Phương hướng chung

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 80 - 81)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1 Phương hướng chung

Trên thế giới hiện nay toàn cầu hóa về kinh tế đang là một xu hướng tất yếu của lịch sử. Đây là một bước phát triển cao hơn của quốc tế hóa về phát triển lực lượng sản xuất, khoa học, công nghệ và xã hội hóa sản xuất. Xu hướng này do các nước tư bản phát triển chi phối phát động. Các tổ chức quốc tế lớn như WB, WTO ngày càng có vai trò to lớn, chế định toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa chứa khá nhiều mâu thuẫn, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đối với một quốc gia vừa xuất hiện cơ hội mở rộng thị trường tự do buôn bán, tạo điều kiện phân bố nguồn lực trên thế giới đồng thời tiếp cận vốn, nhân lực, công nghệ tiên tiến một cách thuận lợi hơn. Mặt khác thách thức không nhỏ là bị sự chi phối của các nước tư bản phát triển, các tổ chức lớn và công ty xuyên quốc gia làm các nước đang phát triển thua thiệt, bất lợi về nhiều mặt.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO và quá trình hội nhập đến nay đã thu hút được những thành tựu tương đối lớn như mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại thương, thị trường vốn lớn, FDI và ODA vào Việt Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là khả năng hấp thụ vốn kém do cơ sở hạ tầng yếu kém, chất lượng lao động thấp, công cụ lao động không phù hợp, sức cạnh tranh thấp, pháp luật và pháp chế còn hạn chế, cơ chế quản lý chưa đồng bộ. Nguồn vốn tuy nhiều nhưng thường kèm theo nhiều điều kiện khắt khe hoặc bất lợi do nhà tài trợ, nhà đầu tưđặt ra.

Nước ta đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đó là nền kinh tế trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành kinh tế thị trường được tự giác tạo lập và sử dụng để giải phóng triệt để sức sản xuất, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Cải cách hành chính để phù hợp với quá trình đổi mới của đất nước, cụ thể là cải cách hành chính đang tập trung vào bốn khâu chính là: thể chế, bộ máy, cán bộ và tài chính hiện nay đang diễn ra rất sôi động ở nước ta. Các bối cảnh trên tác động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 hai mặt đến quản lý vốn đầu tư XDCB. Đặt ra nhiệm vụ của các cơ quan quản lý phải biết tranh thủ những thuận lợi, hạn chế các khó khăn để tiếp tục có biện pháp nâng cao chất lượng quản lý.

Trong bối cảnh trên, quan điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện Phù Cừ là sớm thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp và từng bước rút ngắn khoảng cách GDP bình quân đầu người so với tỉnh trong cả nước. Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triền cơ sở hạ tầng: đường giao thông, thủy lợi, kiên cố hóa trường lớp, xây dựng nông thôn mới để đáp ứng được nhu cầu của người dân tại địa phương. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tăng nhanh năng suất lao động, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao trí thức và thể lực cho người lao động, quy hoạch khu dân cư phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xây dựng hệ thống chính trị, an ninh quốc phòng vững mạnh, đời sống xã hội lành mạnh và phát triển, với các mục tiêu cụ thể sau:

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15%/năm, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp: 6%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản: 27%; Thương mại, dịch vụ: 23%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/năm.

- Về phát triển xã hội: Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phấn đấu trở thành huyện không có tội phạm, không có buôn bán và nghiện ma túy.

- Về môi trường: Bảo vệ thiên nhiên, đa dạng hóa sinh học, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)