Kết quả, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tu nam 1998 den nam 2010 (Trang 56 - 62)

1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và quá trình lãnh đạo xây dựng đờ

1.2.4Kết quả, hạn chế và nguyên nhân

* Kết quả

Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ Ninh Bình, những năm 1998 - 2005, đời sống văn hóa của nhân dân tỉnh có những chuyển biến rõ rệt. Hoạt động văn hóa thông tin phát triển đa dạng, phong phú.

Cuộc vận động xây dựng NSVM, GĐVH, làng, khu phố văn hóa đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; 100% làng, khu phố đã xây dựng quy ước và đăng ký phấn đấu xây dựng làng, khu phố văn hóa. Tính đến năm 2005, trên địa bàn tỉnh đã có 472 trong tổng số 1622 làng, khu phố được công nhận làng văn hóa chiếm 29,1%. Mặc dù số lượng làng được công nhận là LVH tuy còn chiếm tỷ lệ chưa cao so với tổng số làng trong tỉnh. Nhưng sự ra đời của các LVH trên địa bàn tỉnh đã khẳng định trên thực tiễn sự đúng đắn, sức thuyết phục của mô hình LVH, đang có xu hướng trở thành mục tiêu quan trọng, thu hút sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, sự hưởng ứng của nhân dân ở các cộng đồng, làng, xã, khu phố trên toàn tỉnh.

Về kết quả xây dựng gia đình văn hoá, tính đến năm 2005, trên địa bàn tỉnh đã có 164 675 trong tổng số 225 125 gia đình được công nhận gia đình văn hóa chiếm 73,1%.

Về xây dựng cơ quan, trường học văn hoá, tính đến năm 2005, trên địa bàn tỉnh đã có 213 trong tổng số 784 cơ quan, trường học được công nhận cơ quan, trường học văn hóa chiếm 27.2%.

Đặc biệt từ năm 2001 trở đi, phong trào xây dựng GĐVH, làng, thôn, bản, phố, đơn vị văn hóa; xây dựng hương ước, quy ước càng được đẩy mạnh nâng cao

cả về số lượng và chất lượng. Kết quả của phong trào xây dựng GĐVH, làng, thôn, bản, phố, đơn vị văn hóa; xây dựng hương ước, quy ước được thể hiện ở bảng sau:

NĂM

GIA ĐÌNH VĂN HÓA LÀNG, KHU PHỐ VĂN HÓA ĐƠN VỊ VĂN HÓA

HƢƠNG ƢỚC, QUY ƢỚC (Làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu phố) Tổng số Được công nhận TL% Tổng số Được công nhận TL% Tổng số Được công nhận TL% Tổng số hương ước, quy ước Tỷ lệ (%) 2001 208 891 79 931 38.3 1 622 284 17.5 730 144 19.7 1453 89.6 2002 209 909 133 780 63.7 1 622 312 19.2 731 142 19.4 1476 91.0 2003 215 549 142 971 66.3 1 622 364 22.4 734 195 26.6 1538 94.8 2004 217 949 148 617 68.2 1 622 416 25.6 780 269 34.5 1577 97.2 2005 225 125 164 675 73.1 1 622 472 29.1 784 213 27.2 1606 99.0

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010) Hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000 – 2010, tháng 12/2010)

Các di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn và tôn tạo, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Các lễ hội truyền thống gắn với các di tích lịch sử được tổ chức, trở thành một nhu cầu hưởng thụ, giao lưu văn hóa không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Phát thanh, truyền hình được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới hình thức thông tin, góp phần tuyên truyền kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. Hệ thống truyền thanh các xã, phường được củng cố và hoạt động tương đối thường xuyên, các nhiệm vụ chính trị được diễn ra đều khắp trong các ngày lễ, kỷ niệm lịch sử của dân tộc và các sự kiện thời sự chính trị trọng đại của đất nước và của địa phương.

Phong trào TDTT của tỉnh đã có nhiều cố gắng. Tỉnh ủy đã thường xuyên tuyên truyền, phát động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia rèn luyện thân thể và thi đấu các môn thể thao. Các hình thức sinh hoạt văn hóa gia đình, sinh hoạt văn hóa tổ nhóm, CLB, tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng có chiều hướng phát triển đa dạng và phong phú, trở thành một bộ phận quan trọng thể hiện sự phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa của tỉnh hiện nay.

Năm 2005, tỉnh Ninh bình đã xoá được 43 686 hộ đói nghèo. Số hộ khá và hộ giàu tăng lên đáng kể, khoảng cách giàu nghèo xích lại gần nhau hơn. Đến hết năm 2005 các hộ gia đình trong tỉnh đã giúp nhau tiền mặt và vật tư quy thành tiền là 156 tỉ đồng cho 53 260 lượt hộ gia đình vay làm kinh tế. ngoại ra các đoàn thể còn đứng ra tín chấp cho các hộ vay nhân hàng chính sách hàng tỉ đồng. 100% thôn, xóm có điện lưới quốc gia, gần 100% hộ có điện dùng trong sinh hoạt.[2, tr. 106]

Các hoạt động đấu tranh chống các hủ tục lạc hậu và mê tín dị đoan đã có kết quả bước đầu. Môi trường kinh doanh và hoạt động du lịch văn hóa diễn ra tương đối êm ả, chưa có những vấn đề nổi cộm và bức thiết phải tập trung giải quyết.

Hệ thống các thiết chế văn hóa cũng được quan tâm tăng cường ngày càng đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

* Hạn chế và nguyên nhân.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trên lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1998 - 2005 còn một số hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển văn hóa còn chưa được quan tâm đúng mức; các thiết chế văn hóa chưa được xây dựng một cách bài bản, khoa học. Việc thực hiện NSVM trong các khu phố có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, tính tự giác chưa cao.

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, GĐVH phát triển chưa đều và chưa thật vững chắc. Việc xây dựng LVH còn chậm, chưa tương xứng với những điều kiện và tiềm năng của tỉnh. Việc nhân rộng điển hình các làng, xã trên địa bàn tỉnh còn chậm, mang tính chủ quan nên tác dụng chưa cao.

Các hoạt động VHTT và TDTT chưa thường xuyên, hiệu quả xã hội còn ở mức hạn chế. Các cộng đồng dân cư tổ chức hoạt động VHTT còn gặp nhiều khó khăn. Việc đưa thông tin , đưa các hoạt động văn hóa chuyên nghiệp về cơ sở còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít, kể cả hệ thống truyền thanh, truyền hình tỉnh. Vì thế, cán bộ, nhân dân chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện về phong trào.

Các thiết chế hoạt động VHTT và TDTT ở nhiều nơi đang bị xuống cấp nghiêm trọng, việc nâng cấp, xây dựng các thiết chế văn hóa đến nay vẫn còn là một vấn đề nan giải. Nhiều cơ sở vật chất hoạt động VHTT hiện chưa khai thác, phát huy tốt, chưa đi đúng vào quỹ đạo của thiết chế văn hóa thông tin.

Là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa từ ngàn xưa, song do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường nên thuần phong, mỹ tục đang bị xói mòn, các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang... còn chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, truyền thống đang ngày càng bị mai một, hoặc diễn ra một cách tự phát, chưa có sự hướng dẫn, nghiên cứu và nâng cao.

Những hạn chế trong xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình 1998 - 2005 là do tác động của nhiều nguyên nhân.

Trước hết, là nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện chưa thực sự quan tâm sâu sát, hoạt động chưa đúng kế hoạch, chưa chủ động trong công việc.

Trong nhận thức và chỉ đạo thực hiện còn có sự tách rời công tác xây dựng đời sống văn hóa với thực thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - chính trị - xã hội, chưa thực sự coi văn hóa là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp phát triển đất nước.

Nhu cầu đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn hóa thì cao và lại đòi hỏi có kế hoạch, thường xuyên, sâu sát. Trong khi đó, ngân sách của xã, phường lại rất eo hẹp, ngân sách của Trung ương, tỉnh, hỗ trợ lại hết sức hạn chế. Việc huy động các tổ chức, đoàn thể, nhân dân tham gia đóng góp kinh phí để xây dựng đời sống văn hóa còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là việc xây dựng các thiết chế văn hóa mới.

Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa trong tỉnh nói còn rất thiếu, đặc biệt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa được chú trọng. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ văn hóa lại thường xuyên bị xáo trộn, thay đổi và chưa yên tâm công tác, do một phần không đảm bảo chế độ.

Tuy còn một số hạn chế nhất đinh, song quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình những năm từ 1998 - 2005, với những kết quả bước đầu đạt được đã tạo cơ sở, tiền đề để tỉnh đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong thời kỳ mới.

Chƣơng 2

ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở TỈNH NINH BÌNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tu nam 1998 den nam 2010 (Trang 56 - 62)