Xây dựng đời sống văn hóa góp phần xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tu nam 1998 den nam 2010 (Trang 117 - 120)

Chƣơng 3 : Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Ý nghĩa

3.1.4. Xây dựng đời sống văn hóa góp phần xây dựng nông thôn mới

Nông thôn là môi trường sống, nơi bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong điều kiện nước ta gia nhấp tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập ngày càng sâu rộng, toàn diện với nền kinh tế thế giới.

Quá trình chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở Ninh Bình đã mang lại cho người dân nông thôn nơi đây một đời sống phát triển vượt bậc hơn trước, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao hơn, giúp cho người dân có cái nhìn lạc quan vào cuộc sống, vào Đảng và từ đó vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Khác hẳn so với trước đây, nông thôn Ninh Bình giờ đây đã “Thay da đổi thịt”, nhà cửa khang trang, đường giao thông thôn xóm, xã được nới rộng, đồng ruộng thẳng tắp... đâu đâu cũng thấy các khẩu hiệu về “Văn hóa, văn minh”, “Quyết tâm xây dựng nông thôn mới”,Chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng nông thôn mới, diện mạo mới, sức mạnh mới”… Để thực hiện thắng lợi các chủ trương đó của Tỉnh ủy Ninh Bình, Đảng bộ cơ sở và nhân dân trong toàn tình đã cùng nhau góp sức người, sức của xây dựng nông thôn mới. Đường ở khắp các

thôn xóm được nới rộng và bê tông hóa là do nhân dân tự nguyện hiến đất, ủng hộ ngày công, xã chỉ đầu tư thêm kinh phí vật liệu để xây dựng.

Thực hiện lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia phong trào “xã hội hóa giáo dục”, đưa giáo dục đào tạo trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do vậy lĩnh vực này đã đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn ở tất cả các ngành học, cấp học được duy trì và phát triển. Phong trào trường đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Hầu hết các xã đều đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, người dân đầu tư hơn cho con em mình học tập cả về bậc học lẫn chất lượng học tập, điều đó một lần nữa khẳng định vai trò của học tập trong công cuộc phát triển đất nước và xây dựng nông thôn mới. Phát triển công tác y tế dự phòng; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Kiên trì thực hiện cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm y tế, về dân số, đạt mục tiêu về giảm tỉ lệ sinh đẻ ở các vùng nông thôn.

Vấn đề môi trường tại các vùng nông thôn và nhất là các xã được chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm, sát sao chỉ đạo. Chính vì vậy mà giờ đây tại các vùng nông thôn Ninh Bình, nhân dân cùng nhau hăng hái tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm.

Nhờ có sự lãnh đạo của cấp trên, các ban, ngành đoàn thể của địa phương và sự chung tay góp sức của người dân mà giờ đây nông thôn Ninh Bình thay đổi từng ngày, lãng xã văn minh, sạch đẹp, nhiều nhà cao tầng mọc lên, đường thôn ngõ xóm không còn lầy lội như trước đây mà đẹp đẽ, khang trang. Bà con nhân dân phấn khởi, tích cực phấn đấu phát triển sản xuất và xây dựng kinh tế, góp phần thực hiện thành công mô hình nông thôn mới trên quê hương mình.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã có sức lan tỏa sâu, rộng trên cả nước, góp phần xây dựng nhiều mô hình tiên tiến trong phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” là cuộc vận động vừa mang tính tổng hợp, vừa phát huy tình làng nghĩa xóm, cùng nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn trật tự an ninh của bản làng, khu phố, cơ quan, doanh nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 29 mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với hàng nghìn tổ an ninh nhân dân, tổ liên gia tự quản, tổ tự quản ngành nghề, tổ an toàn giao thông nhân dân.. Hiện có hàng trăm câu lạc bộ pháp luật trẻ, câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, 40 cụm an toàn về an ninh trật tự. Hoạt động của các cụm an toàn đã góp phần khép kín địa bàn, chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ở các khu vực giáp ranh. Tăng cường đoàn kết, giao lưu giữa cán bộ và nhân dân các đơn vị, địa phương trong khu vực, thúc đẩy phong trào thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc trong mỗi đơn vị, địa phương.

Ngoài ra, trong công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà dột nát “Tranh tre vách đất”, tỉnh ủy Ninh Bình đặc biệt là các huyện, thị xã đã chỉ đạo phát huy tình làng nghĩa xóm. Ngoài nguồn kinh phí được tỉnh hỗ trợ đầu tư, thì nhân công là sự chung tay góp sức của bà con nhân dân, mỗi nhà một người, giúp đỡ những gia đình chính sách, khó khăn, tàn tật không nơi nương tựa, giúp họ có mãi nhà che mưa che nắng, đồng thời gắn kết tình nghĩa giữa bà con nông dân, phát huy được truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa của con người Việt Nam. Từ đó mang lại kết quả cao cho công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tu nam 1998 den nam 2010 (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)