Tình hình thực hiện quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn

Một phần của tài liệu Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 56 - 68)

6. Bố cục của Luận văn

2.2.3.Tình hình thực hiện quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn

nguồn ngân sách Nhà nƣớc tại huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình

2.2.3.1. Lập và thông báo kế hoạch thanh toán VĐT XDCB của NSNN

Công tác lập kế hoạch:

Trong thời gian qua việc giao kế hoạch vốn trên địa bàn huyện có những tiến bộ đáng kể, từ chỗ kế hoạch vốn năm sau thƣờng đến cuối quý IV năm trƣơc đƣợc giao và thƣờng xuyên phải điều chỉnh nhiều lần. Thì những năm gần đây đã có những cải tiến đáng kể và không phải điều chỉnh nhiều trong năm

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện giao kế hoạch VĐT XDCB trên địa bàn huyện Hoa Lƣ giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Năm Văn bản pháp lý Kế hoạch

VĐT

2008 Quyết định số 1024/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 25.612.000

2009 Quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 35.200.000

2010 Quyết định số 999/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 89.400.000

2011 Quyết định số 1151/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 52.970.000

2012 Quyết định số 1185/QĐ-UBND ngày 30/12/2012 12.300.000

Bảng 2.4: Tình hình phân bổ kế hoạch VĐT XDCB cho các loại dự trên địa bàn huyện Hoa Lƣ giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tính: Nghìn đồng.

T

T Loại dự án

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số cấp Tỷ lệ % Số cấp Tỷ lệ % Số cấp Tỷ lệ % Số cấp Tỷ lệ % Số cấp Tỷ lệ % Tổng số vốn cấp 25.612.000 35.200.000 89.400.000 52.970.000 12.300.000 1 Công trình công cộng 9.163.000 35,9 17.315.000 49,2 30.353.000 33,9 24.781.000 46,9 3.448.000 28,0 2 Công trình giao thông 6.123.000 23,9 7.571.000 21,5 27.573.000 30,8 12.348.000 23,3 4.152.000 33,8 3 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5.570.000 21,8 5.754.000 16,4 19.910.000 22,3 7.941.000 14,9 2.159.000 17,6 4 Công trình thủy lợi 4.756.000 18,6 4.560.000 12,9 11.564.000 12,9 7.900.000 14,9 2.541.000 20,7

Qua số liệu thống kê tại Bảng 2.4 cho thấy: số liệu cấp phát thanh cho các loại dự án đạt ở mức cao, nhƣng không đều. Trong giai đoạn này chỉ có năm 2010 và năm 2011 đƣợc phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cao nhất. Lý do đây là những năm huyện Hoa Lƣ bắt tay vào xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tƣớng chính phủ về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; đây cũng là những năm có nhiều biến động về giá nguyên vật liệu và tăng lƣơng tối thiểu.

Trên thực tế việc giao kế hoạch VĐT XDCB của huyện Hoa Lƣ cho Chủ đầu tƣ trong những năm qua nhất là thời kỳ 2008-2012 vẫn còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công trình dự án không đủ trình tự đầu tƣ xây dựng. Đến đầu năm kế hoạch, nhƣng nhiều công trình, dự án còn chƣa thẩm định đƣợc dự toán, tổng dự toán công trình. Do nhiều công trình hồ sơ thiết kế không đầy đủ, khối lƣợng dự toán lúc lập thừa, lúc lập thiếu, đơn giá dự toán không phù hợp với thực tế và theo đúng quy định của Nhà nƣớc ban hành tại cùng thời điểm. Do đó, mà chƣa thể ra quyết định giao vốn cho các Chủ đầu tƣ đƣợc. Nguyên nhân chủ yếu là do khối lƣợng công việc nhiều, trong khi các Ban quản lý dự án cấp huyện lại là kiêm nhiệm. Ở thời điểm đó, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình số lƣợng Công ty tƣ vấn thiết kế còn ít, chủ yếu là một số công ty nhà nƣớc, khối lƣợng công việc nhiều. Trong khi đó các dự án do cấp huyện quản lý thƣờng có quy mô nhỏ, nên ít đƣợc chú trọng quan tâm làm cho tiến độ thiết kế, dự toán chậm. Một nguyên nhân nữa là đối với các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn cấp trên thì việc phân bổ vốn từ tỉnh chậm. Do vậy, mà UBND huyện phân bổ VĐT cho từng công trình, dự án thuộc huyện quản lý cũng chậm. Khắc phục tình hình trên, những năm gần đây (2010-2012), huyện đã có nhiều tiến bộ trong việc giao kế hoạch vốn sớm

với các công trình, dự án do UBND tỉnh phân bổ vốn cũng đã đƣợc triển khai sớm hơn. Do vậy, việc giao kế hoạch vốn cho các công trình, dự án trên địa bàn huyện đã đƣợc tiến hành sớm hơn đúng thời gian quy định.

Một thực trạng nữa trong công tác lập, phân bổ, thẩm tra và giao kế hoạch VĐT XDCB trên địa bàn huyện Hoa Lƣ trong thời gian qua. Đó là, còn diễn ra tình trạng phân bổ kế hoạch vốn cho những công trình, dự án không đủ điều kiện dẫn đến có những dự án thừa vốn nhƣng không có khối lƣợng thực hiện để thanh toán trong năm, sinh ra hiện tƣợng A-B nghiệm thu trƣớc khi có khối lƣợng hoàn thành vào cuối năm để có đủ thủ tục thanh toán, sau đó mới thi công trả khối lƣợng nhƣ công trình: Xây dựng vỉa hè, rãnh thoát nƣớc đƣờng ĐT 478 do Doanh nghiệp tƣ nhân xây dựng Xuân Mai thi công; Tổng giá trị vốn đƣợc duyệt 6.371 triệu đồng, vốn cho công tác xây lắp là 3.460 triệu đồng; Công trình khởi công 13/11/2009 đến hết tháng 6/2009 vẫn chƣa thi công xong, nguyên nhân công trình kéo dài là do không giải phóng đƣợc mặt bằng, năng lực tài chính của nhà thầu yếu kém, đặc biệt nghiêm trọng là Chủ đầu tƣ đã cho Nhà thầu ứng 3.000 triệu/3.460 triệu, chiếm tới 86,7% tổng giá khối lƣợng dự toán xây lắp của công trình trong khi công trình vẫn chƣa đƣợc khởi công. Đồng thời có những dự án mặc dù có đủ điều kiện thi công để hoàn thành đƣa vào sử dụng sớm đang rất cần vốn nhƣng do không đƣợc bố trí kế hoạch vốn nên đành phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng chờ kế hoạch, tiêu biểu cho dạng này là công trình xây dựng Nhà hiệu bộ trƣờng THCS xã Ninh Vân mặc dù đã đủ điều kiện về trình tự đầu tƣ xây dựng nhƣng việc ghi kế hoạch vốn chậm, phải “chờ” từ năm 2010 đến năm 2011 mới đƣợc ghi kế hoạch vốn. Cũng trong tình trạng đó là một số công trình xây dựng do cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện là chủ đầu tƣ đã xây dựng xong, đến nay vẫn đang trong tình trạng nợ đọng vốn.

Cũng liên quan đến kế hoạch vốn hàng năm còn một tồn tại nữa là trong những năm qua ở Hoa Lƣ là có những dự án, công trình khâu khảo sát, thẩm định, phê duyệt tuân thủ các quy định về nội dung đƣợc phê duyệt trong quyết định đầu tƣ của dự án, áp dụng định mức, đơn giá nhƣng trong quá trình thực hiện do biến động giá nguyên vật liệu, giá nhân công làm cho dự toán không đúng thực tế và kế hoạch vốn đƣợc ghi theo dự toán. Khi công trình triển khai thi công đã không thể thực hiện đƣợc vì giá trị thực tế cao hơn dự toán thậm chí cao gấp đôi. Để xử lý tình huống huyện đã điều chỉnh dự toán, tuy nhiên đối với những công trình có nguồn vốn thuộc các chƣơng trình dự án thì nguồn vốn lại không phải từ nguồn ngân sách huyện mà từ ngân sách tỉnh hoặc vốn dự án từ trung ƣơng, nên đến khi Nhà thầu thi công theo dự toán mới thì lại không có vốn, gây khó khăn rất lớn cho các Nhà thầu. Điển hình cho trƣờng hợp này là công trình xây dựng trƣờng mần non xã Ninh Vân (Giai đoạn 1); Trƣờng mầm non xã Ninh Vân (Giai đoạn 2); Trƣờng mầm non Ninh Giang; Trƣờng THCS xã Ninh Thắng; Nạo vét, kiên cố kênh tƣới tiêu trạm bơm Ninh Giang; Trƣờng tiểu học xã Ninh Xuân, Hạng mục nhà học 2 tầng 4 lớp.

Do chƣa chủ quản đầu tƣ và các cơ quan quản lý chƣa quan tâm theo dõi sát sao, đôn đốc Chủ đầu tƣ lập kế hoạch vốn sát đúng với khả năng thực hiện và tình hình thực hiện đầu tƣ, nên việc thực hiện kế hoạch đầu tƣ trong năm thƣờng đạt thấp mặc dù đã đƣợc điều chỉnh nhiều lần.

Cuối cùng có một thực trạng rất quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc lập kế hoạch VĐT XDCB hàng năm đó là quyết định chủ chƣơng đầu tƣ. Quyết định chủ chƣơng đầu tƣ sẽ ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ. Chủ chƣơng đầu tƣ đúng đem lại hiệu quả kinh tế cao, chủ chƣơng đầu tƣ sai sẽ

rất chú trọng đến việc xác định chủ chƣơng đầu tƣ đúng đắn, từ đó có những quyết định đúng, hợp lòng dân, phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế-xã hội.

2.2.3.2. Cấp phát thanh toán VĐT XDCB thuộc NSNN

Theo quy định của Luật NSNN, Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007; Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 03/04/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN thì đối với các dự án địa phƣơng do cấp huyện quản lý phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thông báo kế hoạch vốn và chuyển vốn cho KBNN huyện thực hiện kiểm soát thanh toán vốn.

Việc chuyển vốn tiếp theo cơ quan tài chính huyện sẽ căn cứ vào kế hoạch vốn hàng quý do Chủ đầu tƣ lập và đƣợc KBNN huyện tổng hợp gửi cơ quan tài chính. Kế hoạch VĐT hàng quý do Chủ đầu tƣ lập phản ánh giá trị khối lƣợng đã thực hiện của quý trƣớc và lũy kế từ đầu năm đến cuối quý trƣớc; vốn đã đƣợc tạm ứng, thu hồi và thanh toán của quý trƣớc và lũy kế từ đầu năm đến cuối quý trƣớc; dự kiến giá trị thực hiện trong quý; nhu cầu vốn tạm ứng và vốn thanh toán trong quý (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5:Tình hình thực hiện thanh toán VĐT XDCB trên địa bàn huyện Hoa Lƣ giai đoạn 2008 - 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị:Nghìn đồng

Năm Kế hoạch vốn

Giá trị khối lƣợng

thực hiện Thanh toán

Giá trị % KH Giá trị % KH %KLTH 2008 25.612.000 24.000.000 93,7% 23.500.000 91,75% 97,7% 2009 35.200.000 33.500.000 95% 33.200.000 94,32% 99,10% 2010 89.400.000 83.000.000 92,8% 82.500.000 92,28% 99,4% 2011 52.970.000 50.500.000 95,3% 47.500.000 89,6% 94,0% 2012 12.300.000 11.700.000 95,1% 11.500.000 93,49% 98,3%

Qua số liệu thống kê tại bảng 2.5 trên cho thấy: số liệu cấp phát thanh toán trong giai đoạn này tăng và đạt ở mức cao, nhƣng không đều mà thất thƣờng theo từng năm với mức cấp phát trung bình đạt khoảng 91,6% kế hoạch. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chỉ có năm 2011 là đạt 89,6% kế hoạch, đạt mức thanh toán thấp nhất. Lý do đây là năm có nhiều biến động về giá nguyên vật liệu và tăng lƣơng tối thiểu. Nhƣng do việc nguồn vốn không đáp ứng kịp, trong khi số lƣợng công trình rất nhiều (toàn huyện 53 công trình). Ðiều này dẫn đến cấp phát thanh toán trong năm đạt thấp so với kế hoạch.

Ðạt đƣợc mức thanh toán cao nhƣ trên là do quy định về mức vốn tạm ứng cũng có nhiều thay đổi tiến bộ. Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007; Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 03/04/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN, thu hồi và quyết toán vốn ứng trƣớc dự toán ngân sách năm sau cho các dự án đầu tƣ XDCB. Việc thay đổi này đã tạo cơ chế thông thoáng cho các Chủ đầu tƣ trong việc thanh toán VĐT XDCB. Cũng có thể coi là nguyên nhân cơ bản giúp cho tình hình thanh toán VĐT XDCB trên địa bàn huyện đạt đƣợc những kết quả đáng kể nhƣ trên.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện dự án đầu tƣ vẫn rất chậm và thƣờng thực hiện vào cuối năm kế hoạch dẫn đến việc ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung vào thanh toán ở những tháng cuối của năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát, thanh toán VĐT XDCB. Giá trị khối lƣợng kế hoạch so với kế hoạch nhìn chung vẫn đạt thấp (94,38%) điều này cũng do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng vẫn là chất lƣợng của công tác kế hoạch. Nhƣ đã đề cập ở trên, kế hoạch vốn nhiều khi giao chậm do kế hoạch từ tỉnh chậm, thuộc dạng

Chính phủ. Cũng có những dự án do việc hoàn thiện trình tự thủ tục đầu tƣ xây dựng chậm nhƣ thiết kế, dự toán chậm. Kế hoạch hàng năm vẫn phải điều chỉnh nhiều lần, có nhiều dự án chƣa đủ điều kiện ghi kế hoạch theo Nghị định về quản lý đầu tƣ và xây dựng vẫn đƣợc đƣa vào kế hoạch. Có những dự án đã đầy đủ thủ tục thì lại vẫn phải chờ để đƣợc ghi kế hoạch.

* Tình hình kiểm soát thanh toán VĐT XDCB trên địa bàn huyện: Trƣớc khi làm thủ tục thanh toán, hồ sơ thanh toán phải đƣợc KBNN kiểm soát để đảm bảo việc thanh toán là đúng đối tƣợng đƣợc hƣởng, đúng chính sách chế độ nhà nƣớc. Công tác kiểm tra dự toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kết quả kiểm tra là căn cứ để đối chiếu, làm thủ tục thanh toán từng lần đƣợc nhanh chóng, chính xác, đồng thời đƣa ra mức vốn tối đa để cấp có thẩm quyền xem xét lại quyết định của mình.

Thực tế tại Hoa Lƣ trong những năm vừa qua chủ yếu chỉ mới kiểm tra sự đầy đủ tính hợp lý của hồ sơ, thấy đủ điều kiện là giải quyết cho thanh toán. Còn việc kiểm tra dự toán hầu nhƣ là chƣa thực hiện đƣợc. Cho đến nay trong các báo cáo của KBNN huyện chƣa thấy có số liệu nào cụ thể cho thấy kết quả của việc kiểm tra dự toán. Chƣa chỉ ra đƣợc những thiếu sót trong khâu lập dự toán, việc áp dụng định mức, đơn giá, cũng nhƣ phát hiện lỗi số học. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do năng lực trình độ cán bộ kiểm soát thanh toán không có chuyên môn về xây dựng. Tuy nhiên, việc kiểm tra dự toán sẽ đƣợc cơ quan tài chính tiến hành khi thẩm định khi quyết toán. Nhƣng dù sao đây cũng là điểm mà KBNN huyện cần khắc phục để quá trính kiểm soát thanh toán đƣợc thực hiện tốt hơn, tránh đƣợc những thất thoát do cố ý hoặc là vô ý của các bên có liên quan.

Kiểm soát trong khi thanh toán: Mỗi lần mà Chủ đầu tƣ gửi đến KBNN huyện các hồ sơ, chứng từ thanh toán phù hợp. Ngoài hồ sơ ban đầu, từng lần tạm ứng hoặc thanh toán hồ sẽ phải gồm các loại sau:

- Trƣờng hợp tạm ứng: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy rút VĐT.

- Trƣờng hợp thanh toán: Biên bản nghiệm thu, Bản tính chi tiết khối lƣợng thanh toán, phiếu giá hoặc bảng kê thanh toán, giấy rút VĐT.

Nội dung kiểm tra (Ðối với các khoản thanh toán theo dự toán), Kiểm tra nội dung đề nghị thanh toán với dự toán đƣợc duyệt về: Khối lƣợng thanh toán phải phù hợp với khối lƣợng trong dự toán, kiểm tra việc áp dụng định mức đơn giá. Thực tế tại Hoa Lƣ việc thanh toán trong thời kỳ qua chủ yếu đƣợc thực hiện đối với các khoản thanh toán theo dự toán. Việc kiếm soát thanh toán ở khâu này cũng có thực trạng nhƣ giai đoạn trƣớc. Chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát đƣợc về thủ tục hồ sơ đầy đủ hợp lệ. Còn việc đối chiếu với dự toán để kiểm tra việc áp dụng định mức đơn giá còn hạn chế, mới chỉ dừng ở chỗ đối chiếu với dự toán để kiểm tra việc thanh toán khối lƣợng phù hợp với khối lƣợng trong dự toán.

2.2.3.3. Quyết toán VĐT XDCB

Thực hiện Thông tƣ số 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 nay là đƣợc thay thế bởi thông tƣ số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ tài chính hƣớng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN. Theo đó, thì thẩm quyền phê duyệt quyết toán đối với các dự án là ngƣời quyết định đầu tƣ, do đó chủ tịch UBND huyện phê duyệt quyết toán các dự án do huyện quyết định đầu tƣ (xem bảng 2.6).

Cơ quan thẩm tra quyết toán dự toán hoàn thành, đối với các dự án thuộc cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý thì Phòng Tài chính là cơ quan tổ chức thẩm tra. Thực tế tại huyện Hoa Lƣ, trong thời gian qua (2008 -

Một phần của tài liệu Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 56 - 68)