Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 39 - 41)

6. Bố cục của Luận văn

1.5.1.Nhóm nhân tố bên trong

Nhóm nhân tố bên trong bao gồm: năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo các cơ quan quản lý trong bộ máy quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN cũng nhƣ quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản lý của địa phƣơng.

- Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo bộ máy chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ở địa phƣơng, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lƣợc trong hoạt động; đƣa ra đƣợc các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng nhƣ giữa các khâu,

các bộ phận của bộ máy quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ở địa phƣơng. Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động chi NSNN nói chung và chi ngân sách nhà nuớc cho đầu tƣ XDCB ở từng địa phƣơng nói riêng. Nếu năng lực của ngƣời lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lƣợc không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN sẽ không hiệu quả, dễ gây thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực này và ngƣợc lại.

- Năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ở địa phƣơng lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu đƣợc sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tƣợng sử dụng vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN thể hiện ở năng lực phân tích, xử lý các thông tin đƣợc cung cấp và giám sát, đối chiếu với các quy trình hiện hành của nhà nƣớc. Nếu thiếu khả năng này, thất thoát lãng phí trong hoạt động quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN sẽ không tránh khỏi và ngƣợc lại.

- Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN ở địa phƣơng và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phƣơng, hoạt động quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN đƣợc triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập và giao kế hoạch vốn đến kiểm soát, thanh toán vốn, và cuối cùng là quyết toán VĐT xây dựng có tác động rất lớn đến quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lƣợng

bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lƣợng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN.

- Việc ứng dụng công nghệ tin học và hiện đại hóa công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngay nay (điển hình là hệ thống TABMIS) đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu đƣợc của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN nói riêng sẽ giúp khâu thanh toán của đơn vị đƣợc thuận lợi hơn rất nhiều, giúp tiết kiệm đƣợc thời gian xử lý công việc, đảm bảo đƣợc tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả hơn. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 39 - 41)