Những hạn chế trong quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB của huyện

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 78)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2 Những hạn chế trong quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB của huyện

Thứ nhất: Công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách hàng năm được UBND huyện, UBND xã xây dựng và trình tại kỳ họp HĐND theo đúng quy định. Tuy nhiên, do nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm thấp, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản hàng năm chủ yếu từ nguồn thu từđất nên khi thực hiện xây dựng dự toán vốn cho đầu tư XDCB chủ yếu dựa vào dự toán thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và nguồn phân bổ của ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, chưa lường hết được nhu cầu về nguồn vốn thực tếđầu tư tại các xã trong huyện.

Nhu cầu về nguồn vốn ngân sách để đầu tư cho các dự án đầu tư XDCB hết sức lớn do yêu cầu cấp bách đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất của các địa phương trong huyện khá lớn nên việc phân bổ nguồn đểđáp ứng cơ bản cho các dự án chưa đảm bảo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 xã mang tư duy trong nhiệm kỳ phải đầu tư xây dựng được một hoặc vài công trình của địa phương để tạo dấu ấn, khả năng bố trí nguồn vốn thanh toán cho các dự án tại các xã của huyện thấp, chủ yếu trông chờ vào hỗ trợ từ ngân sách của cấp trên.

Nguồn ngân sách huyện bố trí cho các xã để thực hiện đầu tư xây dựng từ đầu năm thấp, hàng năm căn cứ nguồn hỗ trợ từ cấp trên và nguồn thu thực tế theo phân cấp, UBND huyện phân bổ kinh phí cho các dự án trong năm. Do vậy, một số dự án do UBND các xã làm chủđầu tư chưa thực sự chủđộng trong công tác triển khai dự án, thụ động trong quá trình đầu tư công trình trọng điểm ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả dự án sau đầu tư.

Thứ hai: Chất lượng lập và thẩm định hồ sơ dự án, thiết kế, dự toán vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều dự án phải điều chỉnh bổ sung, thiết kế vẫn còn sai sót dẫn tới đánh giá nhu cầu sử dụng dự án của chủđầu tưđối với các đơn vị tư vấn còn hạn chế. Đã ảnh hưởng đến việc bố trí nguồn vốn cho dự án, làm ảnh hưởng đến quy mô của dự án.

Thứ ba: Trong quá trình quản lý khối lượng thi công công trình, đặc biệt vào thời điểm cuối năm, do yêu cầu phải thanh toán vốn kế hoạch đã được bố trí trong năm nên không tránh khỏi việc nghiệm thu sai khối lượng thực tế thi công cho nhà thầu, đã tạo ra rủi ro cho Chủđầu tư trong khâu quản lý vốn.

Thứ tư: Sự phân cấp quản lý trong các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng chưa tính đến năng lực quản lý đầu tư XDCB cấp xã, thị trấn.

Thứ năm: Thanh quyết toán vốn đầu tư còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụđược giao. Qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp tham gia các dự án, công trình XDCB trên địa bàn huyện Phù Cừ và đại diện chủđầu tư, nghiên cứu nhận thấy đại bộ phận các doanh nghiệp đều hài lòng với công tác tạm ứng cũng như thanh toán tạm ứng của các cơ quan chức năng có liên quan. Điều này cũng cho thấy, Phù Cừ đang thực hiện công tác này một cách tương đối tốt, điều đó thể hiện công tác đầu tư XDCB ở Phù Cừđang nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo từ chính quyền địa phương. Song trong 45 phiếu được hỏi về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB: có 4 ý kiến đánh giá là nhanh, chiếm 8.9%; có 32 ý kiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 đánh giá là kịp thời, chiếm 71,1%; tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng công tác thanh toán và tạm ứng hiện nay còn chậm, với 20% ý kiến đánh giá.

Bảng 4.9. Đánh giá về công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%) - Nhanh 4 8,9 - Kịp thời 32 71,1 - Chậm 9 20 Tổng số 45 100 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Thứ sáu: Việc quyết toán vốn đầu tư XDCB chưa được chú trọng, còn nhiều công trình, dự án đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được chủ đầu tư đề nghị quyết toán; Đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý công trình, dự án của huyện đều làm công tác kiêm nhiệm của các phòng ban chuyên môn. Do công việc bận nên đã làm ảnh hưởng tới việc quyết toán vốn đầu tư XDCB các công trình, dự án hoàn thành. Trong số 60 phiếu được hỏi có 39 phiếu cho rằng do kế toán công trình kiêm nhiệm nhiều việc, chiếm 65%; có 15 phiếu cho rằng do nhà thầu còn thiếu trách nhiệm trong việc hoàn thiện hồ sơ quyết toán, chiếm 25%; có 4 phiếu chi là do nhiều dự án, chiếm 6,7% và có 2 phiếu cho là do văn bản hướng dẫn, chiếm 3,3%.

Bảng 4.10. Đánh giá nguyên nhân của việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành còn chậm

Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%)

- Văn bản hướng dẫn 2 3,3

- Nhà thầu 15 25

- Nhiều dự án 4 6,7

- Kế toán kiêm nhiệm nhiều việc 39 65 - Khác

Tổng số 60 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

Thứ bẩy: Năng lực cán bộ làm công tác thẩm định ở các phòng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được công việc.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)