1). Phạm Thị Nhung (2012), “Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN huyện Yên Khánh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học nông nghiệp Hà Nội, 2012.
Luận văn của tác giả đề cập công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện., tuy nhiên một số nội dung về phân cấp quản lý, công tác kiểm soát thanh toán qua Kho bạc trình bày chưa được cụ thể.
2). Nguyễn Công Nghiệp (2009). “Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN ở Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Bộ Tài chính, Hà Nội.
Đề tài tiếp cận nghiên cứu theo một đề tài nghiên cứu khoa học hướng chủ yếu vào các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN trên phạm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 vi toàn quốc, ít thông tin đề cập đến phạm vi quản lý trên địa bàn một huyện.
3). Lê Xuân Kinh (1999), “Tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận văn mới tập trung phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên phạm vi một tỉnh mà trọng tâm là tìm các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý này.
4) Lê Hùng Sơn, “Biện pháp góp phần chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Trường Đại học kinh tế quốc dân, số 3/năm 2006.
Luận văn của tác giả chủ yếu nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm chống thất thoát trong đầu tư XDCB nói chung, chưa đề cập sâu đến công tác quản lý trên địa bàn huyện.
Với mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau, các đề tài trên đã đề cập khá nhiều vấn đề có liên quan đến thực trạng của quản lý đầu tư XDCB trong các năm qua, giải pháp đổi mới có liên quan tới quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB. Ngoài ra còn có một số công trình khác đã công bố cùng liên quan để quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài này dưới dạng luận văn, luận án khoa học trên địa bàn huyện Phù Cừ giúp cho địa phương đưa ra được những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý vốn NSNN chi đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phù Cừ trong điều kiện, tình hình mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39
III.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Một sốđặc điểm cơ bản của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Huyện Phù Cừ nằm ở toạđộ 21,420 vĩ bắc, 106,120 kinh đông, phía Tây giáp huyện Tiên Lữ, phía Tây Bắc giáp huyện Ân Thi đều thuộc tỉnh Hưng Yên. Phía Đông Bắc và phía Đông giáp huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương. Góc phía Đông Nam giáp huyện Quỳnh Phụ, còn phía Nam giáp huyện Hưng Hà đều của tỉnh Thái Bình. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt quốc lộ 38B đã được nâng cấp mở rộng sẽ tạo điều kiện cho huyện giao lưu, phát triển kinh tế xã hội với các đơn vị trong và ngoài tỉnh.
Huyện Phù Cừ nằm ở trung tâm đồng bằng nên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Lượng mưa trong năm thường phân bố không đều giữa các mùa và trong tháng.
Phù Cừ có diện tích đất tự nhiên là 9.382,33ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6.984,72ha, chiếm 74,4% diện tích đất tự nhiên của huyện và 10,52% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Dân số 81.000 người.
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Cừ
Trong những năm qua cùng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội chung, huyện Phù Cừđã coi trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nên tình hình phát triển kinh tếđã có những tiến bộ, thay đổi nhiều mặt. Do coi trọng công tác quy hoạch phát triển tổng thể, chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm nên các ngành kinh tế có bước phát triển, chuyển biến rõ nét, hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40
Bảng 3.1.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Cừ giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 1. Giá trị sản xuất Tỷđồng 1.896 2.180 2.474 2. Tăng trưởng GDP % 14,75 15 13,5 3. Cơ cấu kinh tế - Nông nghiệp % 38 35 32,5 - CN-XD % 30 31.5 32,5 - TM - DV % 32 33.5 35 4. Tổng giá trị SX ngành NN tỷđồng 722 765 803 - Tăng trưởng (%) % 7,44 6 5 5. Công nghiệp- TTCN Tỷđồng 367 452 534 - Tăng trưởng (%) % 15,7 23,2 18,1 6. Xây dựng Tỷđồng 200 229 271 - Tăng trưởng (%) % 26,6 14,5 18,3 7. Thương mại, dịch vụ Tỷđồng 607 734 866 - Tăng trưởng (%) % 21,30% 21 18
Nguồn: Văn phòng HĐND – UBND huyện Phù Cừ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 14,75%; trong đó: Xây dựng 26,6%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 15,7%; Thương mại, dịch vụ 21,3% và ngành nông nghiệp 7,44%. Đến năm 2013 tốc độc tăng trưởng kinh tế ở ba ngành: xây dựng, Công nghiệp – Tiểu công nghiệp và thương mại, dịch vụ phát triển khá đồng đều (Xây dựng 18,3%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 18,1%; Thương mại, dịch vụ 18%) , ngành nông nghiệp 5%.
Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2013 tổng thu ngân sách là 315,601 tỷ đồng gấp 1,7 lần so với năm 2011; tổng chi ngân sách năm 2013 là 310,784 tỷđồng trong đó chi XDCB 60,508 tỷđồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 38 35 32,5 30 31,5 32,5 32 33,5 35 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tỷ lệ % NN CN-XD TM-DV Lĩnh vực 2011 2012 2013 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ chuyền dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2011 - 2013
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ; năm 2013 cơ cấu kinh tế của huyện là: nông nghiệp: 32,5%; công nghiệp - xây dựng; 32,5% và thương mại dịch vụ: 35%.
Các chính sách phát triển toàn diện kinh tế - xã hội đã được triển khai có hiệu quả, đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, mức độ hưởng thụ văn hóa và tiếp thu văn hóa nhân loại của nhân dân từng bước được cải thiện.
Công tác quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên đất, nước được triển khai và thực hiện chặt chẽ; công tác quản lý và bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chếđược sự ô nhiễm môi trường từ sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có giải pháp cụ thể khôi phục, phát triển mở rộng cơ sở sản xuất mây tre đan, thêu tranh xuất khẩu, mộc dân dụng; đưa một số ngành, nghề mới như: thêu hạt cườm trên vải, đan hàng rào sinh thái... vào sản xuất, thành lập mới làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động (toàn huyện có 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 Về thương mại, dịch vụ mạng lưới các chợ nông thôn được cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hệ thống kinh doanh, thương mại dịch vụ đồng bộ được hình thành đáp ứng cơ bản nhu cầu trao đổi hàng hoá, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách phát triển. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tiếp nhận đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, ưu tiên các nhà đầu tư có dự án lớn, sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương, đóng góp nhiều cho ngân sách và ít tác động xấu đến môi trường.
Công tác giáo dục - đào tạo của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường, có 10,9% giáo viên mầm non, 54% giáo viên tiểu học, 26,4% giáo viên trung học cơ sở, 4,3% giáo viên trung học phổ thông đạt trên chuẩn, duy trì công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở; 100% trẻ 5 tuổi được vào mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông và bổ túc văn hoá, 35% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng.
Tổ chức thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp của Chính phủ gắn với cụ thể hoá từng tiêu chí ở các bậc học và nhà trường, góp phần thúc đẩy tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hiện nay, có 3/14 trường mầm non; 8/15 trường tiểu học; 1/3 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Công tác Y tế, đã thực hiện có hiệu quả chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Chủđộng thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, không có dịch bệnh bùng phát trong huyện, tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Hoàn thành mục tiêu 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Chính sách xã hội, thực hiện tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo, từ thiện trong các tầng lớp nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội huyện Phù Cừđã có nhiều khởi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 sắc. Hoạt động đầu tư XDCB ngày càng tăng với cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, hiệu quả theo các chương trình và dự án trong quy hoạch. Các hoạt động văn hoá, xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng cũng phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, về cơ bản Phù Cừ còn là huyện nghèo, thuần nông, cơ sở hạ tầng thấp kém nên trong thời gian tới vẫn cần một lượng vốn đầu tư lớn từ NSNN. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng cần có sự tham gia hiệu quả của công tác quản lý vốn ngân sách cho đầu tư XDCB của huyện.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Dựa trên nguồn cung cấp thông tin, khả năng tiếp cận để thu thập thông tin thứ cấp. Việc tiến hành thu thập thông tin thứ cấp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2. Thu thập thông tin, tài liệu đã công bố
Nơi thu thập Thông tin
- Các văn bản, Nghị định có liên quan đến XDCB, quản lý vốn đầu tư XDCB; Các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài được công bố trên sách báo, tạp chí, internet…
- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài về quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB. Các kết quảđạt được của một số địa phương.
- Chủ đầu tư huyện Phù Cừ, các phòng ban chuyên môn và một số doanh nghiệp
- Các thông tin này giúp cho nghiên cứu có cơ sở để đánh giá công tác quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB. - Cục thống kê tỉnh, Webside của tỉnh Hưng Yên và huyện Phù Cừ - Tình hình dân số, lao động, việc làm, tình hình phát triển kinh tế của huyện Phù Cừ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
3.2.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp tới: Đại diện chủ đầu tư là đại diện của một số phòng ban chuyên môn trực tiếp tham gia vào quản lý đầu tư XDCB; 05 Doanh nghiệp (nhà thầu thi công trên địa bàn huyện) và đại diện đơn vị sử dụng công trình của: UBND huyện Phù Cừ; 13 xã và 01 thị trấn trong huyện, với các nội dung tiến hành như sau:
-Chọn mẫu điều tra:
Số lượng mẫu điều tra và đối tượng điều tra nhưđược trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.3. Số lượng phiếu khảo sát điều tra
Tên đơn vị Số lượng mẫu điều tra
Đại diện chủđầu tư 25
Văn phòng UBND huyện 1
Kho bạc Nhà nước huyện Phù Cừ 5
Phòng Công thương 5
Phòng Tài chính - Kế hoạch 5
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2
Phòng Tài nguyên và Môi trường 2
Thanh tra huyện 5
Đại diện các doanh nghiệp 20
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo 5
- Cán bộ chuyên môn kế toán tài chính 10 - Cán bộ thực hiện công trình 5
Đại diện đơn vị sử dụng công trình 15
Tổng số 60
Đối với mỗi cơ quan đại diện Chủ đầu tư, nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của 01 lãnh đạo, quản lý cơ quan; từ 01 đến 04 được phân công phụ trách công việc có liên quan đến quản lý đầu tư XDCB của huyện. Đối với các doanh nghiệp, đề tài sẽ lựa chọn ra 5 doanh nghiệp đang thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện. Trong đó, mỗi doanh nghiệp đề tài tiến hành phỏng vấn 01 cán
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 bộ lãnh; 02 cán bộ chuyên môn kế toán tài chính có liên quan đến công tác quản lý vốn XDCB của đơn vị, và 01 cán bộ đại diện người trực tiếp thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện. Đại diện chủ đầu tư chỉ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến 01 cán bộ là chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
- Xây dựng phiếu điều tra
- Tiến hành điều tra thử để hoàn thiện biểu phiếu điều tra trước khi đưa vào điều tra chính thức.
- Tiến hành điều tra chính thức với các đối tượng điều tra
- Tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu.
Tất cả các thông tin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình Excel trên máy tính, kết quả được dùng để đánh giá thực trạng của quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Căn cứ số phiếu điều tra thu được, tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh lại trước khi tổng hợp.
- Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm EXCEL để tính toán số liệu, tỷ lệ %.
3.2.3 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư XDCB, cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và