hóa theo quan điểm của Đảng giai đoạn 2006 – 2010.
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng và phát triển đời sống văn hoátheo quan điểm của Đảng.
Đại hội X (4 - 2006), Đảng xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế - xã hội; Làm cho văn hóa thấm sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội; Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế; Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam; Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch. tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa; Đa dạng hóa các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. [33, tr. 33-34]
Để thực hiện được yêu cầu trên, trong xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện cần phải phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân, các hội văn học nghệ thuật, khoa học, trí thức, báo chí, của các cá nhân; Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nếp sống văn hóa hiện đại trong nhân dân; Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng cơ chế chính sách,
chế tài ổn định; Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa; Chống sự xâm nhập văn hóa độc hại, lai căng, phản động; Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa; Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển; Nâng cao chất lượng tư tưởng văn hóa, hiện đại về mô hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật; Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp; Đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sỹ; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của các hội văn học - nghệ thuật từ trung ương đến địa phương.
Ngày 23/06/2006, Bộ Văn hóa thông tin dựa trên những cơ sở định hướng lớn của Đảng đã ban hành quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. Quy chế này quy định tiêu chuẩn cụ thể thủ tục công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “ Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Về tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, tại Điều 4 của Quy chế quy định những nội dung cụ thể như sau:
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, không vi phạm pháp luật của Nhà nước và quy ước, hương ước cộng đồng.
+ Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng.
+ Không sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; không mắc các tệ nạn xã hội; không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
+ Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua, các sinh hoạt ở cộng đồng và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan địa phương
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
+ Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm nuôi dạy con cái; con cháu hiếu thảo với bố mẹ, ông bà.
+ Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên.
+ Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con, không sinh con thứ ba.
+ Giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, an ở sạch sẽ, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh và sử dụng nước sạch. Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh thường xuyên luyện tập thể dục - thể thao.
+ Đoàn kết xóm giềng, tham gia các hoạt động: hòa giải tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, sản xuất, khi khó khăn hoạn nạn, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện ở cộng đồng.
+ Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.
+ Kinh tế gia đình ổn định, tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên.
+ Các thành viên trong gia đình đều hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác học tập.
Danh hiệu “Gia đình văn hóa” do chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn công nhận.
Về tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” tại Điều 6 của quy chế quy định đối với vùng đồng bằng (cận đô thị), với những nội dung cụ thể sau:
- Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển
+ Có từ 85% hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều họ sản xuất kinh doanh giỏi; dưới 5% hộ nghèo, không có hộ đói.
+ Có từ 80% hộ trở lên có nhà xây mái bằng hoặc lợp ngói, xóa nhà tranh tre dột nát.
+ Trên 85% đường làng, ngõ xóm được bê tông, lát gạch hoặc làm bằng vất liệu cứng.
+ Trên 90% số hộ được sử dụng điện
- Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.
+ Có các thiết chế văn hóa thông tin, thể dục - thể thao, giáo dục, y tế phù hợp hoạt động thường xuyên.
+ Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng.
+ Không có người mắc tệ nạn xã hội, tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành.
+ Có từ 75% trở lên số hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; khu dân cư hoặc trên 70% số khu dân cư được công nhận danh hiệu “Khu dân cư tiên tiến” 3 năm liên tục trở lên.
+ Có 100% trẻ em trong độ tuổ đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên, không có người mù chữ.
+ Không có dịch bệnh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám thai định kỳ.
- Môi trường cảnh quan sạch đẹp
+ Đường làng, ngõ xóm phong quang sạch sẽ; rác thải phải được thu gom gọn, xử lý.
+ Có từ 85% hộ trở lên được sử dụng nước sạch, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh. + Tôn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lích sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. + Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân.
+ Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước cộng đồng.
+ Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, không khiếu kiện tập thể vượt cấp kéo dài.
+ Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở lên.
+ Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức sống trung bình trở lên ở cộng đồng.
- Không có trọng án hình sự.
- Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng
+ Có hoạt động hòa giải có hiệu quả; những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng.
+ Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.
Danh hiệu “Làng văn hóa” “Tổ dân phố văn hóa” do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh công nhận. [71, tr. 102-104]
Đến Đại hội XI, những tư tưởng chủ yếu của Đảng về phát triển văn hoá tiếp tục được thể hiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII); nhấn mạnh vị trí, vai trò của văn hoá trong lịch sử phát triển của dân tộc ta; khẳng định sức sống lâu bền của những quan điểm, tư tưởng nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Quan điểm của Đảng về nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa được đúc kết cô đọng hơn, cụ thể hơn, tập trung vào 4 nội dung quan trọng:
Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, còn người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.
Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới
Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng nhất là thế hệ trẻ.
Như vậy, đến Đại hội XI, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳng định. Thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước, đặc biệt là trong xu thế hội nhập, có sự tác động nhiều chiều của quá trình toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị trường…, Đảng ta đã xác định bốn đầu việc cần được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhất là ngành văn hóa coi trọng, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Trong đó, việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối và gắn bó hữu cơ với ba công việc sau. Cần nhận thức đầy đủ rằng, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cũng chính là góp phần tạo ra môi trường chính trị - xã hội ổn định, an toàn và bền vững trên cơ sở đời sống kinh tế được đảm bảo.
Quá trình xây dựng môi trường văn hóa phải chú trọng xây dựng đời sống văn hoá, vì đó là bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá. Xây dựng đời sống văn hóa cần phải được tổ chức một cách bài bản, có chủ trương, chiến lược và từ trong từng gia đình Việt Nam, trong thôn, bản, khu phố, trong các tổ chức đoàn thể… Đối với văn học, nghệ thuật hay bảo tồn phát huy các di sản văn hóa cũng phải có mục tiêu cụ thể, nhằm đạt tới kết quả cuối cùng là có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thực sự phát huy chức năng giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho công chúng, nâng cao ý thức dân tộc, trách nhiệm của mỗi người với những giá trị đó. Các cơ quan thông tin, truyền thông đặc biệt là báo chí, xuất bản là những công cụ trực tiếp, đắc lực, có trách nhiệm tuyên truyền cho quá trình chăm lo phát triển văn hóa của đất nước trên cơ sở vì mục đích, lợi ích của nhân dân và đất nước. Đương nhiên, đội ngũ đó phải được quan tâm, chăm lo đào tạo, rèn luyện chính trị, tư tưởng, có năng lực chuyên môn đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, nếu không sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội phù hợp với môi trường văn hóa lành mạnh theo quan điểm của Đảng.
Công việc đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới… thực chất cũng là nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đa dạng, phong phú. Vì văn hóa Việt Nam muốn phát triển không thể không có lộ trình, kế hoạch cụ thể để quảng bá ra nước ngoài; muốn quảng bá phải có thiết chế, phải có đầu tư về con người và cơ sở vật chất cho nhiệm vụ này (một vài trung tâm văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài như hiện nay là không thể hoàn thành được). Đồng thời chọn lọc, giới thiệu những giá trị văn hóa của bè bạn thế giới vào nước ta cũng là công việc cần được quan tâm để làm đẹp thêm bức tranh văn hóa nước nhà.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng theo quan điểm của Đảng nêu trên, là sự kiên định (kế thừa, bổ sung, phát triển) quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng trong hơn nửa thể kỷ qua, đưa quan điểm đó trở thành hiện thực trong đời sống văn hóa của dân tộc sẽ tạo ra sức đề kháng khỏe mạnh trong cơ thể văn hóa Việt Nam.
Những nét mới trong đường lối, chủ trương của Đảng về văn hóa từ năm 2006 đến năm 2010 là những cơ sở, tiền đề lý luận quan trọng tác động mạnh mẽ đến việc công tác xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã dề ra những mục tiêu chủ yếu trong 5 năm 2006-2010, trong đó đề ra chỉ tiêu 50% số thôn, xóm, phố trở lên có nhà văn hoá; 70% xã, phường có nhà văn hoá; 100% huyện, thị có nhà văn hoá thiếu nhi; 100% xã, phường, thị trấn có trụ sở kiên cố đạt tiêu chuẩn. Báo