7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.4.3. Giải thích về động cơ làm việc của người laođộng tại công ty may
may Hòa Thọ - Đông Hà
Từ phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy có 5 nhân tốảnh hưởng đến
động cơ làm việc của người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà đó là bản chất công việc, sự an toàn, tiền lương và phúc lợi, sự hỗ trợ của cấp trên và môi trường làm việc. Tất cả các biến đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ nên từ phương trình hồi quy thấy được mức độ quan trọng của từng nhân tốđối với động cơ làm việc của người lao động.
Kết quả hồi quy cho thấy nhân tốtiền lương và phúc lợi là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến động cơ làm việc của người lao động (có hệ số hồi quy lớn nhất). Hệ sốβ > 0 với mức ý nghĩa rất thấp tức là độ tin cậy cao, như vậy giữa nhân tố “tiền lương và phúc lợi” với “động cơ làm việc” là mối quan hệ
cùng chiều. Nghĩa là người lao động cảm thấy được trả lương tương xứng và công bằng, cùng với cảm nhận các chính sách phúc lợi của công ty được thực hiện đầy đủ và hữu ích thì họ làm việc tốt hơn và động cơ làm việc lớn hơn. Kết quả hồi quy có β = 0.273, mức ý nghĩa là 0.000 nghĩa là khi tăng mức độ
về tiền lương và phúc lợi lên 1 đơn vị thì động cơ làm việc tăng lên 0.273 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.
Nhân tố thứ hai có ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động là sự an toàn. Kết quả hồi quy có β = 0.211, Sig = 0.001 có nghĩa là nhân tố
“sự an toàn” có ảnh hưởng cùng chiều với động cơ làm việc của người lao
động. Nghĩa là khi giá trị của nhân tố “sự an toàn” tăng lên 1 đơn vị thì động cơ làm việc tăng lên 0.211 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.
Nhân tố thứ ba có ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động
78
tố “bản chất công việc” có mối quan hệ cùng chiều với “động cơ làm việc” của người lao động. Điều đó có nghĩa là khi người lao động cảm thấy công việc phù hợp với họ, không bị nhàm chán… thì động cơ làm việc cũng tăng lên. Vậy giả thuyết H1được chấp nhận.
Nhân tố thứ tư có ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động
đó là môi trường làm việc có β = 0.197 và sig = 0.002 có nghĩa là nhân tố
“môi trường làm việc” có mối quan hệ cùng chiều với “động cơ làm việc”. Tức là khi giá trị của nhân tố “môi trường làm việc” tăng lên 1 đơn vị thì
động cơ làm việc tăng lên 0.197 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không
đổi. Vậy giả thuyết H7được chấp nhận.
Nhân tố cuối cùng là sự hỗ trợ của cấp trên có β bằng 0.184 và sig bằng 0.002 có nghĩa là nhân tố “sự hỗ trợ của cấp trên” có mối quan hệ cùng chiều với động cơ làm việc của người lao động. Tức là khi giá trị của nhân tố “sự hỗ
trợ của cấp trên” tăng lên thì “động cơ làm việc” tăng lên và ngược lại.Vậy giả thuyết H5được chấp nhận.
3.4.4. Kết quả thống kê về động cơ làm việc theo từng nhóm nhân tố tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà