Khơi dậy những mặt tích cực của văn hóa truyền thống đi đôi với chống

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tu nam 1998 den nam 2010 (Trang 126 - 128)

Chƣơng 3 : Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Những kinh nghiệm từ việc xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình

3.2.3. Khơi dậy những mặt tích cực của văn hóa truyền thống đi đôi với chống

những hủ tục lạc hậu

Yêu nước, đoàn kết, văn hiến là truyền thống nổi bật của nhân dân tỉnh Ninh Bình. Do vậy, việc phát huy văn hóa truyền thống của tỉnh Ninh Bình trong công tác xây dựng đời sống văn hóa là một việc làm cực kỳ quan trọng, chẳng những góp phần nâng cao hiệu quả trong xây dựng đời sống văn hóa mà còn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, chính trị của tỉnh.

Phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân trong tỉnh, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào sâu rộng như: Xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa...

Xây dựng làng, khu phố, đơn vị, gia đình văn hóa là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển. Môi trường văn hóa lại "chính là sự vận động của các quan hệ của con người trong quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình" [9, tr.38].

Xây dựng nền văn hóa cũng có nghĩa là trân trọng, tạo điều kiện cho các quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có lưu giữ và phát triển. Cùng với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố văn hóa, các sinh hoạt dòng tộc cũng được khôi phục và duy trì đều đặn. Hàng năm, các ngày giỗ họ, giỗ tổ là dịp làm cho quan hệ dòng tộc, họ hàng thêm gắn bó, điều này cũng khiến cho thế hệ trẻ có ý thức hơn về cội nguồn, trách nhiệm hơn đối với việc lưu giữ thành quả của cha ông để lại. Nhận thức được điều này, trong những năm qua Ban chỉ đạo, Ban vận động xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình đã rất quan tâm, coi trọng vị trí của các dòng họ, đặc biệt là những dòng họ lớn có công lao đóng góp cho đất nước, quê hương qua các thời kỳ. Thông qua những sinh hoạt dòng tộc, xóm giềng

lân cận những vấn đề bức xúc được giải quyết. Từ đây, có thể dễ dàng nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của người dân. Cũng qua sinh hoạt này, những vấn đề khó, nhạy cảm được chia sẻ, tháo gỡ.

Vì vậy, trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, phải được bắt đầu từ quan hệ vốn có trong cộng đồng dân cư. Từ đó, hướng dẫn, định hướng trên cơ sở phát huy những giá trị tốt đẹp, loại bỏ những bảo thủ, lạc hậu cản trở sự phát triển tiến bộ chung của xã hội. Trên nền tảng cái riêng, cái đơn lẻ để xây dựng nên cái chung trên những nguyên tắc đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội.

Những thành công bước đầu của phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung thời gian qua là khôi phục lại những giá trị văn hóa truyền thống như những làn điệu dân ca, những trò chơi, những lễ hội dân gian... nhưng cũng chính những giá trị văn hóa truyền thống này ở mỗi địa phương nhất định đã giúp cho phong trào đến được với người dân dễ dàng hơn. Từ thực tế này, trong hoạt động văn hóa mang tính phong trào cần phải quan tâm đến việc khai thác truyền thống văn hóa của địa phương, lấy đó làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng đời sống văn hóa mới. Có như vậy chúng ta mới thực hiện được phương châm: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Bắt nguồn từ thực tế ấy, tỉnh Ninh Bình khi phát động phong trào xây dựng đời sống văn hóa thường chọn vào dịp lễ hội của địa phương, những ngày lễ lớn của đất nước... sự thành công của các buổi lễ một phần do chính nền tảng truyền thống ấy tạo nên.

Xây dựng gia đình, đơn vị, làng, khu phố văn hóa là một nội dung lớn của phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. Mặt khác, gia đình văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là nhân tố quyết định đến sự phát triển của đời sống văn hóa. Do đó, muốn xây dựng đời sống văn hóa, muốn nâng cao chất lượng của phong trào, trước hết là quan tâm xây dựng gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa chính là nội dung

phản ánh cái gọi là văn hóa của xã hội vì gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình văn hóa sẽ góp phần tạo nên xã hội văn hóa.

Tỉnh Ninh Bình được hình thành trên nền tảng của Cố đô Hoa Lư, vì vậy trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh, cần đặc biệt quan tâm đến việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Cố đô Hoa Lư. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có khoảng 795 di tích lịch sử, hàng năm có 74 lễ hội lớn, nhỏ gắn liền với các di tích. Việc khơi dậy và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Cố đô Hoa Lư sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, từ đó nâng cao chất lượng trong xây dựng đời sống văn hóa. Những giá trị văn hóa truyền thống ấy chính là cơ sở, là nền tảng để xây dựng nên những giá trị văn hóa tốt đẹp của ngày hôm nay. Qua thực tế đã chứng minh, việc khôi phục và duy trì các lễ hội, đặc biệt là Lễ hội Cố đô Hoa Lư đã thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Từ đó khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh, quảng bá được những giá trị văn hóa của tỉnh đối với các tỉnh khác trong cả nước. Việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống chẳng những góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa mà còn làm cho phong trào đạt hiệu quả ngày càng cao cả về chiều sâu và chiều rộng. Đó chính là nền tảng, là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa .

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tu nam 1998 den nam 2010 (Trang 126 - 128)