KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động tại công ty cổ phần dệt may hoà thọ đông hà (full) (Trang 83)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4.KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT

Trước khi thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính phải kiểm định hệ số

tương quan. Mục đích là để xem xét giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập có tương quan với nhau hay không cũng như xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Nếu hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập lớn điều đó cho thấy giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặt khác, nếu giữa các biến độc lập cũng có hệ số tương quan lớn thì

đó là dấu hiệu cho biết giữa chúng có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau.

73 Bng 3.7. Kết qu kim định s tương quan DC CV AT TL DT CT DN MT Hệ số tương quan DC 1 .478 .476 .519 .253 .401 .190 .515 CV .478 1 .330 .316 .058 .256 .012 .318 AT .476 .330 1 .157 .216 .250 .094 .404 TL .519 .316 .157 1 .211 .240 .191 .344 DT .253 .058 .216 .211 1 -.007 .021 .209 CT .401 .256 .250 .240 -.007 1 .016 .231 DN .190 .012 .094 .191 .021 .016 1 .136 MT .515 .318 .404 .344 .209 .231 .136 1 Giá trị Sig DC .000 .000 .000 .001 .000 .016 .000 CV .000 .000 .000 .466 .001 .880 .000 AT .000 .000 .047 .006 .001 .235 .000 TL .000 .000 .047 .007 .002 .015 .000 DT .001 .466 .006 .007 .931 .790 .008 CT .000 .001 .001 .002 .931 .843 .003 DN .016 .880 .235 .015 .790 .843 .085 MT .000 .000 .000 .000 .008 .003 .085 (Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ dữ liệu khảo sát)

Ma trận này cho biết biến phụ thuộc có mối tương quan tuyến tính với 7 biến độc lập, gồm có: Bản chất công việc, sự an toàn, tiền lương và phúc lợi,

đào tạo và thăng tiến, sự hỗ trợ của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, môi trường làm việc. Trong đó tương quan với nhân tố tiền lương và phúc lợi là lớn nhất (0.519) và tương quan với nhân tố đồng nghiệp là thấp nhất (0.198). Giá trị Sig của các nhân tố độc lập với biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0.05. Như vậy đủđiều kiện để tiến hành phân tích hồi quy.

74

3.4.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng hồi quy bội

Để phân tích hồi quy tuyến tính bội, các biến được đưa vào mô hình theo phương pháp Enter. Tiêu chuẩn kiểm định là tiêu chuẩn được xây dựng theo phương pháp kiểm định giá trị thống kê F và xác định xác suất tương ứng của giá trị thống kê F, kiểm định mức độ phù hợp giữa mẫu và tổng thể thông qua hệ số xác định R2. Công cụ chuẩn đoán giúp phát hiện sự tồn tại của cộng tuyến trong dữ liệu được đánh giá mức độ cộng tuyến làm thoái hóa tham số ước lượng là: hệ số phóng đại phương sai (VIF). Quy tắc là khi VIF > 5 đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến [6].

Mô hình hồi quy có dạng:

Động cơ làm việc = β0 + β1* bản chất công việc + β2 *sự an toàn + β3 * tiền lương và phúc lợi + β4 * đào tạo và thăng tiến + β5 * sự hỗ trợ của cấp trên + β6* mối quan hệ với động nghiệp + β7 * môi trường làm việc

Kết quả của mô hình hồi quy giúp xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến động cơ làm việc của người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà.

Bng 3.8. Bng tóm tt s dng phương pháp Enter Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin- Watson 1 0.746a 0.556 0.536 0.64533 1.892

Bng 3.9. Bng kết qu phân tích phương sai

Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. 1 Hồi quy 79.774 7 11.396 27.365 0.000a Số dư 63.718 153 0.416 Tổng 143.492 160 (Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ dữ liệu khảo sát)

75

Bng 3.10. Kết qu hi quy s dng phương pháp Enter

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độchu lệẩch n Beta Tolerance VIF

1 (Hằng số) -1.136 0.345 -3.289 0.001 CV 0.205 0.061 0.206 3.378 0.001 0.781 1.280 AT 0.213 0.063 0.211 3.384 0.001 0.747 1.339 TL 0.237 0.054 0.273 4.428 0.000 0.765 1.308 DT 0.099 0.059 0.096 1.694 0.092 0.896 1.116 CT 0.223 0.070 0.184 3.173 0.002 0.863 1.159 DN 0.083 0.055 0.084 1.508 0.134 0.945 1.058 MT 0.239 0.077 0.197 3.113 0.002 0.726 1.377 (Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ dữ liệu khảo sát) Ø Kiểm định F là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Giả thuyết Ho được đặt ra là β1 = β2 =β3 = β4 = β5 = β6 = β7 = 0. Nếu giả thuyết này bị bác bỏ thì có thể kết luận rằng kết hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của biến phụ thuộc, điều này có nghĩa là mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu. Theo bảng Anova, giá trị thống kê F của mô hình có giá trị Sig là 0.000 nên bác bỏ H0 cho rằng các hệ số hồi quy bằng 0. Vì vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.

Ø Hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.536 chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 53.6%, hay nói các khác 7 nhân tốđộc lập

76

trong phương trình hồi quy giải thích được 53.6% biến thiên của biến phụ thuộc.

Ø Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy hệ số Tolerance (độ chấp nhận của biến) thấp (đều nhỏ hơn 1) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) từ 1.058 đến 1.339 (đều nhỏ hơn 5) do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình này khá nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.

Ø Hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình cho thấy các giá trị Beta

đều khác 0, để xác định mức độ quan trọng của các nhân tố có ảnh hưởng đến

động cơ làm việc của người lao động chia làm 2 nhóm như sau:

· Nhóm giá trị beta khác 0 có ý nghĩa thống kê với kiểm định 2 phía, có Sig < 0.05, kết quả cho thấy có 5 nhân tố có ảnh hưởng theo hệ số hồi quy (β) lần lượt là: Bản chất công việc: β = 0.206 Sự an toàn: β = 0.211 Tiền lương và phúc lợi: β = 0.273 Sự hỗ trợ của cấp trên: β = 0.184 Môi trường làm việc: β = 0.197

· Nhóm giá trị beta khác 0 không có ý nghĩa thống kê với kiểm định 2 phía, sig > 0.05. Đó là nhân tố đào tạo và thăng tiến (β bằng 0.096, sig bằng 0.092 > 0.05) và nhân tốsự hỗ trợ của đồng nghiệp (β = 0.084, Sig = 0.134 > 0.05). Hai nhân tố này không được lựa chọn là nhân tố có ảnh hưởng đến

động cơ làm việc của người lao động theo thống kê. Trong thực tế, động cơ

làm việc của người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà có thể có

ảnh hưởng bởi 2 nhân tố này, tuy nhiên mức độ chưa đủ mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào hệ số beta chuẩn hóa, hàm hồi quy mới có dạng như sau:

Động cơ làm việc = 0.206 * bản chất công việc + 0.211 * sự an toàn + 0.273 * tiền lương và phúc lợi + 0.184 * sự hỗ trợ của cấp trên + 0.197 * môi trường làm việc.

77

3.4.3. Giải thích về động cơ làm việc của người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà may Hòa Thọ - Đông Hà

Từ phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy có 5 nhân tốảnh hưởng đến

động cơ làm việc của người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà đó là bản chất công việc, sự an toàn, tiền lương và phúc lợi, sự hỗ trợ của cấp trên môi trường làm việc. Tất cả các biến đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ nên từ phương trình hồi quy thấy được mức độ quan trọng của từng nhân tốđối với động cơ làm việc của người lao động.

Kết quả hồi quy cho thấy nhân tốtiền lương và phúc lợi là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến động cơ làm việc của người lao động (có hệ số hồi quy lớn nhất). Hệ sốβ > 0 với mức ý nghĩa rất thấp tức là độ tin cậy cao, như vậy giữa nhân tố “tiền lương và phúc lợi” với “động cơ làm việc” là mối quan hệ

cùng chiều. Nghĩa là người lao động cảm thấy được trả lương tương xứng và công bằng, cùng với cảm nhận các chính sách phúc lợi của công ty được thực hiện đầy đủ và hữu ích thì họ làm việc tốt hơn và động cơ làm việc lớn hơn. Kết quả hồi quy có β = 0.273, mức ý nghĩa là 0.000 nghĩa là khi tăng mức độ

về tiền lương và phúc lợi lên 1 đơn vị thì động cơ làm việc tăng lên 0.273 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.

Nhân tố thứ hai có ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động là sự an toàn. Kết quả hồi quy có β = 0.211, Sig = 0.001 có nghĩa là nhân tố

“sự an toàn” có ảnh hưởng cùng chiều với động cơ làm việc của người lao

động. Nghĩa là khi giá trị của nhân tố “sự an toàn” tăng lên 1 đơn vị thì động cơ làm việc tăng lên 0.211 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

Nhân tố thứ ba có ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động

78

tố “bản chất công việc” có mối quan hệ cùng chiều với “động cơ làm việc” của người lao động. Điều đó có nghĩa là khi người lao động cảm thấy công việc phù hợp với họ, không bị nhàm chán… thì động cơ làm việc cũng tăng lên. Vậy giả thuyết H1được chấp nhận.

Nhân tố thứ tư có ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động

đó là môi trường làm việc có β = 0.197 và sig = 0.002 có nghĩa là nhân tố

“môi trường làm việc” có mối quan hệ cùng chiều với “động cơ làm việc”. Tức là khi giá trị của nhân tố “môi trường làm việc” tăng lên 1 đơn vị thì

động cơ làm việc tăng lên 0.197 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không

đổi. Vậy giả thuyết H7được chấp nhận.

Nhân tố cuối cùng là sự hỗ trợ của cấp trên có β bằng 0.184 và sig bằng 0.002 có nghĩa là nhân tố “sự hỗ trợ của cấp trên” có mối quan hệ cùng chiều với động cơ làm việc của người lao động. Tức là khi giá trị của nhân tố “sự hỗ

trợ của cấp trên” tăng lên thì “động cơ làm việc” tăng lên và ngược lại.Vậy giả thuyết H5được chấp nhận.

3.4.4. Kết quả thống kê về động cơ làm việc theo từng nhóm nhân tố tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà tố tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà

Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy, thực hiện việc thống kê mô tả

trên các nhóm nhân tốảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale) là

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0.8

Để dễ dàng đánh giá, kết quả nghiên cứu các giá trị trung bình (mean)

được quy ước như sau:

Giá trị trung bình 1.00 – 1.80 : Đánh giá rất không tốt Giá trị trung bình 1.81 – 2.60 : Đánh giá không tốt Giá trị trung bình 2.61 – 3.40 : Đánh giá trung bình Giá trị trung bình 3.41 – 4.20 : Đánh giá tốt

79 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị trung bình 4.21 – 5.00 : Đánh giá rất tốt

Ø Thang đo bn cht công vic

Bng 3.11. Kết qu thng kê mô t ca nhân t bn cht công vic

Thành phần N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

CV1 161 3.94 1.160 CV2 161 3.57 1.133 CV3 161 3.82 1.060 CV4 161 3.81 1.141 CV5 161 3.87 1.096 (Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ dữ liệu khảo sát)

Từ số liệu thống kê cho thấy nhân tố này được người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà đánh giá tốt. Tốt nhất là nhân tố CV1 (Công việc thú vị không bị nhàm chán) chứng tỏ người lao động cảm nhận công việc họ

làm là thú vị do được làm đúng với năng lực và chuyên môn. Ngoài ra, hiện nay công ty luôn có bộ phận kế hoạch lập tiến độ công việc phù hợp để tránh tình trạng công việc bị dồn ép, tồn đọng gây áp lực công việc đến nhân viên và ảnh hưởng đến năng suất lao động.

Ø Thang đo s an toàn

Bng 3.12. Kết qu thng kê mô t ca nhân t s an toàn

Thành phần N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn AT1 AT2 AT3 161 161 161 3.69 3.63 3.57 1.062 1.041 1.011 (Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ dữ liệu khảo sát)

Nhân tố sự an toàn có 3 biến quan sát bao gồm AT1 (Nơi làm việc an toàn, không nguy hiểm), AT2 (Công việc lâu dài, không sợ mất việc), AT3 (Đảm bảo an toàn lao động). Từ kết quả thống kê cho thấy cả 3 thành phần

đều được người lao động trong công ty đánh giá tốt. Công ty đã làm tốt trong việc đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên, cùng với sự phát triển của công

80

ty đã tạo cho người lao động có niềm tin về sự vững chắc và ổn định trong công việc để nhân viên yên tâm công tác.

Ø Thang đo tin lương và phúc li

Bng 3.13. Kết qu thng kê mô t ca nhân t tin lương và phúc li

Thành phần N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

TL1 161 2.91 1.398

TL2 161 2.99 1.277

TL3 161 3.02 1.037

TL5 161 2.88 1.343

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ dữ liệu khảo sát)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, người lao động đánh giá tiêu chí này ở

mức độ trung bình bởi vì phần lớn thu nhập của người lao động trong công ty chủ yếu từ 2 triệu đến 4 triệu đồng, với mức lương đó chỉ để chi trả cho nhu cầu cơ bản. Do đó, công ty cần cân nhắc đểđiều chỉnh mức thu nhập phù hợp

đảm bảo cuộc sống và người lao động yên tâm làm việc.

Ø Thang đo s h tr ca cp trên

Bng 3.14. Kết qu thng kê mô t ca nhân t s h tr ca cp trên

Thành phần N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

CT1 161 3.13 0.923

CT2 161 3.47 1.031 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CT3 161 3.24 0.947

CT4 161 2.95 1.042

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ dữ liệu khảo sát)

Qua bảng số liệu trên, người lao động đánh giá tốt ở tiêu chí CT2 (Cấp trên thân thiện, dễ tiếp cận), các tiêu chí còn lại ở mức trung bình. Cho thấy cấp trên mặc dù có thái độ thân thiện và cởi mở với nhân viên, nhưng người lao động chưa cảm nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ trong công việc từ lãnh đạo của mình. Bộ phận quản lý cần theo sát nhân viên và xây

81

dựng bộ máy lãnh đạo có năng lực và nhận được nhiều sự tín nhiệm hơn.

Ø Thang đo môi trường làm vic

Bng 3.15. Kết qu thng kê mô t ca nhân t môi trường làm vic

Thành phần N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

MT1 161 3.02 0.770

MT2 161 4.01 1.095

MT3 161 3.66 1.118

MT4 161 3.60 0.990

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu từ dữ liệu khảo sát)

Từ kết quả khảo sát, cho thấy người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà đánh giá khá tốt về nhân tố môi trường làm việc. Chỉ có tiêu chí MT1 (Thời gian làm việc phù hợp) đánh giá ở mức trung bình do đặc thù kinh doanh của công ty thường theo vụ mùa, nên vào thời gian cao điểm người lao động thường phải làm thêm giờ, tăng ca nhiều. Do đó, công ty cần có kế hoạch phân bố nguồn lực phù hợp đểđáp ứng tốt trong mọi thời điểm.

Ø Thang đo mc độ to động cơ làm vic

Kết quả thống kê mô tả cho thấy nhân tố có ảnh hưởng đến động cơ

làm việc của người lao động cao nhất là bản chất công việc (mean =3.8012), tiếp theo là sự an toàn (mean = 3.6294) và môi trường làm việc (mean = 3.5730). Hai nhân tố ở mức trung bình là sự hỗ trợ của cấp trên (mean = 3.1972) và ít nhất là nhân tố tiền lương và phúc lợi (mean = 2.9534). Kết quả

cụ thể như sau:

Bng 3.16. Kết qu thng kê mô t ca mc độ to động cơ làm vic

Thành phần N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

CV 161 3.8012 0.95223 AT 161 3.6294 0.93763 TL 161 2.9534 1.09016

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động tại công ty cổ phần dệt may hoà thọ đông hà (full) (Trang 83)