1. Lời nói đầu:
3.2. Hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý dịch vụ Internet
định của Viễn thông Nghệ an
Về cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin: 100% các điểm giao dịch, các trung tâm viễn thông được kết nối mạng LAN nội bộ tốc độ cao, được trang bị đầy đủ máy tính và các trang thiết bị khác. Tất cả các phòng thiết bị đều được trang bị điều hòa, nguồn điện đảm bảo tiêu chuẩn, sẵn sàng 24/7.
Ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành:
Hình 3.7: Mô hình hệ thống phần mềm tại VNPT Nghệ An
Hiện tại có 7 hệ thống phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin đang được triển khai, vận hành tại VNPT Nghệ An để quản lý dịch vụ Internet cố định như sau:
* Phần mềm Quản lý thuê bao: Lưu trữ thông tin về khách hàng. Nhân viên giao dịch nhập thông tin khách hàng vào hệ thống theo qui trình đã được quy định. Sau đó nhân viên kỹ thuật/ dây máy lấy thông tin đã được nhập vào để xử lý.
* Phần mềm tính cƣớc, Phầm mềm thu nợ: Dùng để tính cước và in hóa đơn cho khách hàng
* Hệ thống báo hỏng / tƣ vấn khách hàng 109 / 108: Khách hàng gọi điện để báo hỏng hoặc nghe tư vấn về các dịch vụ.
* Phần mềm quản lý mạng cáp: Quản lý hệ thống thiết bị truyền dẫn
* Website Điều hành sản xuất kinh doanh: Trao đổi thông tin hoạt động và điều hành.
Tất cả cán bộ công nhân viên đều được cấp tài khoản sử dụng các phần mềm nghiệp vụ liên quan và được đào tạo hướng dẫn sử dụng phần mềm đầy đủ:
- Công nhân dây máy: Phần mềm Quản lý thuê bao, Phần mềm Quản lý mạng cáp, Web điều hành sản xuất kinh doanh.
- Nhân viên giao dịch: Phần mềm quản lý thuê bao, Web điều hành sản xuất kinh doanh, VISA, Cắt mở dịch vụ gia tăng tổng đài, Module quản lý khiếu nại, quản lý khách hàng + điểm bán hàng
- Nhân viên thu nợ: Quản lý đối soát thu nợ, Web điều hành sản xuất kinh doanh, Cắt mở dịch vụ gia tăng tổng đài
- Các cấp quản lý: Các module báo cáo với các quyền thích hợp, tất cả các phần mềm khác.
Phần lớn các quy trình nghiệp vụ trong việc tiếp nhận yêu cầu lắp đặt, sửa chữa, … từ khách hàng đã được tin học hóa và có phần mềm chuyên dụng.
Quy trình phát triển phần mềm: Do trung tâm Công nghệ thông tin – VNPT Nghệ An tiến hành. Mô hình thường được sử dụng là mô hình thác nước
Hình 3.8: Mô hình thác nước
Phân tích yêu cầu và tài liệu đặc tả (Requirements and Specifications): là giai đoạn xác định những “đòi hỏi” (“What”) liên quan đến chức năng và phi chức năng mà hệ thống phần mềm cần có. Giai đoạn này cần sự tham gia tích cực của các phòng ban chức năng đặt hàng phần mềm và kết thúc bằng một tài liệu được gọi là “Bản đặc tả yêu cầu phần mềm” hay SRS (software requirement specification), trong đó bao gồm tập hợp các yêu cầu đã được duyệt (reviewed) và nghiệm thu (approved) bởi những người có trách nhiệm đối với dự án (các phòng ban chức năng). SRS chính là nền tảng cho các hoạt động tiếp theo cho đến cuối dự án.
Phân tích hệ thống và thiết kế (System Analysis and Design): là giai đoạn định ra “làm thế nào” (“How”) để hệ thống phần mềm đáp ứng những “đòi hỏi” (“What”) mà khách hàng yêu cầu trong SRS. Đây là chính là cầu nối giữa “đòi hỏi” (“What”) và mã (Code) được hiện thực để đáp ứng yêu cầu đó.
Hiện thực và kiểm thử từng thành phần (Coding and Unit Test): là giai đoạn hiện thực “làm thế nào” (“How”) được chỉ ra trong giai đoạn “Phân tích hệ thống và thiết kế”.
Kiểm thử (Test): giai đoạn này sẽ tiến hành kiểm thử mã (code) đã được hiện thực, bao gồm kiểm thử tích hợp cho nhóm các thành phần và kiểm thử toàn hệ thống
(system test). Một khâu kiểm thử cuối cùng thường được thực hiện là nghiệm thu (acceptance test), với sự tham gia của các nhân viên/bộ phận sẽ vận hành trực tiếp phần mềm trong vai trò chính để xác định hệ thống phần mềm có đáp ứng yêu cầu của họ hay không.
Cài đặt và bảo trì (Deployment and Maintenance): đây là giai đoạn cài đặt, cấu hình và huấn luyện sử dụng. Giai đoạn này sửa chữa những lỗi của phần mềm (nếu có) và phát triển những thay đổi mới được khách hàng yêu cầu (như sửa đổi, thêm hay bớt chức năng/đặc điểm của hệ thống).