Đánh giá chung về thị trường giao nhận vận chuyển hàng hóa

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khai thuê hải quan và dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại & Tiếp Vận Toàn Cầu (Trang 34 - 37)

PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.1 Dịch vụ khai thuê hải quan

2.2.1.Đánh giá chung về thị trường giao nhận vận chuyển hàng hóa

Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Chính bắt đầu từ mốc khởi điểm này, hoạt động

thương mại cũng bắt đầu được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Điều này đã kéo theo hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa cũng bắt đầu phát triển. Từ đầu năm 2003, VIFFAS (Viet Nam Frieght Forwarders Association) - hiệp hội giao nhận vận chuyển Việt Nam có 55 hội viên chính thức và 22 hội viên liên kết. So sánh số hội viên trong hiệp hội với số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đang mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 14%. Tuy vậy, tính đến thời điểm này số lượng hội viên đã tăng lên nhiều. Trong đó có một số hội viên đóng vai trò chính trong hoạt động giao nhận do có bề dày kinh nghiệm và cơ sở vật chất đảm bảo cung cấp dịch vụ với chất lượng cao. Một vài công ty đứng đầu trong lĩnh vực giao nhận là:

Sotrans

Forwarding Corpration (viết tắt là VINAFCO). Viet Nam Frieght Forwarders Association (VIFTAS) Mekong Cargo Frieght Co. Ltd…

Bên cạnh đó còn có một số công ty nhỏ không đủ chuyên môn nghiệp vụ, không có kinh nghiệm lại thiếu trang thiết bị. Thực chất một số doanh nghiệp này chỉ hoạt động dưới danh nghĩa các đại lý thụ động làm theo chỉ dẫn của đối tác. Thêm vào đó là sự có mặt của các hãng giao nhận nước ngoài nhằm mục đích hỗ trợ các đại lý của họ tại Việt Nam để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dịch vụ. Tuy vậy, trên thực tế một số văn phòng đại diện nước ngoài lợi dụng kẽ hở trong việc quản lý của cơ quan chức năng đã làm những việc vượt quá chức năng gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước. Vì thế luật thương mại luôn được thay đổi để cập nhật với thực tế nhằm tạo điều kiện cho người giao nhận đi vào hoạt động theo pháp luật đồng thời cũng tạo ra hành lang pháp lý để quản lý hoạt động thương mại. Cũng nhờ trong thời gian này chúng ta luôn mở rộng các chính sách mở cửa nền kinh tế: tham gia vào WTO cuối năm 2007 mở ra một bước tiến mới cho hoạt động thương mại. Chính vì vậy mà lượng giao nhận hàng hóa tại cảng biển, sông, ga liên vận, sân bay có xu hướng tăng. Theo

số liệu của tổng cục thống kê ta tham khảo bảng khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo ngành vận tải (bảng của trang sau)

Bảng 2.1: Bảng khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo ngành vận tải Phương thức vận tải Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển Đường hàng không Tổng Năm 2007 3882.5 24646.9 22235.6 83838.1 279.9 134883.0 Năm 2008 4170.9 27968.0 24867.8 115556.8 295.6 172859.1 Năm 2009 3805.1 30261.4 25365.2 135201.4 316.6 194949.7

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ tổng cục thống kê) Qua bảng số liệu trên, ta thấy khối lượng hàng hóa luân chuyển ngày càng nhiều. Hầu hết các ngành vận tải đều tăng khối lượng luân chuyển hàng hóa qua các năm. Đặc biệt là ngành vận chuyển bằng đường biển luôn ngành có tỷ trọng cao nhất trong các năm (năm 2007 chiếm 62,2%, năm 2008 chiếm 66,9%, năm 2009 chiếm 69,4%). Trong khi đó thì ngành hàng không mặc dù khối lượng hàng hóa vận chuyển đã tăng song còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân là do ngành vận chuyển hàng không ở nước ta đang còn non trẻ và cũng là do đặc thù ngành không vận chuyển được hàng hóa nặng, cồng kềnh.

Hiện nay, ngành giao nhận vận chuyển hàng hóa không chỉ đơn thuần là do chủ hàng liên hệ trực tiếp với hãng tàu, hãng xe mà thường do các công ty giao nhận gom hàng lại và đăng ký đặt vé cho hàng của khách hàng mình dưới tên của công ty và công ty dịch vụ với chủ hàng có hợp đồng ủy thác. Trong hợp đồng này ghi rõ các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên. Đây là dịch vụ đang rất phát triển có rất nhiều công ty tham gia thực hiện. Với dịch vụ này chủ hàng chỉ cần làm hợp đồng

ủy thác công ty sẽ lo các thủ tục đặt chỗ cho hàng trên phương tiện vận tải. Hàng sẽ được tập kết tại bến bãi gần phương tiện vận tải để vận chuyển. Ngành dịch vụ này là ngành có nhiều tiềm năng thể hiện sự chuyên môn hóa khi tham gia vào chuỗi hoạt động logistics tạo ra thuận lợi cho chủ hàng cũng như các hãng tàu. Bên cạnh đó thì dịch vụ này có nhiều bất cập như việc có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào dẫn đến khách hàng rất khó chọn công ty có kinh nghiệm làm việc để đạt hiệu quả công việc trong khi trên thị trường có nhiều công ty làm việc thiếu kinh nghiệm không đáp ứng được, hoặc có nhiều công ty dựa vào thiếu hiểu biết về thị trường thông báo sai cước giá để hưởng chênh lệch…

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khai thuê hải quan và dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại & Tiếp Vận Toàn Cầu (Trang 34 - 37)