Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về văn hóa; phát huy vai trò chủ động

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tu nam 1998 den nam 2010 (Trang 123 - 126)

Chƣơng 3 : Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Những kinh nghiệm từ việc xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình

3.2.2. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về văn hóa; phát huy vai trò chủ động

và trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng trong xây dựng đời sống văn hóa.

Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình, các đoàn thể quần chúng như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ

quốc... phải đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc triển khai, thực hiện các hoạt động để xây dựng đời sống văn hóa ở từng cơ sở. Mỗi đoàn thể phải chịu trách nhiệm về hội viên của mình. Mặt khác, cần phải có sự kết hợp giữa các đoàn thể trong thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa trên toàn tỉnh Ninh Bình.

Trong những năm qua (1998 - 2010), một trong những nguyên nhân đem lại hiệu quả của công tác xây dựng đời sống văn hóa đó là hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Bên cạnh Ban chỉ đạo có đại diện các đoàn thể, Ban vận động còn bao gồm các thành viên của các đoàn thể, do vậy ở mỗi xã, phường, làng, khu phố đều có tổ chức để hoạt động. Đoàn thể quần chúng chính là người tiếp thu những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Ban chỉ đạo... từ đó có kế hoạch triển khai cụ thể đối với hội viên của mình. Đều thực hiện phương châm, mục đích chung, song mỗi đoàn thể lại có cách thức hoạt động riêng, ví như Hội Phụ nữ thành lập CLB "Phụ nữ giúp nhau xóa đói, giảm nghèo", đến nay câu lạc bộ này đã phát triển ở phạm vi cấp Tỉnh, Đoàn Thanh niên có câu lạc bộ "Tiền hôn nhân", Hội Nông dân có câu lạc bộ "Nông dân làm ăn giỏi"... Những hình thức sinh hoạt phong phú của các đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể trong làng, khu phố văn hóa. Do vậy, việc tham gia các kỳ thi như "Nông dân sản xuất giỏi", "An toàn giao thông", "Liên hoan truyền thanh cơ sở", "Liên hoan văn nghệ quần chúng"... có sự góp mặt đông đảo của các hội viên, các đoàn thể ở các kỳ thi cấp tỉnh luôn giành được những giải cao.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng sát cơ sở; gắn với lợi ích thiết thực của đoàn viên, hội viên, gắn với nhiệm vụ chính trị của tỉnh và các cơ sở. Một số mô hình hoạt động của đoàn thể gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ sở đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Các phong trào thi đua "Lao động giỏi, thi đua lao động sáng tạo" trong công nhân, viên chức, lao động; phong trào thị đua phát huy bản chất "Bộ đội

cụ Hồ", "Cựu chiến binh gương mẫu" của Hội Cựu chiến binh; phong trào "Phụ nữ tích cực hoạt động, lao động sáng tạo, nuôi con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc", "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần, kiệm xây dựng đất nước"... của Hội Phụ nữ; phong trào thi đua "Nông dân sản xuất giỏi" của Hội nông dân; phong trào "Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước", "Tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", "Thi đua học tập tiến quân vào khoa học công nghệ" của Đoàn Thanh niên; phong trào "Tuổi cao trí lại càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" của Hội người cao tuổi... cùng với phong trào thi đua trong các ngành giáo dục, y tế, trong lực lượng vũ trang nhân dân... đã góp phần quan trọng thiết thực trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Hoạt động của các đoàn thể quần chúng và sự phối hợp trong thực hiện mục tiêu chung đó là xây dựng môi trường văn hóa vừa khẳng định vai trò vừa đi đầu của các đoàn thể. Song cũng đặt ra một số vấn đề cần phải được quán triệt trong thời gian tiếp theo, đó là phải nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phải đặc các hoạt động của các đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ có như vậy mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của các tầng lớp nhân dân.

Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua, bên cạnh những mặt mạnh là sự phát triển của hoạt động mang tính bề nổi, thực hiện các cuộc vận động cụ thể... vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập như chưa chủ động đề ra những hình thức hoạt động mang tính thường xuyên mà chủ yếu là trông chờ vào sự hướng dẫn của cấp trên, sinh hoạt còn mang tính hình thức... Do vậy, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ quản lý hoạt động văn hóa cho các đội ngũ cán bộ văn hóa, thành viên trong Ban chỉ đạo, Ban vận động... là việc làm hết sức cần thiết trong nâng cao chất lượng của công tác xây dựng đời sống văn hóa .

Qua thực tế xây dựng đời sống văn hóa ở tinh Ninh Bình cho thấy, khi nào, nơi nào tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng gắn bó đoàn kết với nhân dân,

được nhân dân đồng thuận ủng hộ thì khi đó, nơi đó đạt được kết quả cao trong việc thực hiện phong trào.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tu nam 1998 den nam 2010 (Trang 123 - 126)