Chƣơng 3 : Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Ý nghĩa
3.1.2. Xây dựng đời sống văn hóa có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển
Khi xác định văn hóa là mục tiêu, đồng thời là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng đã chỉ rõ mối quan hệ qua lại và vai trò động lực của văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa đối với sự phát triển kinh tế.
Tuy đời sống văn hóa bao gồm những điều kiện thuộc đời sống tinh thần của xã hội, còn kinh tế thuộc đời sống vật chất của xã hội, còn kinh tế là yếu tố thuộc đời sống vật chất của xã hội, nhưng hai yếu tố này không tách rời nhau, không đứng ngoài nhau mà trái lại, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ không tách rời và cùng hướng tới mục tiêu phát triển. Đời sống văn hóa được xây dựng nhằm hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ, công bằng xã hội, vì sự phồn vinh của đất nước và hạnh
phúc của nhân dân sẽ chứa đựng tiềm tàng những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, đảm bảo tốc độ và trình độ ngày càng cao của tăng trưởng kinh tế. Đời sống văn hóa lành mạnh, tinh thần phải cùng được xây dựng hài hòa và tương tác lẫn nhau để phát triển văn hóa, xây dựng những con người phát triển toàn diện.
Sau khi tái lập tỉnh, một trong những mục tiêu của tỉnh là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủ công nghiệp và dịch vụ, thực hiện đổi mới cơ cấu kinh tế. Đây là một quá trình phấn đấu lâu dài, từng bước. Cái khó đầu tiên khi thực hiện mục tiêu này là tư tưởng, nhận thức của người dân vốn quen nếp nghĩ, cách làm cũ. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình đóng vai trò to lớn trong cuộc vận động bà con thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng đa ngành, đa nghề, đa cây, đa con.
Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa đã từng bước nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đó là đổi mới cách làm ăn, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế gia đình... Trên cơ sở nhận thức đó, căn cứ vào tiềm năng thế mạnh, điều kiện cụ thể của từng vùng đã vận động bà con thực hiện cơ cấu sản xuất hợp lý, nhằm tạo nhiều việc làm, tăng sản phẩm.
Trong hơn 10 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác thuận lợi và lợi thế, khắc phục khó khăn, tiếp tục đổi mới giành được những kết quả quan trọng, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà các Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá, từ năm 2006 đến 2010 bình quân đạt 16,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, trong đó năm 2010: công nghiệp – xây dựng 48,9%, dịch vụ 35,3%, nông , lâm nghệp và thuỷ sản 15,8% (tương ứng năm 2005: 38,3%; 32,5%; 29,2%).
Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm là 28,4%. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, năng suất vật nuôi cây trồng tăng cao. Du lịch có
bước phát triển khá, năm 2010 doanh thu du lịch đạt 550 tỷ đồng gấp 8,7 lần so với năm 2005. Giáo dục đào tạo phát triển toàn diện, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện nhiều mặt, an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,15% (theo tiêu chí 2005). [68, tr.28]
Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh trên tất cả các lĩnh vực. Thu nhập bình quân trên đầu người đến năm 2010 là 20,9 triệu đồng (mục tiêu 13.57 triệu đồng). Mức chênh lệch giữa thành thị và nông thôn đã ngày càng được rút ngắn. Nhiều hộ gia đình có thu nhập tương đối cao, đã mua sắm được những tiện nghi đắt tiền phục vụ cho cuộc sống.
Với những kết quả đạt được trong lĩnh vực sản xuất, trong tăng trưởng kinh tế, chúng ta có thể khẳng định, phong trào xây dựng đời sống văn hóa trước hết có vai trò góp, phần tuyên truyền, vận động nhân dân đổi mới tư duy, đổi mới phương thức sản xuất.
Từ lâu, người nông dân nói chung, người nông dân ở tỉnh Ninh Bình làm ăn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, canh tác theo lối cổ truyền, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã đưa nội dung phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu... thành những mục tiêu cụ thể là "Xóa đói, giảm nghèo", "Phát triển kinh tế hộ", "Đẩy mạnh làm hàng thủ công xuất khẩu"... Những mục tiêu mà cuộc vận động đưa ra hết sức thiết thực đến lợi ích của người dân, không nặng nề về hành chính, không mang tính bắt buộc, do vậy mà dễ dàng được nhân dân chấp nhận, thực hiện.
Thực tế cho thấy, từ những hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ, chỉ sau 10 năm qua dưới tác động của cơ chế thị trường, của các chính sách khuyến khích của nhà nước trong ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp đã ra đời. Có được kết quả này là nhờ một phần vào hoạt động của phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương trên toàn tỉnh đã hướng dẫn, giúp đỡ nhau làm kinh tế.
Những con số đạt được trên các lĩnh vực của kinh tế đạt được đó có một phần lớn công sức huy động sự đóng góp của nhân dân thông qua các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa. Từ đó, cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa không những vận động, tuyên truyền mà còn có ý nghĩa, có vai trò trực tiếp trong việc huy động nguồn lực tại chỗ và bên ngoài, ở mọi tầng lớp nân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.