Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 81)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng đào tạo của Trường ĐTCB còn một số hạn chế:

- Tuy số lượng CBNV được đào tạo tăng đều qua các năm, nhưng tỷ lệ được đào tạo chưa cao, trung bình hàng năm số CBNV được đào tạo là xấp xỉ 14%. Điều này là do hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý, điều kiện cơ sở vật chất của Trường và nguồn ngân sách dành cho đào tạo còn eo hẹp.

- Trình độ sư phạm của một bộ phận không nhỏ giảng viên chưa đáp ứng nhu cầu.

Nhiều giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực tế nhưng kỹ năng sư phạm còn hạn chế, nên việcgiảng dạy chưa đạt hiệu quả tốt nhất. Một bộ phận không nhỏ giảng viên, chiếm 46,5% được đánh giá ở mức độ trung bình về khả năng truyền đạt kiến thức; đặc biệt còn có 9,5% giảng viên bịđánh giá ở mức độ yếu

Điều này do đội ngũ giảng viên kiêm chức phải kiêm nhiệm nhiều công việc và chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm.

- Năng lực tổ chức đào tạo của Trường ĐTCB chưa thật sự hiệu quả

Dù đã cố gắng đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và địa điểm đào tạo và công tác hậu cần, tuy nhiên khi tổ chức nhiều lớp trong cùng một khoảng thời gian với lượng học viên lớn, công tác hậu cần tại một số địa điểm chưa

thuận tiện.Ngân hàng thực hành và 7 phân hiệu trên cả nước đều là những cơ sở được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp, làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

- Ý thức học tập của một bộ phận không nhỏ học viên chưa cao. Cụ thể là do các CBNV được cử đi học chưa đúng đối tượng và những CBNV này không có hứng thú trong học tập.

- Nội dung đào tạo của Trường chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của hoạt động ngân hàng hiện đại.

Bởi chương trình đào tạo của Trường ĐTCB chủ yếu được xây dựng theo hướng bù đắp những kiến thức hiện tại mà chưa cập nhật kiến thức mới và dự báo những thay đổi trong tương lại của hoạt động ngân hàng.

Mặt khácNHNo&PTNT Việt Nam chưa có chiến lược cụ thể phát triển nguồn nhân lực, dẫn đến chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn cho đào tạo và định hướng đào tạo vẫn theo hướng đào tạo theo chuyên đề chứ chưa tiến hành đào tạo theo đối tượng, vị trí công tác. Trong khi đó Trường lại thiếu đội ngũ cán bộ chuyên gia trong việc xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

Kết luận chương 2

Trong phạm vi chương 2, luận văn đã giới thiệu khái quát về Trường Đào tạo cán bộ; Thực trạng công tác động đào tạo tại Trường Đào tạo cán bộ; Phân tích, đánh giá chất lượng các khóa đào tạo tại Trường Đào tạo cán bộ. Từ việc phân tích, đánh giá, , luận văn đã chỉ rõ nhưng kết quả đạt được củacông tác đào tạo tại Trường ĐTCB. Đồng thời cũng nêu lên những hạn chế. Đây là cơ sở để luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đào tạo cán bộ NHNN&PTNT Việt Nam trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP NHM NÂNG CAO CHT LƯỢNG ĐÀO TO CÁN B CA

TRƯỜNG ĐÀO TO CÁN B NHNNo&PTNT VIT NAM 3.1. Định hướng hoạt động của Trường Đào tạo cán bộNHNNo&PTNT Việt Nam

3.1.1. Định hướng hoạt động của NHNNo&PTNT Việt Nam

NHNNo&PTNT Việt Namtiếp tục khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột của đất nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

NHNNo&PTNT Việt Nam luôn giữ vững là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Trong những năm gần đây, NHNNo&PTNT Việt Nam còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.

Những năm tiếp theo, NHNNo&PTNT Việt Nam xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tếđất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu

cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt trên 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, NHNNo&PTNT Việt Nam không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đủ sức trong cạnh trạnh và hội nhập.

3.1.2. Định hướng về hoạt động của Trường Đào tạo cán bộ NHNNo&PTNT Việt Nam NHNNo&PTNT Việt Nam

Trong giai đoạn tiếp theo, định hướng về hoạt động của Trường ĐTCB là:

Thứ nhất, tiến hành đào tạo theo chuẩn vị trí chức danh công việc. Việc đào tạo theo chuẩn vị trí chức danh công việc là định hướng, là xu hướng chung trong công tác đào tạo, các NHTM khác đã và đang nghiên cứu triển khai áp dụng, NHNNo&PTNT Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Định hướng này sẽ là kim chỉ nam cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo của Trường ĐTCBNHNNo&PTNT Việt Nam.

Thứ hai, đổi mới, hoàn thiện nội dung và cách thức tổ chức thực hiện đối với các chương trình đào tạo. Các hình thức đào tạo đối với các chương trình đào tạo phải được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện đại với phương pháp giảng dạy tiên tiến.

Thứ ba, khai thác và sử dụng tối đa nguồn lực phục vụ công tác đào tạo bao gồm nguồn lực về con người và nguồn lực về tài chính. Cụ thể đó là: (1) Tận dụng tối đa nguồn kinh phí đào tạo từ các dự án nước ngoài, qua đó có thể tiếp cận với phương pháp, công nghệ hiện đại, kiến thức mới của quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. (2) Khai thác đội ngũ CB lãnh đạo cấp

cao và các chuyên gia tại các Ban, Trung tâm nghiệp vụ tại Trụ sở chính tham gia thiết kế chương trình, nội dung đào tạo và trực tiếp tham gia giảng dạy; (3) Xây dựng và củng cố mối quan hệ với các đối tác cung cấp dịch vụ đào tạo, ưu tiên lựa chọn các đối tác đã có kinh nghiệm đào tạo cho NHNNo&PTNT Việt Nam. Thiết lập mối quan hệ với các giảng viên chuyên nghiệp giỏi, có uy tín để trực tiếp mời tham gia giảng dạy.

Với mục tiêu trở thành trường đào tạo chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của NHNNo&PTNT Việt Nam, chỉ tiêu về kế hoạch đào tạo của Trường ĐTCB năm 2015 đến 2020 được cụ thể hóa:

- Nhóm CB mới tuyển dụng: trung bình đào tạo 1500 học viên/năm. - Nhóm CBNV, chuyên viên: trung bình đào tạo 4000 học viên/năm. - Nhóm CB quản lý, lãnh đạo: trung bình đào tạo 1400 học viên/năm. - Đào tạo, tập huấn khác: trung bình đào tạo 1000 học viên/năm. - Số lượng giảng viên kiêm chức: đạt 150 giảng viên.

- Áp dụng công nghệ: số lớp học bằng phương pháp E-learning đạt 5% tổng số lớp học trong năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ của Trường Đào tạo cán bộ NHNNo&PTNT Việt Nam tạo cán bộ NHNNo&PTNT Việt Nam

Để thực hiện được định hướng và hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trên, đòi hỏi Trường ĐTCB phải giải quyết nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đào tạo của Trường theo hướng:

3.2.1. Đổi mới công tác xác định nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo

Dựa trên chiến lược phát triển của NHNNo&PTNT Việt Nam, Trường ĐTCB cần xác định được nhu cầu đào tạo hàng năm của hệ thống. Với việc xác định nhu cầu đào tạo hàng năm của đội ngũ CBNV chủ yếu qua Phiếu đăng ký nhu cầu đào tạo mang tính chủ quan áp đặt của Trường ĐTCB đã cho thấy những nhược điểm và hạn chế của nó. Do đó, Trường ĐTCB có thể tiến hành nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống các phương pháp và công cụ xác định nhu cầu đào tạo. Hoàn thiện hệ thống các phương pháp xác định nhu cầu đào tạo tức là sửa đổi, điều chỉnh các phương pháp xác định nhu cầu đào tạo đã áp dụng và bổ sung các phương pháp xác định nhu cầu đào tạo mà NHNNo&PTNT Việt Nam chưa áp dụng. Cụ thể là Trường cần thực hiện tốt công tác phân tích nhu cầu đào tạo:

Thứ nhất, phân tích mục tiêu phát triển của NHNNo&PTNT Việt Nam bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, đó là nhân tố đóng vai trò quyết định nhu cầu đào tạo tổng thể.

Thứ hai, phân tích nhu cầu nguồn nhân lực của NHNNo&PTNT Việt Nam: số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cần có để thực hiện phát triển mục tiêu trong vài năm tới.

Thứ ba, phân tích hiệu suất NHNNo&PTNT Việt Nam: chỉ tiêu của việc phân tích hiệu suất bao gồm giá thành lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ, tình hình sử dụng thiết bị,…nghĩa là hiệu suất mà Ngân hàng mong muốn được nâng cao thông qua việc đào tạo

Kế hoạch đào tạo quyết định những công việc Trường thực sự làm để duy trì và mởi rộng hoạt động đào tạo. Khâu lập kế hoạch chưa chuẩn xác sẽ dẫn đến công tác đào tạo không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả.

Muốn xây dựng kế hoạch hợp lý, chính xác, khả thi trước hết Trường cần hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu đào tạo theo hướng:

- Đổi mới phương pháp khảo sát nhu cầu đào tạo:

+ Thông qua Phiếu đăng ký nhu cầu đào tạo (phụ lục 1), qua mạng nội bộ, thông qua phỏng vấn lãnh đạo các chi nhánh nắm nhu cầu đào tạo của từng đơn vị. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế triển khai công tác, phối hợp với các ban nghiệp vụ của Trụ sở chính xác định nội dung nghiệp vụ cần nâng cao, cần cập nhật. Từ đó xác định đối tượng đang thực hiện nghiệp vụ cần đào tạo. Bên cạnh đó khi gửi công văn đến các chi nhánh yêu cầu cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, Trường cần có hướng dẫn rõ ràng, chi tiết để các đơn vị thực hiện thống nhất và chính xác.

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo về công tác đào tạo:

Phương pháp tổ chức hội thảo để xác định nhu cầu đào tạo được coi như là một phương pháp hỗ trợ cho việc điều tra bằng Phiếu đăng ký nhu cầu đào tạo.

Sau khi có kết quảđiều tra sơ bộ từ việc tổng hợp, phân tích Phiếu đăng ký nhu cầu đào tạo hàng năm, Trường nên tổ chức hội nghị, hội thảo để có thể nắm bắt chính xác hơn nhu cầu đào tạo. Bên cạnh đó, phương pháp tổ chức hội nghị, hội thảo sẽ giúp Trường và đối tượng đào tạo là các đơn vị trong hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam thống nhất lại với nhau về mục đích đào tạo, nhu cầu đào tạo, cách thức đào tạo và nội dung đào tạo thông qua việc bàn luận, trao đổi về các vấn đề có liên quan trước khi đi đến một số thống nhất chung.

Để việc tổ chức hội thảo thu được kết quả như mong muốn cần phải có một định hướng cụ thể, tránh việc các vấn đề đưa ra quá lan man, đi lạc hướng mục tiêu và mục đích hội thảo đặt ra.

- Đánh giá nhu cầu đào tạo: Sau khi tổ chức các lớp đào tạo, Trường cần triển khai công tác đánh giá, trong đó có đánh giá lại nhu cầu đào tạo. Việc làm cụ thể là phát phiếu điều tra CBNV đã tham gia khóa học xem nội dung đào tạo có phù hợp với mong muốn, nguyện vọng, có phục vụ tốt hơn yêu cầu công việc họ đang làm không? Qua kiểm chứng lại việc xác định nhu cầu đào tạo ban đầu và có kế hoạch điểu chỉnh.

- Cần hoàn thiện những căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo chính xác dựa vào một trong những căn cứđảm bảo vị trí việc làm, bản mô tả công việc. Vì vậy Trường cần có kiến nghị với Trụ sở chính nhanh chóng xây dựng, ban hành các vị trí việc làm và bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Đây không chỉ là căn cứ xác định nhu cầu đào tạo thực tế mà còn góp phần quản lý nhân lực có hiệu quả.

- Dự báo nhu cầu đào tạo: Trên cơ sở phân tích những kết quảđào tạo các năm trước, phân tích thị trường, phân tích năng lực hiện có của NHNo&PTNT Việt Nam, Trường cần dự báo nhu cầu đào tạo trong những năm tiếp theo về số lượng, nội dung đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển.

3.2.2. Hoàn thiện nội dung,đổi mới phương pháp đào tạo

Nội dung đào tạo là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ cơ sở đào tạo nào bởi nó là cái phản ánh, thể hiện cụ thể hóa mục tiêu đào tạo, là thành tố không thể thiếu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Để hoàn thiện chương trình đào tạo, Trường cần phải đổi mới nội dung đào tạo cũng như chẩn hóa giáo trình, tài liệu giảng dạy. Cụ thể như sau:

3.2.2.1. Đổi mới nội dung đào tạo

Xuất phát từ thực trạng trình độđội ngũ CBNV hiện nay cùng với yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập, nội dung chương trình giảng dạy cho CBNV NHNNo&PTNT Việt Nam cần sửa đổi theo hướng bổ sung các

kiến thức cơ bản cán bộ còn khiếm khuyết như: kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật, kiến thức chuyên môn và các kiến thức bổ trợ khác. Cụ thể chương trình đào tạo CBNV NHNNo&PTNT Việt Nam cần được đổi mới về các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Tăng cường trang bị kiến về quản lý Nhà nước, khoa học quản lý và kiến thức pháp luật cho CBNV.

Nội dung chương trình, giáo trình mới phải đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, nhất là hệ thống luật kinh tế,luật các tổ chức tín dụng. Bởi họ phải thuộc luật, hiểu luật một cách đầy đủ, chính xác để thực hiện đúng, đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng và nền kinh tế.

Thứ hai: Đổi mới nội dung kiến thức chuyên ngành.

Nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ CBNV tác nghiệp, giao dịch viên, không chỉ nắm được các quy trình nghiệp vụ, mà phải bổ sung những nghiệp vụ, kỹ năng mới. Nhất là tư duy, phương pháp thực hiện các nghiệp vụđó chính xác, hiệu quả, đạt tính chuyên nghiệp.

Thứ ba: Tăng cường trang bị các kiến thức bổ trợ.

Kiến thức bổ trợ bao gồm ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm... là những công cụ giúp CBNV đáp ứng công việc với chất lượng cao. Trước thực tế hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin rộng khắp càng đòi hỏi CBNV phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa các kiến thức, kỹ năng này.

Ngoại ngữ, tin học là những kiến thức quan trọng song nhu cầu về ngoại ngữ, tin học ở mức độ nào lại gắn liền với những kỹ năng, nghiệp vụ mà CBNV đang làm. Do đó việc xây dựng các chương trình đào tạo trên cần xuất phát từ vị trí việc làm của từng đối tượng. Đối với tin học, các kiến thức, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chương trình đào tạo phải luôn được cập nhật công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại.

Cần lựa chọn các kỹ năng mềm để đào tạo cho phù hợp đối với từng nhóm đối tượng. Chẳng hạn giao dịch viên, chuyên viên chăm sóc khách hàng..., là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng cần trang bị sâu hơn về kỹ năng giao tiếp; CB quản lý, lãnh đạo nhất thiết phải nắm được

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 81)