Quản lý việc thực hiện kế hoạch giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tủa chùa tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 62 - 69)

2.4.2.1. Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp

Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giáo viên có vai trò rất quan trọng, thực tiễn giảng dạy trong nhà trường cho thấy: giáo viên nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của giáo viên đó sẽ tốt hơn.

Ý thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, nhà trường đã đề ra một số biện pháp quản lý cơ bản đối với nội dung này. Vì

thế tác giả tiến hành khảo sát thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên qua việc điều tra trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện thể hiện trong bảng số liệu 2.11 sau:

Bảng 2.11. Đánh giá thực trạng quản lí việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

TT Các biện pháp Mức độ % Tốt Khá TB Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Đưa ra những qui định cụ thể về việc chuẩn bị bài lên lớp 6 25,0 14 58,3 4 16,7 0 0 2

Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất giáo án của giáo viên

7 29, 2 17 70,8 0 0 0 0

3 Bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ

năng chuẩn bị bài lên lớp 8 33,3 4 16,7 9 37,5 3 12,5 4 Tổ chức dự giờ, nhận xét

Biểu đồ 2.5. Thực trạng việc quản lý chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên Kết quả khảo sát trên cho thấy Hiệu trưởng đã chú trọng đưa ra các qui định cụ thể về việc chuẩn bị bài lên lớp và kết quả thu được (rất tốt 25,0%; tốt: 16,7 %) , Như vậy giáo viên đã thực hiện tốt yêu cầu trên. Những tiết dạy của giáo viên chuẩn bị giáo án tốt chắc chắn sẽ góp phần rất lớn làm cho bài giảng sinh động. Tuy nhiên vẫn có giáo viên chưa coi trọng việc soạn giáo án, thực hiện một cách thụ động thậm trí tham khảo gần như hoàn toàn các giáo án trên mạng Internet thiếu sự đầu tư chất xám để soạn bài.

Về nội dung kiểm tra định kỳ, đột xuất giáo án của giáo viên (Tốt 29,2%; Khá:58,3%). Hầu hết giáo viên đã được quán triệt vai trò của hoạt động kiểm tra là thúc đẩy công tác chuyên môn thường xuyên, kịp thời uốn nắn những sai lệch trong giảng dạy chứ không chỉ đơn thuần đánh giá thi đau của giáo viên.

Có thể nói hạn chế lớn nhất là nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng chuẩn bị bài lên lớp (12,5%), có đến 50% giáo viên cho rằng việc này làm ở mức trung bình và chưa tốt. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài soạn vì hầu hết giáo viên nhà trường còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạy học. Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nghiệp vụ và kỹ năng chuẩn bị bài lên lớp

Hoạt động tổ chức dự giờ, nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm được nhận thức là nhiệm vụ quan trọng, mang tính chất học hỏi, giúp đỡ nhau trong công

tác chuyên môn do vậy đa số giáo viên đánh giá là khá, tốt có 92,7%. Điều này chứng tỏ giáo viên đã có ý thức trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Mặc dù nhà trường yêu cầu mỗi bài soạn có đầy đủ các bước thể hiện mục tiêu bài học, chuẩn bị của giáo viên, học sinh, hoạt động của thầy và trò, phương pháp dạy học (cho bài học đó), củng cố, hướng dẫn về nhà cho HS. Theo quy định, hằng tuần nhóm trưởng bộ môn (thường là tổ trưởng hay tổ phó chuyên môn) phê duyệt giáo án trước khi giáo viên thực hiện giảng dạy. Định kỳ, thường là mỗi học kỳ 2 lần Ban giám hiệu kiểm tra và ghi vào sổ theo dõi.

Tuy nhiên, một thực tế là các tổ, nhóm chuyên môn chỉ kiểm tra qua loa, hình thức rồi ký duyệt. Họ không có thời gian để đọc chi tiết từng giáo án (bài soạn) xem có đúng với phân phối chương trình bộ môn của GV hay không, mà chủ yếu đếm xem có đủ số tiết được quy định trong phân phối chương trình không, GV có trình bày các bước không, giáo viên đã biết tổ chức lớp, giảng dạy tạo điều kiện để học sinh hợp tác hay chưa, tương trợ lẫn nhau và bộc lộ năng khiếu, sở trường của bản thân. Khâu kiểm tra định kỳ của Ban giám hiệu chủ yếu cũng chỉ xác nhận đã soạn bài là chính còn chất lượng bài soạn thế nào thì rất khó kiểm tra bởi Ban giám hiệu không cùng chuyên môn. Có thể nói những tồn tại trên một phần do công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng chuẩn bị bài lên lớp và biện pháp tổ chức dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm của cán bộ quản lý chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

2.4.2.2. Thực trạng quản lý nề nếp dạy học

Quản lý tốt nền nếp lên lớp của giáo viên có tác dụng nâng cao chất lượng giờ dạy. Nhà trường đã chủ động đưa ra các biện pháp quản lý nề nếp lên lớp của giáo viên. Qua khảo sát thực trạng quản lý nề nếp lên lớp của giáo viên ta thu được kết quả ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng quản lí nề nếp trên lớp của giáo viên

TT Nội dung

Mức độ đạt %

Tốt Khá BT Chưa tốt

1 Xây dựng tiêu chí giờ lên

lớp 14 50 10 41,7 0 0 0

2

Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại

3 12,5 9 39,1 6 33,3 6 33,3

3 Tổ chức dạy thay, dạy bù

kịp thời 18 75 6 25 0 0 0 0

4

Có kế hoạch quản lý việc thực hiện các quy định nêu trên

14 58,3 7 29,2 3 12,5 0 0

5

Sử dụng kết quả thực hiện nền nếp để đánh giá thi đua giáo viên

12,5 14 58,3 7 9,1 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy nhà trường đã xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện lên lớp của giáo viên và có kế hoạch quản lý việc thực hiện quy định này cũng như tổ chức dạy thay, dạy bù ở mức khá, tốt có tỷ lệ trên 80%. Nội dung bồi dưỡng năng lực sử dung phương pháp, phương tiên dạy học hiện đại. Có đến 33,3% đánh giá chưa tốt. Giáo viên nhà trường trên thực tế một năm chỉ được bồi dưỡng 1 lần do sở GD&ĐT tổ chức, các lớp học này được phản ánh là chỉ dạy lý thuyết, rất ít áp dụng vào bài giảng cụ thể, không giải đáp thỏa đáng hết thắc mắc của giáo viên. Tại trường thì nội dung này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại tổ, trao đổi trong quy mô rất nhỏ, cơ bàn nhà trường vẫn để giáo viên tự học là chính.

Trong việc xây dựng tiêu chí giờ lên lớp yêu cầu giáo viên phải ra vào lớp đúng giờ. Giờ vào lớp có trống vào: Dự báo để giáo viên và học sinh trở về lớp học và tính giờ của tiết học. Ngoài ra, trong Ban giám hiệu có một người trực để theo dõi giáo viên ra vào lớp. Tuy nhiên, thực tế có giáo viên khi ngồi chờ đến tiết dạy của mình tại các phòng chuyên môn hoặc văn phòng khi thấy có trống

vào lớp mới lên lớp vì vậy vẫn còn chậm trễ trong khâu vào lớp. Do nể nang nên ban giám hiệu cũng chỉ nhắc nhở qua loa nên tình trạng ấy vẫn chưa được cải thiện.

2.4.2.3. Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học

Nội dung, chương trình sách giáo khoa thay đổi theo mục tiêu đào tạo, nên việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu. Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học có vai trò rất quan trọng, nó góp phần thay đổi cả hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp dạy học. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thu được ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng quản lí việc thực hiện đổi mới PPDH

TT Nội dung

Mức độ %

Rất tốt Tốt TB Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

1

Yêu cầu thực hiện qui định về đổi mới phương pháp dạy học

3 12,5 14 58,3 5 20,8 2 8,3

2

Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp

2 8,3 16 66,7 4 16,7 2 8,3

3

Tổ chức các hội thảo đổi mới phương pháp dạy học

1 4,2 8 33,3 10 41,7 5 20,8

dụng phương pháp giảng dạy mới

Biểu đồ 2.6. Thực trạng việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học Theo kết quả khảo sát nhìn chung nhà trường đã nhận thức tốt về nhiệm vụ đổi mới phương pháp và tổ chức tốt việc nâng cao nhận thức sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên được đánh gía khá tốt 79,3%. Nhà trường tham gia dự tương đối đầy đủ các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp do cấp trên tổ chức.

Bên cạnh đó việc tổ chức các hội thảo đổi mới phương pháp hiệu quả chưa cao 20,8% ý kiến đánh giá là chưa tốt, do giáo viên nòng cốt không có, chỉ có giáo viên nhà trường tham gia, nhiều giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy hạn chế, có giáo viên ngại nêu ý kiến của mình. Vì vậy hiệu quả các cuộc hội thảo chưa cao. Mặc dù cán bộ quản lý đã tích cực tổ chức thao giảng áp dụng phương pháp mới, song hiệu quả vẫn chưa đạt theo mong muốn chưa tốt (8,3%). Giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp mới, chủ động sáng tạo của học sinh trong tiết dạy. Có lẽ công tác bồi dưỡng giáo viên về phương pháp chưa nhiều, giáo viên rất ít được tập huấn về đổi mới phương pháp theo định hướng phát triển năng lực. Thậm chí có giáo viên còn không biết dạy theo định hướng phát triển năng lực là như thế nào. Vì thế đa số giáo viên còn gặp khó

khăn trong công tác đổi mới phương pháp. Có thể nói đây là một thực trạng hết sức khó khăn của nhà trường.

2.4.2.4. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh

Qua khảo sát bằng phỏng vấn một số giáo viên thuộc các bộ môn và một số học sinh ở các lớp cho thấy đa số học sinh chưa tự giác học tập, khả năng suy nghĩ độc lập chưa tốt, kỹ năng làm việc nhóm còn hạn chế, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề chưa cao. Hiện nay, đa số học sinh học theo lối thực dụng, thi gì học nấy. Thậm chí với một số môn thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) ở nhiều phần kiến thức học sinh không muốn học bản chất mà chỉ nhớ công thức tính nhanh (gần như vô cảm với đặc thù bộ môn), biến các môn Lý, Hóa, Sinh… thành ghi nhớ, tính toán. Ngoài ra, xu hướng hiện nay nhiều học sinh học lệch, chủ yếu tập trung vào học những môn thi Đại học, ít quan tâm tới những môn học khác.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tủa chùa tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)