Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào (Trang 44 - 47)

Ngân hàng Nông nghiệp Lào có tên tiếng Anh là Agricultural Promotion Bank, viết tắt là APB, được thành lập năm 1993 như là một ngân hàng chính sách nhà nước, và từ đó được coi là ngân hàng phát triển đất nước, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. APB là công cụ tài chính công trong tài chính nông thôn, với 50% tổng dư nợ cho vay chính sách hướng tới lĩnh vực nông thôn. Khi mới thành lập, hoạt động của APB ít chịu sự quy định ngặt nghèo của ngân hàng trung ương nên hoạt động không hiệu quả và nợ xấu tăng cao. Tình hình tài chính xấu là kết quả của sự thiếu định hướng lợi nhuận, cơ chế cho vay người nghèo, và trích lập dự phòng yếu. Năm 2003, AOB chính thức được tái cơ cấu và bao gồm cả loại bỏ các chính sách và cho vay trợ cấp, áp dụng các nguyên tắc thị trường, cải thiện các chính sách

cho vay, tái cấp vốn và tăng cường các hệ thống thông tin và khả năng quản lý. Kể từ đó APB hoạt động như một ngân hàng thương mại chịu sự giám sát của ngân hàng trung ương và vì mục tiêu lợi nhuận.

Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bokeo là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Lào, được thành lập năm 1996. Hiện nay thì Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào hoạt động là một ngân hàng thương mại, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại với hai hoạt động chính là huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế; hoạt động cho vay trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Kể từ khi thành lập tới nay, ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động trong địa bàn tỉnh. Điều này giúp ngân hàng khai thác được nguồn vốn nhàn rỗi lớn trong dân cư và đáp ứng được nguồn vốn lớn cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Hiện ngân hàng đang chiếm lĩnh thị phần lớn trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn tại địa bàn Tỉnh.

3.1.2.Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng được phân chia rõ ràng giúp chuyên môn hóa từng bộ phận, chức năng các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả.

Mỗi phòng ban tại Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bokeo-Lào có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể như sau:

Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.

Chức năng hoạt động của ban giám đốc: Thực hiện các hoạt động quản lý nói chung của toàn ngân hàng. Điều hành, hướng dẫn, tổ chức nhân sự thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Phổ biến thực hiện các kế hoạch từ trụ sở chính, trực tiếp báo cáo với cấp trên những vấn điều phát sinh và việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của ngân hàng.

Khối tác nghiệp: bao gồm phòng tín dụng và phòng dịch vụ khách hàng: - Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ chăm sóc khách hàng.

- Theo dõi, giám sát khoản vay, đôn đốc thu hồi nợ vay. Phối hợp với phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề thu hồi các khoản nợ xấu, tối đa hoá lợi ích mang lại cho ngân hàng.

- Quản lý, khai thác hồ sơ thông tin khách hàng. - Quan hệ khách hàng, khai thác nguồn vốn

Khối quản lý nội bộ:Bao gồm phòng kế toán giao dịch và phòng tổ chức hành chính. Trong đó, Phòng kế toán có chức năng và nhiệm vụ:

+ Trực tiếp giới thiệu tư vấn, hỗ trợ và thực hiện các giao dịch và dịch vụ trực tiếp với khách hàng; Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ khác.

+ Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện các giao dịch tài chính và phi tài chính của toàn Chi nhánh.

+ Tổ chức in/ kiểm soát và lưu trữ toàn bộ hồ sơ.

Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lý cán bộ, hành chính quản trị. Thực hiện công tác thi đua tại Chi nhánh theo đúng chủ

trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng nông nghiệp Lào.

Khối trực thuộc: Bao gồm các phòng giao dịch

Khối quản lý rủi ro: Thực hiện chức năng thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng cho khách hàng.

+ Phối hợp với phòng khách hàng quản lý, xử lý thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

+ Thực hiện triển khai các công việc quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro hoạt động đối với toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Bokeo – Lào (Trang 44 - 47)