Trường đàotạo cán bộ BIDV

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Trường đàotạo cán bộ BIDV

Địa chỉ: 773 Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: +84 0439320933

Fax: +84 0438321488

Mô hình tổ chức của Trường đào tạo cán bộ BIDV

(Nguồn: Trường đào tạo cán bộ BIDV)

Trường đào tạo cán bộ BIDV được thành lập với nhiệm vụ chính là: - Làm đầu mối xác định nhu cầu đào tạo; đầu mối xây dựng định hướng, chiến lược đào tạo trung - dài hạn, cơ chế, chếđộ vềđào tạo; đầu mối xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trao đổi nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ BIDV;

- Căn cứ định hướng, chiến lược và kế hoạch đào tạo hàng năm và trung hạn đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch mở các khóa đào tạo và nội

dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, dài hạn trong nước và nước ngoài;

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức, cộng tác viên trong ngành và mở rộng mối quan hệ, xây dựng nhóm giảng viên, cộng tác viên ngoài ngành (trong nước và quốc tế) theo từng chuyên ngành đào tạo để phục vụ công tác đào tạo của BIDV;

- Đầu mối xây dựng, quản lý, khai thác ngân hàng đề thi phục vụ công tác tuyển dụng, kiểm tra trình độđịnh kỳ, tuyển vị trí chức danh;

Với nhiệm vụ đã được Ban lãnh đạo BIDV giao, trong suốt quá trình hoạt động, Trường đào tạo cán bộ BIDV đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể, năm 2014Trường đào tạo cán bộ BIDVđã tổ chức được 85 lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên(hoàn thành 100% kế hoạch) với 3.233 lượt người tham gia (tăng 9% so với năm 2013).

Những năm qua, thông qua phân tích thị trường và phân tích thực trạng CBNV, chương trình đào tạo của Nhà trường được xây dựng sát nhu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh ngành tài chính ngân hàng, đảm bảo cho học viên khi hoàn thành khóa học có thể ứng dụng ngay vào công việc. Năm 2014, Trường tập trung vào các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên như: Thẩm định và phân tích tín dụng; Kỹ năng thu hồi nợ hiệu quả; Kỹ năng giao tiếp khách hàng; Sản phẩm dịch vụ... đây là những kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho nhân viên trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt của ngành tài chính ngân hàng.

Để thực hiện chương trình đào tạo có hiệu quả cho cả khóa học với tất cả các chuyên đề, Nhà trường đã lập kế hoạch và tiến độ đào tạo đảm bảo tính logic, khoa học và có tính kế thừa các môn học. Đồng thời phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho từng lớp học.

Đầu năm 2015, BIDV đã xây dựng thành công hệ thống đào tạo trực tuyến (E-Learning) riêng với việc tích hợp đầy đủ các công cụ, tính năng đào tạo và quản lý. Đây thực sự là một bước tiến lớn, đóng góp vào sự chuyển biến tích cực trong hoạt động đào tạo hiện đại tại BIDV.Để vận hành và sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến Elearning vào sử dụng trong toàn hệ thống, Trường Đào tạo cán bộ BIDV đã và đang triển chuỗi đào tạo về “Vận hành và sử dụng chương trình Elearning” dành cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên và các đơn vị.

Trường đã tổ chức cho học viên đi thực tế tại các chi nhánh ngân hàng trong nước và nước ngoài. Những năm qua Trường đã tổ chức nhiều chương trình khảo sát thực tế cho học viên tại các ngân hàng ở những nước có thị trường tài chính ngân hàng phát triển như Úc, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan… Đây là cơ hội quý báu để các CBNV học hỏi kinh nghiệm làm việc thực tiễn trong môi trường tài chính ngân hàng hiện đại, phát triển kinh doanh ngân hàng…

Hơn nữa, nhận thức rõ ràng về tác dụng của việc đánh giá hiệu quảđào tạo, Trường đào tạo cán bộ BIDV đã triển khai công tác đánh giá hiệu quả đào tạo. Dựa trên mô hình Kirk Patrick, Trường đã thực hiện đánh giá theo 4 cấp độ: i) Đo lường sự hài lòng của Học viên; ii) Đo lường mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng sau khóa học; iii) Đo lường mức độ áp dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc; iv) Đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua ảnh hưởng của đào tạo với kết quả kinh doanh.Song song với công việc đánh giá hiệu quả đào tạo hiện tại, trường cũng đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển và những đòi hỏi cao hơn trong tương lai đối với hoạt động này thông qua việc:

- Tạo nguồn và lưu trữ cơ sở dữ liệu đánh giá;

- Cập nhật kiến thức trong việc phân tích tác động tài chính (cấp độ 4); - Phân tích tác động tài chính dựa trên cơ sở tiêu chí và hệ thống đánh giá qua KPIs.

Bằng các hành động của mình, Trường Đào tạo cán bộ BIDV đã, đang và vẫn sẽ là “lá cờ tiên phong” trên mặt trận đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp ở Việt Nam.

1.4.2. Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank

Tiền thân của Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank là Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập ngày 01 tháng 7 năm 1997. Nhiệm vụ trọng tâm của Trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Ngân hàng Công thương Việt nam; quản lý và tổ chức hoạt động khoa học; cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế và các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt nam giao.

Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbankluônluôn đổi mới và được đánh già là hoàn thành tốt nhiệm vụđào tạo. Đặc biệt,năm 2014, Trường đã phối hợp với các Phòng/Ban Trụ sở chính, Văn phòng đại diện, các đối tác bên ngoài triển khai đào tạo được 581 lớp (tăng 6% so với kế hoạch) với 68.809 lượt học viên (tăng 40% so với năm 2013). Không chỉ về số lượng mà chất lượng đào tạo ngày càng được chú trọng. Phương pháp và nội dung giảng dạy ngày càng được đổi mới theo hướng đa dạng các hình thức đào tạo nhằm khai thác tối đa công nghệ có sẵn, vừa nâng cao hiệu quả đào tạo, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng được cao nhất nhu cầu của người học.

Trường đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu. Đội ngũ giáo viên cơ hữu từng bước được hoàn thiện cả về lượng và

chất. Đến nay số lượng giảng viên cơ hữu đã đảm nhiệm được 27% tổng khối lượng giảng dạy, tăng so với mức 20% của năm trước.

Hoạt động khoa học và hợp tác quốc tế được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của trường. Trung tâm thực hành tài chính ngân hàng và thư viện đã đưa vào vận hành hỗ trợ không nhỏ trong công tác đào tạo cán bộ. Công tác tổ chức, hành chính, quản trị và hậu cần cho mọi mặt hoạt động của Trường và của VietinBank cũng đã thể hiện những nỗ lực không nhỏ, trong điều kiện nhân lực vẫn còn hạn chế. Năm 2014 vừa qua, công tác hậu cần phục vụ khoảng 9.000 lượt học viên với khoảng 62.000 suất ăn đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn.

Đào tạo trực tuyến được xác định là nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức đào tạo. Năm 2015, Trường dự kiến sẽ tổ chức 570 lớp, trong đó có từ 30%-35% số lớp được đào tạo trực tuyến; giáo viên cơ hữu đảm nhận khoảng 30% số lớp.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Trường Đào tạo cán bộNHNNo&PTNT Việt Nam

Từ nghiên cứu kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo NHTM trên, có thể rút ra một số bài học đối với Trường ĐTCB NHNo&PTNT Việt Nam:

Một là, nắm bắt nhu cầu thực thế, là căn cứ quan trọng để các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, hoàn thiện nội dung và phương thức đào tạo phù hợp. Đây là yếu tốđểđảm bảo chất lượng đào tạo của Trường,

Hai là, lựa chọn nội dung đào tạo phù hợp, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nhằm thu hút học viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động ngân hàng.

Ba là, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu. Đây được xem là biện pháp quan trọng đểđảm bảo chất lượng đào tạo.

Bốn là, kết hợp nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ngành tài chính ngân hàng. Đối với quá trình đào tạo, đây là hướng đi đúng và đem lại hiệu quả cao đối với cơ sở đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm là, ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp hiện đại trong giảng dạy, tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng đào tạo là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong đào tạo.

Sáu là, áp dụngmô hình đánh giá hiệu quảđào tạo hiện đại được xem là biện pháp quan trọng để chiều chỉnh các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản vềđào tạo và chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo NHTM. Trong đó đặc biệt đã làm rõ hơn về chất lượng đào tạo, các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo NHTM. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để luận văn đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của Trường ĐTCB NHNo&PTNT Việt Nam trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THC TRNG CHT LƯỢNG ĐÀO TO CA TRƯỜNG ĐÀO TO CÁN B NHNNo&PTNT VIT NAM

2.1. Khái quát về Trường Đào tạo cán bộ NHNNo&PTNT Việt Nam

2.1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển

Trường Đào tạo cán bộ NHNNo&PTNT Việt Nam. Địa chỉ: Số 18 Trần Hữu Dực, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 04.38687320

Fax: 04.38687326

Website: http://agribank.edu.vn

Trường ĐTCBNHNNo&PTNT có trọng trách lớn và giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, viên chức, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu kinh doanh của NHNNo&PTNT Việt Nam trong tình hình mới.

Trong giai đoạn thực hiện đề án cơ cấu lại hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam, công tác đào tạo được Hội đồng Quản trị, Ban Lãnh đạo xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm vừa giải quyết các vấn đề trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Để thực hiện nhiệm vụ trên, tháng 9 năm 2001, được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị quyết định thành lập Trung tâm Đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam, đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo của toàn hệ thống được thể hiện tại quyết định số 341/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 04/9/2001.

Sau gần 10 năm hoạt động với những đóng góp được ghi nhận, chiến lược phát triển trong giai đoạn mới của NHNo&PTNT Việt Nam đặt hoạt

động đào tạo trước yêu cầu đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới hoạt động của Trung tâm Đào tạo, đơn vị giữ vai trò “đầu kéo” công tác đào tạo của toàn hệ thống. Ngày 29/10/2010, Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam đã ký quyết định số 1218/QĐ-HĐQT-TCCB về việc đổi tên Trung tâm Đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam thành Trường Đào tạo cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam.

Trường ĐTCB là đơn vị sự nghiệp hạch toán phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc. Trường tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; tuân thủ các chính sách, chếđộ của ngành và quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng; đảm bảo nguyên tắc quản lý tập trung, thống nhất trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Mô hình tổ chức tại Trường ĐTCB gồm: Ban Giám đốc; 7 Phòng nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Quan hệ quốc tế và Quản lý dự án, Phòng Hành chính - Nhân sự, Phòng Tài vụ, Phòng Ứng dụng công nghệ và tin học, Phòng Quản lý khoa học; 3 Bộ môn chuyên môn: Bộ môn Quản trị ngân hàng, Bộ môn Nghiệp vụ ngân hàng, Bộ môn Sản phẩm dịch vụ và kiến thức bổ trợ; Ngân hàng thực hành và 7 Phân hiệu trên cả nước (sơđồ 2.1).

Sơđồ 2.1: Mô hình tổ chức Trường Đào tạo cán bộ NHNNo&PTNT Việt Nam

(Nguồn: Phòng HCNS, Trường ĐTCB)

Trường ĐTCB thực hiện 6 chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất: tham mưu cho Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO PHÒNG TÀI VỤ ỨNG DPHÒNG ỤNG CN&TH PHÒNG QHQT & QLDA PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC NGÂN HÀNG THỰC HÀNH BỘ MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG BỘ MÔN SPDV & KIẾN THỨC BỔ TRỢ BỘ MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 7 PHÂN HIỆU

PHÂN HIỆU YÊN BÁI

PHÂN HIỆU NAM ĐỊNH PHÂN HIỆU DUYÊN HẢI PHÂN HIỆU ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU TP HỒ CHÍ MINH PHÂN HIỆU LONG HẢI PHÂN HIỆU CẦN THƠ

dụng công nghệ phù hợp với định hướng, mục tiêu chiến lược phát triển của ngành ngân hàng và NHNNo&PTNT Việt Nam.

Thứ hai: phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm của NHNNo&PTNT Việt Nam.

Thứ ba: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBNV theo kế hoạch đào tạo hàng năm được phê duyệt và theo chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực của NHNNo&PTNT Việt Nam.

Thứ tư: quản lý, hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện kế hoạch đào tạo của các đơn vị trong hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam.

Thứ năm: thực hiện các dịch vụ liên quan đến đào tạo, tư vấn tài chính - ngân hàng cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Thứ sáu: quản lý và tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Hợp tác quốc tế vềđào tạo và nghiên cứu khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với hệ thống mạng lưới rộng lớn, lực lượng CBNV đông, để thực hiện chức năng của Trường, phía dưới Trường ĐTCB có hệ thống 7 Phân hiệu trong toàn quốc và Ngân hàng thực hành. Điều đó đảm bảo công tác đào tạo được, thuận tiện, gắn với thực tiễn và mục tiêu đề ra.

Các Phân hiệu và Ngân hàng thực hành chịu sự quản lý trực tiếp của Trường ĐTCB và có chức năng:

- Tổ chức và quản lý các khóa đào tạo do Trường ĐTCB phân bổ. - Hướng dẫn, hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch đào tạo của các đơn vị NHNNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn được Giám đốc Trường ĐTCB phân công.

- Quản lý, khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động đào tạo và thực hiện dịch vụ.

Riêng Ngân hàng thực hành có thêm chức năng đào tạo thực hành các nghiệp vụ ngân hàng và các nghiệp vụ khác tại đơn vị NHNNo&PTNT Việt Nam và giới thiệu thực hành trong hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam.

2.1.2. Hoạt động đào tạo của Trường ĐTCB

Tiền thân là Trung tâm Đào tạo trực thuộc Ban Tổ chức cán bộ, với số lượng ban đầu chỉ hơn 10 người, trải qua qua hơn 14 năm hoạt động và trưởng thành, Trường ĐTCB đã không ngừng tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ CBNV. Bảng 2.1: Số lượng CBNV năm 2014 của Trường ĐTCB (Đơn vị: người) NỘI DUNG Số lượng Tỷ lệ(%) Tổng số lao động 103 100 1. Phân theo giới Lao động nữ 63 61,17 Lao động nam 40 38,83 2. Phân trình độ Tiến sĩ 3 2,91 Thạc sĩ 25 24,27 Đại học 73 70,87 Cao đẳng 1 0,97 Trung cấp 1 0,97

3. Phân theo đơn vị công tác

Ban Giám đốc 4 3,88

Hành chính - Nhân sự 16 15,53

Kế hoạch - Tổng hợp 9 8,74 Tài vụ 8 7,77 Quan hệ quốc tế và quản lý dự án 7 6,80 Quản lý khoa học 6 5,83 Ứng dụng công nghệ và tin học 5 4,85 Kiểm tra kiểm soát nội bộ 4 3,88 Các Bộ môn 11 10,68 Ngân hàng thực hành 14 13,59 (Nguồn: Phòng HCNS, Trường ĐTCB)

Công tác đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ CBNV luôn được Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam quan tâm, ưu tiên và tạo điều kiện tốt nhất về thời gian và kinh phí.Trong thời gian qua, các CBNV tại gần 2300 Chi nhánh và phòng giao dịch NHNNo&PTNT Việt Nam trên toàn quốc đã được tham gia các chương trình đào tạo mới, đào tạo bổ sung, cập nhật cũng như trang bị mới các kiến thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kỹ năng về quản lý và lãnh đạo, kiến thức quản trị điều hành.

Kết quả đào tạo đối với đội ngũ CBNV củaNHNNo&PTNT Việt Namgiai đoạn 2010 - 2014 với tổng số 499 lớp, 25052 học viên, tỷ lệđào tạo

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 36)