0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỈNH BOKEO – LÀO (Trang 97 -101 )

Hiện tại chất lượng trình độ nguồn nhân lực đang là nguyên nhân dẫn tới yếu kém trong trong tác quản trị rủi ro tại ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bokeo-Lào. Bên cạnh đó chính sách, chế độ đối với nhân viên cũng là những yếu tố cần thiết để tăng cường động lực làm việc cũng như sự gắn bó với ngân hàng mà hiện tại những vẫn đề này vẫn chưa được chú trọng gây nên tình trạng bị mất những nhân viên giỏi.

quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Nếu xây dựng được một bộ máy quản trị rủi ro khoa học mà những con người làm việc trong bộ máy đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc, không nỗ lực thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình thì công tác quản trị rủi ro sẽ không đạt được hiệu quả. Vì vậy ngân hàng cần phải có nhóm giải pháp tổng thể về nguồn nhân lực để có thể hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo nội bộ và tham gia các khóa học nghiệp vụ do ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bokeo - Lào tổ chức và tại các trung tâm đào tạo về ngân hàng

Ngân hàng cần quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Cử cán bộ và nhân viên tham gia các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.

Bên cạnh việc đào tạo nội bộ cũng cần có những chính sách khuyến khích nhân viên tự tham gia các khóa đào tạo bên ngoài. Chẳng hạn, khi nhân viên tham gia các khóa đào tạo về quản trị rủi ro do các tổ chính quốc tế, các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước tổ chức thì ngân hàng có hình thức hỗ trợ toàn phần hoặc một phần học phí. Nếu có các chính sách hỗ trợ nay sẽ là động lực khuyến khích nhân viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của mình khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao thì khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng được nâng cao.

Chỉ đào tạo và khuyến khích tự đào tạo của nhân viên thôi là chưa đủ mà ngân hàng cũng cần xây dựng một cơ chế kiểm tra năng lực trình độ nhân viên

thường xuyên, điều này là cần thiết để tìm ra những hạn chế, yếu kém về kiến thức kỹ năng của nhân viên đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các khóa đào tạo. Hiện nay một số ngân hàng thương mại đã áp dụng các chương trình kiểm tra nghiệp vụ nhân việc định kỳ trong đó quy định mức khen thưởng và kỷ luật rõ ràng, cụ thể chính điều này cũng là một yếu tố tác động đến ý thức tự tự giác học tập, tự trang bị kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi nhân viên.

- Chính sách tiền lương và chính sách nhân sự

Xây dựng xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng phụ trách nên dễ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Số lượng cán bộ tín dụng có kinh nghiệm hiện nay tại các ngân hàng, phòng giao dịch của ngân hàng luôn thiếu, trong khi đó các ngân hàng mới thành lập lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn đã dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” nhất là trong tình hình khan hiếm nhân lực có kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng như hiện nay. Đứng trước tình hình như vậy, việc xây dựng chính sách đãi ngộ để thu hút và giữ chân nhân sự là vấn đề bức thiết và cấp bách.

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lợi lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào, cũng là hoạt động mang lại thu nhập để nuôi sống theo nó hàng loạt các bộ phận hỗ trợ khác. Công tác tín dụng cũng là công tác khó khăn nhất, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi nhiều trách nhiệm nhất.... Hiện nay mức lương của cán bộ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào chỉ ở mức trung bình so với thị trường trong khi đó họ phải làm một khối lượng công việc lớn. Chính điều này là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám. Việc cần thiết phải làm hiện nay đối với ngân hàng là phải xây dựng một chính sách tiền lương và phúc lợi tốt cho nhân viên nói chung và đặc biệt là các cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng. Đồng thời cũng phải có sự khác biệt rõ ràng về mức

lương giữa bộ phận trực tiếp làm tín dụng và bộ phận hỗ trợ khác, có như vậy mới tạo động lực khuyến khích cán bộ làm việc hiệu quả, hạn chế rủi ro đạo đức và chính nguồn thu nhập cao cũng sẽ là điều kiện cần để các cán bộ có thể tự mình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng bằng việc tự mình tham gia các kháo đào tạo nâng cao kiến thức. “Có thực mới vực được đạo” nếu ngân hàng làm tốt được chính sách về lương thưởng và phúc lợi sẽ là một yếu tố quan trọng không những góp phần quản trị tốt rủi ro tín dụng mà còn nâng cao được hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh về nhân lực so với các ngân hàng khác.

Bên cạnh chính sách tiền lương, cần xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên được biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước thời hạn hoặc đề bạt lên vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy thì kỷ cương trong hoạt động tín dụng, uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

- Môi trường làm việc thể hiện văn hóa giúp người lao động gắn bó với ngân hàng

Ngân hàng cần phải tạo được môi trường làm việc cho người lao động mà ở đó đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Ngân hàng và người lao động. Môi trường lao động tốt là môi trường tạo được nhiều cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực và kinh nghiệm.Trên thực tế, không chỉ riêng tại Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bokeo - Lào mà nhiều Ngân hàng khác ở Lào đều chưa có được chính sách nhân sự thật sự hài hòa và hiệu quả, nổi cộm là sự mất công bằng giữa các cán bộ công nhân viên. Thông thường các ngân hàng thu hút nhân sự bên ngoài đã có kinh nghiệm từ các ngân hàng khác bằng cách trả lương cao. Ngân hàng nên xem xét đến lực lượng nhân sự đã có thời gian dài cống hiến cho ngân hàng và đã hiểu cả về quy trình nghiệp vụ lẫn văn hóa của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bokeo - Lào. Do vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần xem xét nhiều hơn nữa đến chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến xứng đáng cho các cán bộ đã có thời gian cống hiến lâu dài tại ngân hàng.

Đồng thời, ngân hàng cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để tất cả những nhân viên trong ngân hàng hiểu được vai trò của khách hàng và họ đang làm việc cho khách hàng chứ không phải giám đốc, là người quyết định có bao nhiêu người trong bảng lương mà đó chính là khách hàng- khách hàng là người trả lương. Ngân hàng nên thêm vào căn cứ tính lương, tiền lương là mức điểm “làm hài lòng khách hàng” tạo động lực cho cán bộ ngân hàng đang làm việc tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỈNH BOKEO – LÀO (Trang 97 -101 )

×