Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào (Trang 40 - 41)

Thứ nhất, trình độ và nhận thức của các cán bộ quản trị rủi ro tín dụng: Các cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, chưa có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của họ. Cán bộ chưa có những đánh giá chính xác về phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đối tác tham gia bảo lãnh, không dự báo được những vấn đề phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng. Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có kinh nghiệm thì sẽ phân tích, phát hiện kịp thời những rủi ro tiềmẩn đối với khoản tín dụng từ khách hàng; cóđạo đức nghề nghiệp thì sẽ hạn chế được rủi ro đến với ngân hàng.

Thứ hai, Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất: Hệ thống thông

tin chưa đầy đủ và thiếu cập nhật đã khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng chưa có đủ thông tin về thị trường, không có những kênh thông tin chính xác để kiểm tra về các khách hàng.

Thứ ba, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chính sách tín dụng, quy trình tín dụng của ngân hàng, chiến lược khách hàng của ngân hàng cũng phần nào tác động tới quản trị rủi ro tín dụng. Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ thể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau.

Ngoài ra, mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem lại lợi nhuận ngày càng lớn tuy nhiên mức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào (Trang 40 - 41)