Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tủa chùa tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 56 - 62)

2.4.1.1. Quản lý mục tiêu, quản lý nội dung chương trình

Đầu mỗi năm học, trường yêu cầu các tổ nhóm chuyên môn rà soát lại chương trình môn học, căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ và Sở về việc xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn để tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn (chương trình giáo dục), sau đó trình Hiệu trưởng phê duyệt để thực hiện. Kết quả kiểm tra việc thực hiện chương trình đã được phê duyệt, thu được bảng kết quả sau:

Bảng 2.7. Thực trạng việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy của giáo viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện ( %) Tốt Khá TB Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1 Đánh giá việc thực hiện

bài

2 Kiểm tra việc thực hiện

chương trình qua vở ghi 15 62,5 4 16,7 3 12,5 2 8,3 3 Kiểm tra việc thực hiện

chương trình qua dự giờ đột xuất

14 58,3 4 16,7 5 20,8 1 4,2

4 Sử dụng kết quả thực hiện chương trình qua việc kiểm tra đánh giá HS

14 58,3 5 20,8 4 16,7 1 4,2

Biểu đồ 2.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy của giáo viên

Trong quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên, cán bộ quản lý đã thực hiện tốt nội dung kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài của giáo viên tốt kiểm tra thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên và thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình qua sổ đầu bài là 66,7%, tiếp đó, kiểm tra việc thực hiện chương trình qua vở ghi 62,5%; Nội dung Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua dự giờ đột xuất; Sử dụng kết quả thực hiện chương trình qua việc kiểm tra đánh giá là 58,3%. Nhưng tất cả các hoạt động quản lý đó cũng chỉ đạt ở mức tốt với tỷ lệ trung bình 60%. Điều đó

chứng tỏ nhà quản lý làm việc chưa đồng bộ, không có tính hệ thống và mang tính hình thức. Kiểm tra việc thực hiện chương trình và dự giờ đột xuất, Sử dụng kết quả thực hiện chương trình qua việc kiểm tra đánh giá HS mức trung bình và chưa tốt còn cao. Điều này cho thấy thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của nhà trường còn nặng về hành chính, sổ sách thiếu thực tế. Qua phỏng vấn điều tra tác giả thấy rằng Ban giám hiệu cũng đã tìm các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình của GV, tuy nhiên vẫn còn những GV chưa thực hiện tốt chương trình môn học, lỗi chủ yếu là dồn tiết, dạy trước, thêm hoặc cắt xén chương trình và cho rằng việc thực hiện trình tự chương trình chỉ mang tính hình thức, miễn sao cuối kỳ, cuối năm hoàn thành là được và đặc biệt đa số giáo viên cho rằng chương trình giảng dạy hiện nay còn quá nặng trong một tiết học giáo viên không thể truyền tải hết lượng kiến thức cơ bản vì vậy mà giáo viên phải dạy sang tiết khác tức là 1 bài dạy theo kế hoạch giảng dạy là phải dạy trong 1 tiết nhưng giáo viên phải dạy 2 tiết mới đủ, nên việc thực hiện chương trình của giáo viên có thể chậm hơn so với yêu cầu khi kiểm tra đột xuất.

Quản lý thực hiện nội dung chương trình môn học chủ yếu được thông qua kiểm tra kế hoạch giảng dạy, bài soạn của giáo viên và sổ đầu bài. Để kiểm chứng công tác quả lý của Hiệu trưởng về quản lý thực hiện mục tiêu, xây dựng kế hoạch. Tác giả tiến hành khảo sát về việc thực hiện chương trình của giáo viên xem cótrùng khớp với 3 loại hồ sơ trên hay không. Kết quả thu được ở bảng 2.8 sau đây:

Bảng 2.8. Kết quả thực hiện chương trình ở 3 loại hồ sơ

TT Nội dung

Kết quả (tính ra %)

Có Đôi khi Không

SL % SL % SL %

1 Chương trình thực hiện trùng với thời

gian ghi trong kế hoạc giáo dục 14 58,4 8 33,3 2 8,3 2 Chương trình thực hiện trùng với thời

gian ghi ở bài soạn 12 50 8 33,3 4 16,7

đầu bài

4 Thực hiện đầy đủ chương trình theo

quy định 22 91,7 2 8,3 0

Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy giáo viên thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định 91,7%, tiếp đó chương trình thực hiện trùng với sổ đầu bài 75%, ở nội dung chương trình thực hiện trùng với thời gian ghi trong kế hoạch giáo dục 58,4%, chương trình thực hiện trùng với thời gian ghi ở bài soạn 50%. Trong khi đó đôi khi thực hiện ở nội dung chương trình thực hiện trùng với thời gian ghi trong kế hoạch giáo dục, chương trình thực hiện trùng với thời gian ghi ở bài soạn đều chiếm tỷ lệ 33,3%, ở nội dung Chương trình thực hiện trùng với thời gian ghi ở sổ đầu bài qua kiểm tra vẫn còn số lượng giáo viên thực hiện chưa tốt 16,7%. Điều này chứng tỏ, ý thức thực hiện kế hoạch giảng dạy của một số ít giáo viên chưa tốt.

2.4.1.2. Quản lý kế hoạch dạy học

Lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong công tác quản lý. Muốn chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra tốt đều phải dựa vào việc lập kế hoạch. Việc quản lý lập kế hoạch, hồ sơ chuyên môn của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý hoạt động dạy học. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động lập kế

hoạch công tác, hồ sơ chuyên môn của giáo viên thu được ở bảng 2.9. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động lập kế hoạch

TT Nội dung Mức độ % Tốt Khá TB Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và qui chế chuyên môn 6 42,8 3 21,4 5 35,7 0 0 2 Xây dựng qui định cụ thể về kế hoạch cá nhân 4 28,6 5 35,7 3 21,4 2 14,3

3

Tổ chức kiểm tra về xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân

3 21,4 4 28,6 6 42,8 1 7,2

4

Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại

2 14,3 8 57,1 4 28,6 0 0

Biểu đồ 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch

Trong công tác quản lý hoạt động lập kế hoạch của cán bộ quản lý đã được thực hiện tương đối tốt các nội dung: Công tác cụ thể hóa nhiệm vụ năm học và quy chế chuyên môn được thực hiện tốt 42,8%, tiếp đó là xây dựng quy định cụ thể vềđ kế hoạch cá nhân 28,6%, tổ chức kiểm tra về xây dựng và thực hiện cá nhân 21,4%, sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại 14,3%. Điều này cho thấy tổ chuyên môn và giáo viên bàn bạc xây dựng kế hoạch hoạt động trên cơ sở kế hoạch của nhà trường đồng thời bổ sung những biện pháp cho phù hợp, thống nhất cách thức bước đi cho hiệu quả, phân công người thực hiện, thời gian hoàn thành .

Ngoài ra nội dung sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại ở mức khá 57,1%, tiếp đó là nội dung xây dựng quy định cụ thể về kế hoạch cá nhân 35,7%. Đặc biệt ở mức được đánh giá là bình thường thì nội dung tổ chức

kiểm tra về xây dựng và thực hiện cá nhân còn chiếm tỷ lệ cao 42,8%. Điều này cho thấy Ban giám hiệu đã ít quan tâm đến công tác thực hiện kế hoạch cá nhân, làm cho giáo viên xây dựng qui định cụ thể về kế hoạch cá nhân còn thực hiện chưa tốt đều đạt 14,2%.

Bảng 2.10. Thực trạng quản lí hồ sơ chuyên môn của giáo viên

TT

Nội dung

Mức độ %

Tốt Khá TB Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

1 Kiểm tra đột xuất hồ sơ

chuyên môn 2 14,3 8 57,1 3 21,4 1 7,2

2

Lập kế hoạch và chỉ đạo tổ kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn

5 35,7 12 50 2 14,3 0 0

3

Nhận xét, đánh giá yêu cầu điều chỉnh sau kiểm tra

3 21,4 8 57,1 2 14,3 1 7,2

4

Sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 42,8 6 42,8 2 14,3 0 0

Biểu đồ 2.4. Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Kết quả khảo sát trên cho thấy: Nội dung sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá giáo viên đánh giá ở mức tốt 42,8%, tiếp đó lập kế hoạch và chỉ đạo tổ kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn đạt tỷ lệ 35,7%. Trong khi đó đánh giá ở mức khá có nội dung kiểm tra đột xuất hồ sơ chuyên môn và nhận xét đánh giá yêu cầu điều chỉnh sau kiểm tra chiếm tỷ lệ khá là 57,1%, nội dung lập kế hoạch chỉ đạo tổ kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn chiếm tỷ lệ 50%. Chính vì vậy mà nội dung kiểm tra đột xuất hồ sơ cá nhân ở mức bình thường có tỷ lệ 21,4%. Chứng tỏ nhà trường chưa thường xuyên kiểm tra đột xuất hồ sơ chuyên môn cho nên trong thực tế nhiều giáo viên không cập nhật nội dung thường xuyên, chỉ đến khi có đợt kiểm tra thì mới hoàn thiện và bổ sung. Thậm chí có giáo viên làm chưa tốt 7,2% vì thế có giáo viên khi có kiểm tra yêu cầu điều chỉnh sau kiểm tra không hoàn thiện chiếm tỷ lệ 7,2%.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông huyện tủa chùa tỉnh điện biên trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 56 - 62)