợp này, sự tài trợ từ phía ngân hàng đã bộc lộ được những điểm mạnh cùa mình, đặc biệt là thời gian và thủ tục tương đối nhanh, phù hợp với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, nhu cầu của D N V V N đối với tài trợ của ngân hàng ngoài vốn còn là thời gian để doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành sản xuất kinh doanh, tranh thủ những cơ hội quý báu để tăng trưởng.

- Thứ ba, nhu cầu cùa D N V V N kinh doanh hàng xuất nhập khẩu với tài trợ

của ngân hàng còn là nhu cẩu về sụ đảm bảo uy tín. Các sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng chính là giải pháp cho nhu cầu này. D N V V N đa phần có thời gian hoạt động

chưa lâu, nguồn vốn bé nhỏ, hơn nữa, uy tín của doanh nghiệp chưa được nhiều người biết tới, đặc biệt là các đối tác nước ngoài. Khi tham gia vào những thương vụ lớn, hay tham gia đấu thầu quốc tế, D N V V N thường bị đánh giá thấp và thiếu sự tin tưởng của

đối tác. Vì thế. D N V V N cẩn tới sự đảm bảo từ phía ngân hàng, đảm bảo rằng họ sẽ thực hiện đầy đù những nghĩa vụ quy định trong hợp đổng. Khi được một ngân hàng có uy tín bảo đàm cho mình, các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi và sự tin tưởng

hơn từ phía đối tác nước ngoài.

- Thứ tư, đối với ngân hàng, D N V V N còn cẩn có những dịch vụ tư vấn, cung cấp cho họ những thông tin về đối tác, về thị trường, cũng như những thông tin về thủ tục, điểu kiện giao nhận hàng, thuế, và cả thông tin về dịch vụ do chính ngân hàng cung cấp. Bân chất những giao dịch ngoại thương là rất phức tạp, nếu thiếu hiểu biết về những thông tin trên, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn lúng túng. Vì vậy, doanh nghiệp không chỉ cần hỗ trợ về vốn của ngân hàng, m à còn cần những dịch vụ trọn gói, giúp họ chọn lựa các giải pháp ưu việt nhất.

Có thể nói, nhu cầu từ phía D N V V N với sản phẩm tài trợ của ngân hàng là rất cấp thiết. Nhu cẩu này sẽ tỷ lệ thuận với số lượng D N V V N đang ngày một tăng lên trong nền kinh tế Việt Nam. Trong một tương lai gần, sự phát triển lớn mạnh nhởng sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhóm khách hàng này sẽ trở thành xu thế tất yếu đối với tất cả các ngân hàng thương mại, bao gồm cả nhởng ngân hàng thương mại nhà nước. Nếu như ngân hàng không chú trọng tạo ra sản phẩm phù hợp với D N V V N thì khó có thể mở rộng và đa dạng hóa khách hàng của mình. Sự hỗ trợ của ngân hàng không chỉ có lợi cho cả hai bên m à còn cho cả ngành xuất nhập khẩu quốc gia.

3. Tinh hình tài trợ của các ngân hàng Việt Nam đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay

Hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm 6 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 8 công ty thuê mua tài chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện cùa 27 ngân hàng nước ngoài. (Nguồn: www,mof,gov,vn) Kể từ khi bắt đẩu hình thành vào cuối thập niên 80 thế kỷ 20, hệ thống ngân hàng đã đạt được nhũng tiến bộ đáng kể về cơ câu. luật lệ, phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế.

Hiện nay, ngành ngân hàng Việt Nam đang bị chi phối bời 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, chiếm khoảng 7 0 % thị phần cho vay trong nưdc. Các ngân hàng cổ phần chiếm thị phần khoảng 1 2 % (Nguồn: Thời báo Ngân hàng 5/2006). Tuy nhiên, trong lĩnh vực tín dụng. các ngân hàng thương mại cổ phần đang có nhởng chuyển biến tích cực. thể hiện ở nhởng chính sách cụ thể, thống nhất có tính chất hỗ trợ tích cực cho DNVVN, bộ phận khách hàng mục tiêu của họ. Với xu thế tỷ trọng DNVVN ngày càng tăng lên và tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nước giảm xuống, chiến lược này là hoàn toàn phù hợp. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chủ yếu cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù đã nhận thức được vai trò cùa DNVVN, nhưng phần lớn các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chưa đưa ra được nhởng chính sách thực sự tập trung và cụ thể cho bộ phận khách hàng tiềm năng này. Do đó, việc D N V V N tiếp cận được với nguồn tín dụng của ngán hàng thương mại nhà nước khó khăn hơn nhiều so vói các ngân hàng cổ phần. Theo ông Nguyễn Hoàng Lưu, phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội Doanhnghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cho biết: "Cách đây 2, 3 năm, số D N V V N vay được vốn của ngân hàng

Tài trợ XNK cho DNVVN tại chi nhánh Quang Trung-NHÓT SPTVN

chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 10-15%, nay con số đó đã tăng lên hơn 30%. Nhưng quả thực vẫn còn quá ít" (Nguồn: www.vnexpress.net). Có thể nói, nhu cầu to lớn của D N V V N về vốn vẫn chưa gặp được nguận cung thích hợp từ phía các ngân hàng.

N ă m 2001, chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg. Quỹ được coi là cầu nối để D N V V N tiếp cận với nguận vốn ngân hàng. Song tới năm 2004, việc tiến hành thành lập và đưa quỹ vào hoạt động tiến triển rất chậm.

Nhìn chung, chính sách tín dụng cho D N V V N đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong hai năm gần đây, số vốn mà các N H T M cho D N V V N vay chiếm 4 0 % tổng dư nợ - một tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay (Nguồn: Báo công nghiệp 1811012006). Tuy nhiên, các ngân hàng, các tổ chức tài chính vẫn chưa có sự kiên quyết cần thiết để thực sự thay đổi diện mạo của tình hình tài trợ D N V V N hiện nay. Vì thế. nhu cấu của D N V V N đối với các sản phẩm tài trợ của ngân hàng vẫn còn rất lớn. trong đó, nhu cầu đối với các sản phẩm tài trợ XNK ngày một tăng lên theo sự tăng trướng của ngành XNK Việt Nam.

Tóm lại, tài trợ xuất nhập khẩu đóng một vai trò rất quan trọng đối với cả nền kinh tế nói chung cũng như các ngân hàng thương mại và các D N V V N nói riêng. Một NHTM có thể thực hiện tài trợ cho các doanh nghiệp X N K bằng nhiều hình thức khác nhau như đã trình bày ở trên và nhu cầu xin tài trợ của các D N V V N trong lĩnh vực XNK được chứng minh là rất lớn. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, việc triển khai hoạt động tài trợ X N K ờ một NHTM cụ thể diễn ra như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ tiến hành đi sâu nghiên cứu về tình hình hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng đẩu tư phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung Hà Nội, một trong những chi nhánh của ngân hàng đi đẩu trong lĩnh vực hỗ trợ DNVVN.

Một phần của tài liệu Tài trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Quang Trung - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)