Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tủa chùa tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 99)

Đánh giá về mức độ cần thiết của 5 biện pháp đề ra theo 3 mức độ: - Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm. Đánh giá về tính cấp thiết của 5 biện pháp đề ra theo 3 mức độ: - Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm. Sau đó tác giả tính tỷ lệ %, điểm trung bình và thứ bậc. Sau khi tổng hợp tác giả thu được kết quả sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ cần thiết Tổng Bình quân Xếp thứ hạng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 21 87,5 3 12,5 0 0 69 2,87 1 2 Biện pháp 2 19 79,2 5 20,8 0 0 67 2,78 2 3 Biện pháp 3 17 70,8 7 29,1 0 0 65 2,70 4 4 Biện pháp 4 18 75,0 6 25,0 0 0 66 2,75 3 5 Biện pháp 5 16 66,7 8 33,3 0 0 64 2,66 5

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Tính khả thi Tổng Bình quân Xếp thứ hạng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 20 83,3 4 16,7 0 0 68 2,83 2 2 Biện pháp 2 21 87,5 3 12,5 0 0 69 2,87 1 3 Biện pháp 3 18 75,0 6 25,0 0 0 66 2,75 4 4 Biện pháp 4 19 79,2 5 20,8 0 0 67 2,79 3 5 Biện pháp 5 17 70,8 7 29,2 0 0 65 2,70 5

Từ kết quả khảo nghiệm, đánh giá về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy:

Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học 100% ý kiến khảo nghiệm cho kết quả là rất cần thiết và cần thiết. Trong đó 4/5 biện pháp có ý kiến đánh giá là rất cần thiết từ 75% trở lên. Bên cạnh đó còn có biện pháp Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học có 70,8% ý kiến cho rằng cần thiết và còn có tới 29,2% ý kiến cho rằng ở biện pháp này là cần thiết. Điều này khẳng định rằng các biện pháp này hiện nay là phù hợp với

mong muốn của cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường và cần thiết phải tiến hành nghiên cứu các biện pháp trên trong thời gian tới.

Trong 5 biện pháp nêu trên thì biện pháp nâng cao nhận thức về việc đổi mới căn bản toàn diện trong đó hoạt động dạy học là nhiệm vụ quan trọng được đánh giá 87,5% là rất cần thiết, có nghĩa là biện pháp này là quan trọng nhất. Bởi vì nếu làm tốt sẽ khai thác được triệt để và hiệu quả hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong việc nâng cao chất lượng dạy học nhà trường. Tiếp đó là biện pháp Quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đứng thứ 2. Bởi vì có quản lý chỉ đạo tốt thì việc triển khai áp dụng các biện pháp còn lại mới có tính khả thi. Biện pháp đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường đứng được đánh giá vị trí thứ 3, biện pháp phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lí hoạt động dạy học được đánh giá ở vị trí thứ 4, biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học xếp vị trí thứ 5.

Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong bối cảnh đổi mới giáo dục, qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 100% ý kiến đều cho rằng các biện pháp nêu trên đều rất khả thi và khả thi. Trong đó biện pháp quản lý chỉ đạo đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh được đánh giá 87,5% là rất khả thi, biện pháp nâng cao nhận thức về việc đổi mới căn bản toàn diện trong đó hoạt động dạy học là nhiệm vụ quan trọng là 83,3% rất khả thi. Bên cạnh đó vẫn có tới 29,2% ý kiến cho rằng biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học là khả thi và 70,8% ý kiến cho rằng là rất khả thi.

Bảng 3.3. So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH trong bối cảnh đổi mới giáo dục

TT Biện pháp Cần thiết Khả thi Bình quân Thứ bậc Bình quân Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức về việc đổi mới căn bản toàn diện trong đó hoạt động dạy học là nhiệm vụ quan trọng.

2,87 1 2,83 2

2

Quản lý chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

2,78 2 2,87 1

3 Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong

quản lí hoạt động dạy học. 2,70 4 2,75 4

4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt

động dạy học trong nhà trường. 2,75 3 2,79 3

5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang

thiết bị phục vụ dạy học 2,66 5 2,70 5

Biểu đồ 3.1. So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Dựa vào bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 cho kết quả đánh giá về mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong bối cảnh đổi mới giáo dục như sau: Giữa mức độ cần thiết và tính khả thi có mối quan hệ tương quan và quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể:

Biện pháp quản lý nâng cao nhận thức về việc đổi mới căn bản toàn diện trong đó hoạt động dạy học các ý kiến đánh giá với mức độ cần thiết là cao nhất. Biện pháp quản lý chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực có tính khả thi là cao nhất. Bởi vì qua ý kiến của cán bộ quản lý và đội ngũ đều cho rằng nếu cán bộ quản lý nhà trường chỉ đạo quản lý hoạt động dạy học nghiêm túc, khoa học, phù hợp thì sẽ thúc đẩy và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường có hiệu quả.

Tóm lại: Tất cả 5 biện pháp trên được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho nên cả 5 biện pháp đều được đánh giá cao với tỷ lệ 100% ý kiến đều cho rằng cần thiết và rất cần thiết; khả thi và rất khả thi. Bên cạnh đó các biện pháp lại có mối quan hệ qua lại với nhau. Điều đó chứng tỏ các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý hoạt động dạy học ở trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Cho nên khi tổ chức quản lý các hoạt động dạy học cần thực hiện đồng bộ và có sự phối kết hợp của 5 biện pháp nêu trên. Điều đó cho thấy 5 biện pháp nêu trên đều có cơ sở và áp dụng trong thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Quản lý hoạt động dạy học ở trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa trong bối cảnh đổi mới giáo dục đều xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lương giáo dục – đào tạo đáp ứng cán bộ nguồn cho tỉnh Điện biên nói chung và cho huyện Tủa Chùa nói riêng. Các biện pháp nêu trên đều hướng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực mà nghị quyết 29 NQ/TW đã đề ra, qua đó rất cần sự quyết tâm của cán bộ quản lý, sự đồng lòng nhất trí của giáo viên và học sinh nhà trường.

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp trên CBQL và giáo viên của trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa cho thấy các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường trong thời gian vừa qua. Đưa nhà trường phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trên có thể áp dụng rộng rãi ở các trường PTDTNT THPT, các trường THPT trong toàn tỉnh Điện Biên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:

- Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường phổ thông, quản lý nhà trường thực chất là quản lý hoạt động dạy học. Để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo ở các nhà trường đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì việc đổi mới công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý dạy học nói riêng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt

Để có một nhà trường phát triển đáp ứng được yêu cầu nền giáo dục hiện đại hội nhập, đòi hỏi có nhiều yếu tố đó là cơ sở vật chất, tài chính, nguồn lực, thông tin, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, cơ chế chính sách....nhưng quyết định nhất cho sự thành bại của mỗi nhà trường chính là vai trò quản lý của người Hiệu trưởng.

- Qua nghiên cứu thực tiễn giáo dục huyện Tủa Chùa nói chung, trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa nói riêng cho thấy sự phát triển của nhà trường có được trong những năm qua chính là nhờ có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, có đội ngũ quản lý khoa học và kinh nghiệm. Bên cạnh các điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, đội ngũ nhà giáo thì yếu tố quyết định thành công cho sự phát triển của nhà trường chính là vai trò quản lý của người Hiệu trưởng mà trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học.

- Hiệu trưởng trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa đã có nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả hoạt động dạy học. Các giáo viên đều đánh giá cao các biện pháp quản lý của hiệu trưởng. Hầu hết các biện pháp quản lý giảng dạy của giáo viên, quản lý cơ sở vật chất thiết bị đều được quan tâm thỏa đáng. Song, trong quá trong quá trình quản lý hoạt động dạy học, nhà trường vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau: Hiệu quả tác động của Hiệu trưởng đến tư tưởng nhận thức giáo viên để tự giác hoàn thành nhiệm vụ còn có những hạn chế. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trưởng chuyên môn chưa bài bản, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn đôi khi còn mang tính hình thức. Công tác xây dựng lực lượng cốt cán chuyên môn đã có nhưng chưa hiệu quả, giáo viên còn ngại đổi mới, tính tự giác về chuyên

môn ở một số giáo viên chưa thật tốt từ soạn giảng, lên lớp, đổi mới phương pháp…

- Muốn quản lý có hiệu quả hoạt động dạy học ở trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức về việc đổi mới căn bản toàn diện trong đó hoạt động dạy học là nhiệm vụ quan trọng.

2. Quản lý chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

3. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong quản lí hoạt động dạy học. 4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường. 5.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ bổ sung cho nhau trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi biện pháp là một nhân tố của hệ thống tác động qua lại hữu cơ và biện chứng với nhau. Tuy nhiên trong thực tế ở mỗi thời điểm cần lựa chọn các biện pháp cho phù hợp để việc quản lý hoạt động dạy học có kết quả cao.

- Kết quả thử nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường PTDTNT THPT huyện Tủa Chùa đã tạo ra bước chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy học và giáo dục. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khả năng, luận văn chưa đề cập một cách đầy đủ và toàn diện các vấn đề nghiên cứu, vì vậy các biện pháp đề xuất trên cần được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Muốn có đội ngũ giáo viên tốt phải bắt đầu từ công tác đào tạo ở các trường Đại học sư phạm, hiện nay nội dung, chương trình đào tạo còn nhiều bất cập, thời gian thực tập cho giáo sinh quá ít. Một số trường không có chức năng

đào tạo giáo viên nhưng vẫn đào tạo, sau đó sinh viên học thêm chứng chỉ sư

phạm là có thể đủ điều kiện xét tuyển công chức. Điều đó dẫn đến hậu quả trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của một số giáo viên rất yếu nhưng vẫn được giảng dạy.

Đề nghị Bộ GD&ĐT kiểm soát chặt chẽ công tác đào tạo giáo sinh sư phạm, chỉ cho các trường Đại học có đảm bảo chất lượng mới được đào tạo cũng đủ cung cấp giáo viên cho các tỉnh.

2.2. Đối với Sở GD & ĐT Điện Biên

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho công tác quản lý của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. Đối với đội ngũ giáo viên phải chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán cho các bộ môn ở các nhà trường, qua đó để nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Tham mưu cho UBND tỉnh có cơ chế chính sách thu hút nhân tài động viên các giáo sinh các thầy cô giáo giỏi về công tác tại địa phương. Đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên được nâng chuẩn, đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Kiên quyết không tuyển dụng những giáo viên yếu kém về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức. Tăng cường đầu kinh phí để xây dựng CSVC trường lớp có đủ điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập.

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, về sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT, tổ chức hội thảo, thi giáo viên giỏi các cấp, xây dựng các điển hình tiên tiến.

Đổi mới về cơ chế tuyển dụng giáo viên, tăng cường tự chủ cho các nhà trường, các cơ sở giáo dục theo thông tư 43/CP của Chính phủ, hạn chế tuyển dụng sinh viên không đào tạo từ các trường sư phạm. Có chính sách khen thưởng thỏa đáng để động viên khuyến khích các thầy cô giáo giỏi.

2.3. Đối với trường trung học phổ thông

Trước hết Hiệu trưởng phải có tác phong làm việc khoa học quyết đoán, có quyết tâm đổi mới, có năng lực và trình độ quản lý sự thay đổi, phẩm chất và đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm cao, xây dựng văn hóa tổ chức, huy động được tính tích cực và tự giác của tập thể cán bộ giáo viên quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển toàn diện.

Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương đạo đức và tự học yêu nghề, hết lòng thương yêu học sinh, chấp hành và thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ cơ quan, xây dựng khối đoàn kết, gương mẫu thực hiện tốt

mọi nhiệm vụ được trao. Có quyết tâm cao đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện đại và hội nhập.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, các biện pháp quản lý dạy học trong nhà trường phổ thông không "nhất thành bất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tủa chùa tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)