Tìnhhình huy động vốn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào (Trang 47 - 50)

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính với chức năng cơ bản là đi vay để cho vay. Dù dưới bất kỳ hình thức nào các ngân hàng thương mại luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Để đạt được điều đó, công cụ cần thiết mà các ngân hàng phải có là vốn. Một ngân hàng với nguồn vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Nguồn vốn huy động dồi dào cũng giúp ngân hàng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an toàn, hiệu quả.

Đối với hoạt động huy động vốn thì trong thời gian qua, ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào đã nỗ lực không ngừng để công tác huy động và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: triệu Kíp

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn 97.547 100 99.384 100 103.547 100 109.585 100 119.277 100

Tiền gửi doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 35.192 36,08 36.097 36,32 37.192 35,92 38.197 34,86 40.719 34,14 Tiền gửi dân cư 58.583 60,06 62.181 62,57 64.583 62,37 68.685 62,68 74.994 62,87 Huy động từ các TCTD khác 3.772 3,87 1.106 1,11 1.772 1,71 2.703 2,47 3.564 2,99

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bokeo-Lào 2009-2013)

Biểu đồ 3.1. Tổng vốn huy động tại ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào giai đoạn 2009-2013

Tổng vốn huy động của ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào có sự gia tăng qua các năm. Giai đoạn 2009-2013 là giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Lào nói riêng bị rơi vào suy thoái trầm trọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, với sự cố gắng và nỗ lực vượt qua khó khăn của ngân hàng, hoạt động huy động vốn cũng đã đạt được những thành tích nhất định, gia tăng doanh số huy động để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy giai đoạn 2009-2012nguồn vốn huy động tăng chậm, tăng mạnh nhất là từ năm 2012 sang 2013, tổng nguồn vốn huy động tăng từ 109.585 triệu kíp lên 119.277 triệu kíp. Sự gia tăng này do nền kinh tế 2013 đã có dấu hiệu khởi sắc, nhu cầu gửi tiền trong nền kinh tế tăng cao.

Trong cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng thì khoản tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Khoản mục này có sự gia tăng cả về số tương đối và tuyệt đối qua các năm. Trong giai đoạn suy thoái, nền kinh tế có nhiều khó khăn, do các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán.... đều tiềm ẩn nhiều rủi ro

nên người dân vẫn chọn kênh gửi tiền vào ngân hàng để bảo toàn nguồn vốn của mình và đảm bảo sinh lời. Nguồn tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế có sự biến động tăng qua các năm, tuy nhiên sự gia tăng không nhiều. Khi nền kinh tế khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp trầm lắng lại, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng giảm, doanh nghiệp ít nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi vì vậy mà khoản tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế không tăng nhiều qua các năm.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào (Trang 47 - 50)