thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan
Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công hận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề ghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề ghiệp. Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc đánh iá chất lượng của cơ sở đào tạo. Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc. Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học. Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo ở cấp độ quốc gia, địa phương, từng cơ sở giáo dục, đào tạo và đánh giá theo chương trình của quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục, đào
tạo. Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở ngoài công lập, các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với các loại hình giáo dục cộng đồng. Đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng về bằng cấp, trước hết là trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo.
1.6. Đặc điểm trường Phổ thông dân tộc nội trú
Trường Phổ thông dân tộc nội trú là trường trung học công lập năm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được nhà nước thành lập nhằm thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Trường phổ thông dân tộc nội trú có mục tiêu, vai trò và tính chất của trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Điều 2, quy chế tổ chức và hoạt động trường nội trú).
1. Nhà nước thành lập trường PTDTNT cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
2. Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
3. Trường PTDTNT là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú.
Vì vậy Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học và các nhiệm vụ sau đây:
Tuyển sinh đúng đối tượng theo chỉ tiêu kế hoạch được giao hằng năm. Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, giáo dục học sinh ý thức phục vụ quê hương sau khi tốt nghiệp. Tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh PTDTNT. Có kế hoạch theo dõi số học sinh đã tốt nghiệp nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục. (Điều 4, quy chế tổ chức và hoạt động trường nội trú).
Tiểu kết chương 1
Quản lý hoạt động dạy học trường THPT là một hoạt động trọng tâm then chốt trong công tác quản lý nhà trường nói chung. Muốn một nhà trường phát triển có thương hiệu chỉ có con đường là nâng cao chất lượng dạy học, thầy dạy tốt trò học tốt. Để đạt được điều đó cần nhiều điều kiện và yếu tố trong đó đội ngũ giáo viên có trình độ và năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức nhà giáo là quyết định, đồng thời đội ngũ quản lý từ Hiệu trưởng đến tổ trưởng chuyên môn phải có trình độ khoa học quản lý mang tính chuyên nghiệp cao. Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường THPT có nhiều nội dung: Mục tiêu, nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy của thày - học của trò, kiểm tra đánh giá, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên, quản lý học tập của học sinh, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết bị, huy động các nguồn lực, đánh giá năng lực sư phạm giáo viên...Để có được kết quả cao phải là sự vận hành của cả một hệ thống quản lý có tác động thúc đẩy nhau. Điều đó đòi hỏi người hiệu trưởng phải hết sức năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN TỦA CHỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN