Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Cừ

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 48 - 52)

Trong những năm qua cùng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội chung, huyện Phù Cừđã coi trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nên tình hình phát triển kinh tếđã có những tiến bộ, thay đổi nhiều mặt. Do coi trọng công tác quy hoạch phát triển tổng thể, chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm nên các ngành kinh tế có bước phát triển, chuyển biến rõ nét, hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

Bảng 3.1.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Cừ giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 1. Giá trị sản xuất Tỷđồng 1.896 2.180 2.474 2. Tăng trưởng GDP % 14,75 15 13,5 3. Cơ cấu kinh tế - Nông nghiệp % 38 35 32,5 - CN-XD % 30 31.5 32,5 - TM - DV % 32 33.5 35 4. Tổng giá trị SX ngành NN tỷđồng 722 765 803 - Tăng trưởng (%) % 7,44 6 5 5. Công nghiệp- TTCN Tỷđồng 367 452 534 - Tăng trưởng (%) % 15,7 23,2 18,1 6. Xây dựng Tỷđồng 200 229 271 - Tăng trưởng (%) % 26,6 14,5 18,3 7. Thương mại, dịch vụ Tỷđồng 607 734 866 - Tăng trưởng (%) % 21,30% 21 18

Nguồn: Văn phòng HĐND – UBND huyện Phù Cừ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 14,75%; trong đó: Xây dựng 26,6%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 15,7%; Thương mại, dịch vụ 21,3% và ngành nông nghiệp 7,44%. Đến năm 2013 tốc độc tăng trưởng kinh tế ở ba ngành: xây dựng, Công nghiệp – Tiểu công nghiệp và thương mại, dịch vụ phát triển khá đồng đều (Xây dựng 18,3%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 18,1%; Thương mại, dịch vụ 18%) , ngành nông nghiệp 5%.

Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2013 tổng thu ngân sách là 315,601 tỷ đồng gấp 1,7 lần so với năm 2011; tổng chi ngân sách năm 2013 là 310,784 tỷđồng trong đó chi XDCB 60,508 tỷđồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 38 35 32,5 30 31,5 32,5 32 33,5 35 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tỷ lệ % NN CN-XD TM-DV Lĩnh vực 2011 2012 2013 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ chuyền dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2011 - 2013

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ; năm 2013 cơ cấu kinh tế của huyện là: nông nghiệp: 32,5%; công nghiệp - xây dựng; 32,5% và thương mại dịch vụ: 35%.

Các chính sách phát triển toàn diện kinh tế - xã hội đã được triển khai có hiệu quả, đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, mức độ hưởng thụ văn hóa và tiếp thu văn hóa nhân loại của nhân dân từng bước được cải thiện.

Công tác quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên đất, nước được triển khai và thực hiện chặt chẽ; công tác quản lý và bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chếđược sự ô nhiễm môi trường từ sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có giải pháp cụ thể khôi phục, phát triển mở rộng cơ sở sản xuất mây tre đan, thêu tranh xuất khẩu, mộc dân dụng; đưa một số ngành, nghề mới như: thêu hạt cườm trên vải, đan hàng rào sinh thái... vào sản xuất, thành lập mới làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động (toàn huyện có 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 Về thương mại, dịch vụ mạng lưới các chợ nông thôn được cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hệ thống kinh doanh, thương mại dịch vụ đồng bộ được hình thành đáp ứng cơ bản nhu cầu trao đổi hàng hoá, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách phát triển. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tiếp nhận đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, ưu tiên các nhà đầu tư có dự án lớn, sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương, đóng góp nhiều cho ngân sách và ít tác động xấu đến môi trường.

Công tác giáo dục - đào tạo của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường, có 10,9% giáo viên mầm non, 54% giáo viên tiểu học, 26,4% giáo viên trung học cơ sở, 4,3% giáo viên trung học phổ thông đạt trên chuẩn, duy trì công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở; 100% trẻ 5 tuổi được vào mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông và bổ túc văn hoá, 35% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng.

Tổ chức thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp của Chính phủ gắn với cụ thể hoá từng tiêu chí ở các bậc học và nhà trường, góp phần thúc đẩy tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hiện nay, có 3/14 trường mầm non; 8/15 trường tiểu học; 1/3 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Công tác Y tế, đã thực hiện có hiệu quả chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Chủđộng thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, không có dịch bệnh bùng phát trong huyện, tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Hoàn thành mục tiêu 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Chính sách xã hội, thực hiện tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo, từ thiện trong các tầng lớp nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội huyện Phù Cừđã có nhiều khởi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 sắc. Hoạt động đầu tư XDCB ngày càng tăng với cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, hiệu quả theo các chương trình và dự án trong quy hoạch. Các hoạt động văn hoá, xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng cũng phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, về cơ bản Phù Cừ còn là huyện nghèo, thuần nông, cơ sở hạ tầng thấp kém nên trong thời gian tới vẫn cần một lượng vốn đầu tư lớn từ NSNN. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng cần có sự tham gia hiệu quả của công tác quản lý vốn ngân sách cho đầu tư XDCB của huyện.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)