Khuyến nghị đối với NHNNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 105 - 118)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Khuyến nghị đối với NHNNo&PTNT Việt Nam

Để thực hiện được hệ thống giải pháp trên, ngoài sự nỗ lực của Trường ĐTCB đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của NHNo&PTNT Việt Nam. Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam tập trung giải quyết những vẫn đề sau:

- Phê duyệt kế hoạch đào tạo hàng năm của Trường kịp thời, tốt nhất là vào giữa Quí I, tạo điều kiện cho Trường chủ động triển khai công tác đào tạo.

- Tăng kinh phí đào tạo cho Trường từ 35 tỷ năm 2014 lên 40 tỷ năm 2015 và tăng dần trong những năm tiếp theo để Trường có điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất và xây dựng phòng thực hành cho học viên.

- Tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho Trường ĐTCB. - Sớm xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí việc làm để Trường làm căn cứ xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp.

- Thiết lập cơ chếđào tạo bắt buộc, theo đó tối thiểu mỗi CBNV trong hai năm phải được đào tạo qua một lớp tùy theo yêu cầu của công tác quản lý và vị trí công việc. CBNV làm công tác quản lý ít nhất ba năm phải được bồi dưỡng về năng lực quản lý, điều hành, đó là căn cứđể bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo. Bên cạnh đó có chếđộ khuyến khích CBNV tích cực học tập để đạt tiêu chuẩn về trình độ theo quy định và có chính sách sử dụng hợp lý sau đào tạo.

- Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội thảo chuyên đề để nâng cao nhận chức cho các cán bộ lãnh đạo chi nhánh về vai trò, nhiệm vụ của công tác đào tạo. Gắn trách nhiệm của lãnh đạo các chi nhánh vào việc nâng cao nhận thức cho CBNV về trách nhiệm học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao.

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận, thực trạng đào tạo, chất lượng đào tạo của Trường ĐTCB, định hướng hoạt động của NHNNo&PTNT Việt Nam, của

Trường ĐTCB, luận văn đã đề xuất một hệ thống giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường ĐTCB.

Đó là các giải pháp Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo; hoàn thiện việc xác định mục tiêu, đối tượng đào tạo; hoàn thiện nội dung đào tạo; hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện các khóa đào tạo; phát triển đội ngũ giảng viên; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học; đổi mới phương pháp đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo. Để thực hiện được hệ thống giải pháp trên luận văn đã kiến nghị với NHNNo&PTNT Việt Nam.

KT LUN

Chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nói chung, các cơ sở đào tạo của NHTM nói riêng là vấn đề phức tạp bởi nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố cả chủ quan và khách quan. Chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo NHTM có vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định hoạt động, hiệu quả hoạt động không chỉ của ngành ngân hàng, mà cả nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những mục tiêu của quản trị mọi loại hình ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Toàn bộ nội dung trên đã được thể hiện trong 3 chương của luận văn. Điều đó thể hiện luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra và cũng là những đóng góp của luận văn.

1. Hệ thống, phân tích, luận giải và làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản về đào tạo và chất lượng đào tạo của NHTM. Trong đó đã chỉ rõ về chất lượng, các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của NHTM.

2. Đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo của Trường ĐTCB NHNNo&PTNT Việt Nam trên 2 góc độ là những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp trong chương 3.

3. Dựa trên cơ sở lý luận, thực trạng đào tạo, chất lượng đào tạo của Trường ĐTCB, định hướng hoạt động của NHNNo&PTNT Việt Nam, của Trường ĐTCB, luận văn đã đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường ĐTCB. Trong đó đặc biệt là giải pháp hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp đào tạo và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chân thành gửi lời biết ơn đến cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, người đã

tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã đạt được những kết quả nêu trên, nhưng chất lượng đào tạo là vấn đề trừu tượng, phức tạp nên chắc chắn luận văn còn có những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của các nhà khoa học và những người quan tâm đến vấn đề này để luận văn hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn!

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

1. Chu Bá Chín (2014), Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguôn nhân lực, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Trần Khánh Đức (2005), Quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục nhân lực theo ISO&TQM, NXB Giáo dục Hà Nội.

5. Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy Dương (2011), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê

6. Lê Thanh Hà (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực II, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7. Trần Quốc Hoàng (2007), Luận văn Đổi mới công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên trong hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Tô Ngọc Hưng (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, NXB Ngân hàng, Hà Nội. 9. Lê Trọng Khanh (2003), Đào tạo nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngân hàng

10. Vũ Thị Liên (2001), Những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

11. Phạm Văn Nam (2014), Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2012), Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNNo&PTNT Việt Nam.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011, 2012),

Tạp chí thông tin NHNNo&PTNT Việt Nam, Ban Tiếp thị và thông tin NHNNo&PTNT Việt Nam, Hà Nội.

14. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm đồng chủ biên (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

15. Tạp chí Ngân hàng (2010), Quan điểm và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng, NXB Ngân hàng, Hà Nội.

16. Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, NXB Đại học Đà Nẵng

17. Trung tâm tri thức doanh nghiệp quốc tế (2010), Đào tạo và phát triển, NXB Thanh niên, Hà Nội.

18. Trường Đào tạo cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011), Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trường ĐTCB NHNNo&PTNT Việt Nam.

19. West Burnham (1992), Quản lí chất lượng trong nhà trường 20. Taylor.A. F.Hill (1997), Quản lí chất lượng trong giáo dục

21. Dorothy Myers và Robert Stonihill (1993), Quản lí chất lượng lấy nhà trường làm cơ sở

22. Website: http://www.agribank.com.vn/

23. Website: http://agribank.edu.vn/

24. Website: http://bts.bidv.com.vn/

PH LC PHỤ LỤC I

Mẫu Phiếu đăng ký nhu cầu đào tạo năm 201…

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ Số: /TĐTCB-KHTH V/v đề xuất các khóa đào tạo năm 201… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 201… Kính gửi:

- Giám đốc: Sở Giao dịch, Chi nhánh loại I,II;

- Trưởng văn phòng Đại diện: Khu vực Miền Trung, Miền Nam.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trường Đào tạo cán bộ NHNo tại Quyết định số 81/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 26/01/2011 của Hội đồng quản trị về việc “Xây dựng Kế hoạch đào tạo hàng năm”,

Để việc xây dựng Kế hoạch đào tạo năm 2015 của NHNo bám sát tình hình thực tế, phù hợp, phục vụ thiết thực cho hoạt động kinh doanh và mục tiêu phát triển của hệ thống NHNo, Trường Trường Đào tạo cán bộ kính đề nghị các đơn vị

phối hợp thống kê vàđề xuất các chương trình đào tạo trong năm 2015 của

NHNo, cụ thể như sau:

I. Đào tạo theo vị trí công việc:

TT Tên khóa đào tạo Đối tượng Số lượng chưa

được đào tạo

1 Đào tạo cán bộ

mới tuyển dụng Cán bộ mới tuyển dụng trong hệ thống 2 Quản trị ngân hàng

Giám đốc, Phó Giám đốc CN Loại I,II và cán bộ quy hoạch cấp HĐTV, Tổng

Giám đốc quản lý 3 Kỹ năng quản lý

và lãnh đạo

Trưởng, Phó phòng CN Loại I,II; Giám đốc, Phó Giám đốc CN Loại III, Phòng Giao dịch và cán bộ quy hoạch

4

Kỹ năng phát triển quan hệ khách

hàng

Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ và cán bộ quy hoạch các chức danh trên

5 Bồi dưỡng Pháp luật cho cán bộ Agribank Cán bộ phụ trách: Pháp chế; Hậu kiểm; Thanh toán quốc tế; Tín dụng; Kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh loại I, II, III; Cán bộ các phòng nghiệp vụ thực hiện các công việc có liên quan 6 Phân tích tài chính doanh nghiệp và thẩm định dự án đầu tư

Cán bộ tín dụng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh loại I, II

7 Thanh toán quốc tế Cán bộ làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các chi nhanh loại I, II

II. Đề xuất các khóa đào tạo theo nhu cầu cán bộ

1. Đề xuất các khóa đào tạo nhằm đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ nhân viên phục vụđề án Tái cơ cấu NHNo, đặc biệt là đội ngũ cán bộ hiện đang và sẽ nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các đơn vị trong hệ thống NHNo;

2. Đề xuất đào tạo về nghiệp vụ của NHNo (như: Tín dụng, Kế toán, Kiểm tra kiểm soát, Thanh toán quốc tế, Sản phẩm dịch vụ….);

3. Đề xuất đào tạo về Kiến thức bổ trợ (Các kỹ năng mềm, marketing, pháp luật, Văn hóa doanh nghiệp; Tiếng Anh…).

Đề xuất các khóa đào tạo theo nhu cầu của Chi nhánh lập theo biểu mẫu sau:

TT Tên khóa đào tạo Đối tượng Số lượng dự kiến

đào tạo

1 VD: Văn thư lưu trữ

2 ....

Trường Đào tạo cán bộ mong nhận được sự hợp tác của Quý đơn vị. Văn bản gửi về Trường Đào tạo cán bộ (phòng Kế hoạch - Tổng hợp) trước ngày /9/2014.

Chi tiết liên hệ: Ông Phạm Ngọc Đức, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Trường Đào tạo cán bộ; Sốđiện thoại: 04.668.40429/0903.341.723;

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác!

Nơi nhn:

- Như trên;

- Lưu: HCNS, KHTH.

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ AGRIBANK

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN

(Dành cho học viên)

Để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ lợi ích của người học, đề nghị các học viên cho ý kiến với tinh thần trung thực và xây dựng về hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua phiếu đánh giá này. Đề nghị Anh (Chị) đọc kỹ các câu sau và đánh dấu (x) vào các cột tương ứng.

Chương trình đào tạo: Tên chuyên đề: Họ và tên giảng viên:

TT Tiêu chí đánh giá Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Kiến thức chuyên môn?

2 Thiết kế bài giảng và sử dụng thời gian giảng khoa học, hợp lý? 3 Kỹ năng truyền đạt và phương pháp giảng dạy? Đề cập và nhấn

mạnh những thông tin quan trọng rõ ràng, dễ hiểu? 4

Tạo cơ hội cho học viên ứng dụng kiến thức được học (Trả lời câu hỏi, làm bài tập tình huống trên lớp, thảo luận và tổ chức cho học viên tham gia hoạt động nhóm?

5 Sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ h/v học tập; khuyến khích h/v nêu câu hỏi và bày tỏ quan điểm về nội dung của chuyên đề?

6 Thường nêu vấn đềđể học viên suy nghĩ, thảo luận? 7 Đã sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học?

8 Sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy? 9 Thể hiện sự thân thiện, cởi mở trong giao tiếp với người học? 10 Luôn thể hiện tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo?

Thông tin do học viên cung cấp sẽđược xử lý kịp thời và đảm bảo bí mật thông tin và danh tính của học viên.

PHỤ LỤC 3

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ AGRIBANK

PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 201

PHIẾU LẤY Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

(về chuyên đề/môn học do giảng viên thực hiện)

Họ và tên giảng viên: Nơi công tác:

Tên chuyên đề/môn học thực hiện: Thuộc khóa/chương trình đào tạo: Thời gian thực hiện:

Địa điểm thực hiện:

Đề góp phần củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, Trường Đào tạo cán bộ Agribank mong muốn giảng viên vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về các vấn đề dưới đây (bằng cách đánh dấu vào ô vuông) và gửi cho cán bộ quản lý tại lớp học hoặc gửi về Trường Đào tạo cán bộ Agribank theo địa chỉ: 18 Trần Hữu Dực, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

I. NỘI DUNG ĐÀO TẠO

1. Mức độ phù hợp của nội dung chuyên đề/môn học:

- Với đối tượng học viên: Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp

- Với thời lượng giảng dạy: Hợp lý Thừa Thiếu 2. Tính thiết thực: Rất thiết thực Thiết thực Ít thiết

thực

II. TÀI LIỆU

1. Tính logic với nội dung: Logic Bình thường Chưa logic 2. Hình thức trình bầy: Đẹp Bình thường Chưa đẹp III.HỌC VIÊN 1. Ý thức tổ chức, kỷ luật: Tốt Bình thường Chưa tốt 2. Thái độ học tập: Tích cực Bình thường Thụ động IV. CÁN BỘ QUẢN LÝ LỚP

1. Phương pháp quản lý: Chuyên nghiệp Đạt yêu cầu Còn hạn chế 2. Thái độ làm việc: Tốt Bình thường Chưa tốt 3. Hỗ trợ giảng viên: Tích cực Bình thường Chưa tích cực V. CÔNG TÁC TỔ CHỨC 1. Điều kiện cơ sở vật chất: Tốt Đạt yêu cầu Còn hạn chế

2. Trang thiết bị giảng dạy: Đầy đủ Tạm đủ Còn thiếu

VI. Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT KHÁC (về nội dung đào tạo, tài liệu, học viên, cán bộ quản lý, công tác tổ chức… để nâng cao chất lượng tổ chức và quản lý đào tạo)

………..………… …………...………

PHỤ LỤC 4

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ LỚP HỌC - Lớp học: - Thời gian: - Địa điểm:

Để việc tổ chức các khóa đào tạo có chất lượng hơn, Anh/Chị vui lòng nhận xét và đánh dấu (x) vào bảng câu hỏi sau:

I. VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Những kiến thức cơ bản của Anh/Chị tiếp thu được từ khóa đào tạo này:

……….. ……….. 2. Khóa đào tạo đã đáp ứng mong muốn của Anh/Chịở mức độ nào?

Tốt Khá T.Bình Yếu

3. Khóa đào tạo liên quan đến công việc của Anh/Chịở mức độ nào? Tốt Khá T.Bình Yếu

4. Khóa đào tạo đạt được tính ứng dụng vào thực tếở mức độ nào? Tốt Khá T.Bình Yếu

5. Theo Anh/Chịđể khóa đào tạo sát với thực tiễn, nội dung nào cần cải tiến/làm rõ: … ……….. ………..

II. VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỚP

1. Trang thiết bị giảng dạy (Máy tính, máy chiếu..)

Tốt Khá T.Bình Yếu 2. Cơ sở vật chất (Phòng học, chỗ ở) Tốt Khá T.Bình Yếu 3. Phục vụ hậu cần (ăn trưa - tối - giữa giờ) Tốt Khá T.Bình Yếu 4. Chất lượng tài liệu

Tốt Khá T.Bình Yếu 5. Thái độ, phương pháp quản lý của cán bộ quản lý lớp

Tốt Khá T.Bình Yếu

III. NHẬN XÉT, ĐÁNG GIÁ CHUNG VỀ LỚP HỌC

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 105 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)