Mẫu nghiên cứu và phương thức thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động tại công ty cổ phần dệt may hoà thọ đông hà (full) (Trang 69 - 71)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1.Mẫu nghiên cứu và phương thức thực hiện

a. Kích thước mu

Kích thước mẫu phụthuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar (2005)). Trong đề tài này dữ liệu được phân tích chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp hồi quy tuyến tính, thống kê mô tả. Để xác định kích thước mẫu, theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng kích thước mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần biến quan sát [6, tr. 23] thì mới có thể phân tích nhân tố khám phá tốt.

Số biến quan sát các thang đo trong mô hình là 30 biến quan sát. Theo tiêu chuẩn năm mẫu cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết tối thiểu là n = 150 (30 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra và hạn chế sai sót, không hợp lệ tác giả gửi đi vượt quá 20% số bảng câu hỏi kỳ vọng nhận lại nên số mẫu của nghiên cứu này là 150 + 150x20% = 180.

b. Phương pháp chn mu

Thiết kế chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu theo nhóm, người trả lời khảo sát là những đối tượng dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu. Do đó sử dụng chọn mẫu theo nhóm để dễ kiểm soát. Bảng câu hỏi nghiên cứu được gửi trực tiếp cho các bộ phận theo số liệu dưới

59 Bng 3.1. Phân b mu kho sát theo b phn BỘ PHẬN SỐ LĐ(1) SỐ MẪU (2) TỶ LỆ (%) (2/1) PHỤC VỤ SẢN XUẤT 207 33 15.94 - Cơ điện 20 4 20 - Kỹ thuật 21 4 19.05 - KCS 52 6 11.54 - Hoàn thành 60 9 15.00 - Cắt 48 8 16.67 - Ép keo 6 2 33.33 VĂN PHÒNG 79 23 29.11 - Bảo vệ - VSCN 17 7 41.18 - Kho 26 5 19.23 - Nhà ăn 15 4 26.67 - Văn phòng 21 7 33.33 PHÂN XƯỞNG 872 124 14.22 - Phân xưởng 1 215 29 13.49 - Phân xưởng 2 220 31 14.09 - Phân xưởng 3 213 29 13.62 - Phân xưởng 4 224 35 15.63 TỔNG CỘNG 1158 180 15.54 (Nguồn: Phòng HCNS và tính toán của tác giả) c.Kế hoch thc hin kho sát

Tổng thể đối tượng nghiên cứu là người lao động tại Công ty may Hòa Thọ - Đông Hà. Tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu trực tiếp từ người lao

60

· Đối với bộ phận văn phòng và phục vụ sản xuất: là những đối tượng làm việc chủ yếu trên máy tính và tương đối chủđộng trong công việc. Do đó, tác giả phát phiếu khảo sát cho đối tượng này trong thời gian làm giờ hành chính và thu lại vào cuối giờ làm việc.

· Đối với bộ phận xưởng sản xuất: chủ yếu phần lớn là công nhân, họ

làm việc tay chân, trong giờ làm việc khá bận rộn và phải làm liên tục nên không có nhiều thời gian. Do đó, tác giả lựa chọn thời điểm gần giờ nghỉ trưa

để phát phiếu khảo sát, người lao động tranh thủ vào giờ nghỉ trưa để trả lời và tác giả thu lại vào cuối giờ làm việc trong ngày.

· Kế hoạch cụ thể: Dữ liệu được thu thập trong vòng 7 ngày. Để đảm bảo việc kiểm soát số lượng cũng như chất lượng phiếu thu vào, tác giả không phát phiếu dàn trải và đồng loạt mà chia số lượng phiếu phát ra từng ngày cho từng bộ phận, khi người được khảo sát có thắc mắc hay không hiểu về vấn đề

nào thì nhanh chóng được hướng dẫn để hạn chế sai sót. Ngày thứ 1: Khảo sát bộ phận văn phòng: 23 phiếu

Ngày thứ 2: Khảo sát bộ phận phục vụ sản xuất: 33 phiếu Ngày thứ 3: Khảosát tại xưởng may 1: 29 phiếu

Ngày thứ 4: Khảosát tại xưởng may 2: 31 phiếu Ngày thứ 5: Khảosát tại xưởng may 3: 29 phiếu Ngày thứ 6: Khảosát tại xưởng may 4: 35 phiếu

Ngày thứ 7: Tổng hợp, sàng lọc các phiếu khảo sát từ các nhóm. Dữ liệu thu về được sàng lọc, mã hóa và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động tại công ty cổ phần dệt may hoà thọ đông hà (full) (Trang 69 - 71)