3.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Dựa trên nguồn cung cấp thông tin, khả năng tiếp cận để thu thập thông tin thứ cấp. Việc tiến hành thu thập thông tin thứ cấp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2. Thu thập thông tin, tài liệu đã công bố
Nơi thu thập Thông tin
- Các văn bản, Nghị định có liên quan đến XDCB, quản lý vốn đầu tư XDCB; Các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài được công bố trên sách báo, tạp chí, internet…
- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài về quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB. Các kết quảđạt được của một số địa phương.
- Chủ đầu tư huyện Phù Cừ, các phòng ban chuyên môn và một số doanh nghiệp
- Các thông tin này giúp cho nghiên cứu có cơ sở để đánh giá công tác quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB. - Cục thống kê tỉnh, Webside của tỉnh Hưng Yên và huyện Phù Cừ - Tình hình dân số, lao động, việc làm, tình hình phát triển kinh tế của huyện Phù Cừ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
3.2.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp tới: Đại diện chủ đầu tư là đại diện của một số phòng ban chuyên môn trực tiếp tham gia vào quản lý đầu tư XDCB; 05 Doanh nghiệp (nhà thầu thi công trên địa bàn huyện) và đại diện đơn vị sử dụng công trình của: UBND huyện Phù Cừ; 13 xã và 01 thị trấn trong huyện, với các nội dung tiến hành như sau:
-Chọn mẫu điều tra:
Số lượng mẫu điều tra và đối tượng điều tra nhưđược trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.3. Số lượng phiếu khảo sát điều tra
Tên đơn vị Số lượng mẫu điều tra
Đại diện chủđầu tư 25
Văn phòng UBND huyện 1
Kho bạc Nhà nước huyện Phù Cừ 5
Phòng Công thương 5
Phòng Tài chính - Kế hoạch 5
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2
Phòng Tài nguyên và Môi trường 2
Thanh tra huyện 5
Đại diện các doanh nghiệp 20
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo 5
- Cán bộ chuyên môn kế toán tài chính 10 - Cán bộ thực hiện công trình 5
Đại diện đơn vị sử dụng công trình 15
Tổng số 60
Đối với mỗi cơ quan đại diện Chủ đầu tư, nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của 01 lãnh đạo, quản lý cơ quan; từ 01 đến 04 được phân công phụ trách công việc có liên quan đến quản lý đầu tư XDCB của huyện. Đối với các doanh nghiệp, đề tài sẽ lựa chọn ra 5 doanh nghiệp đang thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện. Trong đó, mỗi doanh nghiệp đề tài tiến hành phỏng vấn 01 cán
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 bộ lãnh; 02 cán bộ chuyên môn kế toán tài chính có liên quan đến công tác quản lý vốn XDCB của đơn vị, và 01 cán bộ đại diện người trực tiếp thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện. Đại diện chủ đầu tư chỉ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến 01 cán bộ là chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
- Xây dựng phiếu điều tra
- Tiến hành điều tra thử để hoàn thiện biểu phiếu điều tra trước khi đưa vào điều tra chính thức.
- Tiến hành điều tra chính thức với các đối tượng điều tra
- Tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu.
Tất cả các thông tin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình Excel trên máy tính, kết quả được dùng để đánh giá thực trạng của quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.