Hoàn thiện nội dung,đổi mới phương pháp đàotạ o

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 88 - 93)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Hoàn thiện nội dung,đổi mới phương pháp đàotạ o

Nội dung đào tạo là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ cơ sở đào tạo nào bởi nó là cái phản ánh, thể hiện cụ thể hóa mục tiêu đào tạo, là thành tố không thể thiếu trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Để hoàn thiện chương trình đào tạo, Trường cần phải đổi mới nội dung đào tạo cũng như chẩn hóa giáo trình, tài liệu giảng dạy. Cụ thể như sau:

3.2.2.1. Đổi mới nội dung đào tạo

Xuất phát từ thực trạng trình độđội ngũ CBNV hiện nay cùng với yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập, nội dung chương trình giảng dạy cho CBNV NHNNo&PTNT Việt Nam cần sửa đổi theo hướng bổ sung các

kiến thức cơ bản cán bộ còn khiếm khuyết như: kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật, kiến thức chuyên môn và các kiến thức bổ trợ khác. Cụ thể chương trình đào tạo CBNV NHNNo&PTNT Việt Nam cần được đổi mới về các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Tăng cường trang bị kiến về quản lý Nhà nước, khoa học quản lý và kiến thức pháp luật cho CBNV.

Nội dung chương trình, giáo trình mới phải đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, nhất là hệ thống luật kinh tế,luật các tổ chức tín dụng. Bởi họ phải thuộc luật, hiểu luật một cách đầy đủ, chính xác để thực hiện đúng, đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng và nền kinh tế.

Thứ hai: Đổi mới nội dung kiến thức chuyên ngành.

Nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ CBNV tác nghiệp, giao dịch viên, không chỉ nắm được các quy trình nghiệp vụ, mà phải bổ sung những nghiệp vụ, kỹ năng mới. Nhất là tư duy, phương pháp thực hiện các nghiệp vụđó chính xác, hiệu quả, đạt tính chuyên nghiệp.

Thứ ba: Tăng cường trang bị các kiến thức bổ trợ.

Kiến thức bổ trợ bao gồm ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm... là những công cụ giúp CBNV đáp ứng công việc với chất lượng cao. Trước thực tế hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin rộng khắp càng đòi hỏi CBNV phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa các kiến thức, kỹ năng này.

Ngoại ngữ, tin học là những kiến thức quan trọng song nhu cầu về ngoại ngữ, tin học ở mức độ nào lại gắn liền với những kỹ năng, nghiệp vụ mà CBNV đang làm. Do đó việc xây dựng các chương trình đào tạo trên cần xuất phát từ vị trí việc làm của từng đối tượng. Đối với tin học, các kiến thức,

chương trình đào tạo phải luôn được cập nhật công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại.

Cần lựa chọn các kỹ năng mềm để đào tạo cho phù hợp đối với từng nhóm đối tượng. Chẳng hạn giao dịch viên, chuyên viên chăm sóc khách hàng..., là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng cần trang bị sâu hơn về kỹ năng giao tiếp; CB quản lý, lãnh đạo nhất thiết phải nắm được kỹ năng lập kế hoạch... Do đó, khi xây dựng nội dung đào tạo cho từng nhóm đối tượng cần chú ý phân bổ kiến thức và thiết kế mức độ chuyên sâu cho phù hợp.

Như vậy, nội dung chương trình không phải cố định mà cần được đổi mới, sát với biến động của thực tiễn và phải coi đổi mới nội dung chương trình là việc làm cần thiết, thường xuyên. Trong khi xây dựng nội dung cần tránh trùng lặp kiến thức giữa các phần học, môn học. Nghiên cứu bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ của khoa học công nghệ. Các môn học phải được bổ sung kịp thời những kiến thức, thông tin mới.

3.2.2.2. Chuẩn hóa giáo trình, tài liệu giảng dạy

Hoàn thiện hệ thống tài liệu, giáo trình giảng dạy theo hướng đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, chống dạy chay, học chay.Trường cần tập trung làm tốt một số nội dung cơ bản sau:

Rà soát và chỉnh lý hệ thống tài liệu, giáo trình hiện có. Tổ chức biên soạn lại các chương trình, tài liệu đào tạo theo tiêu chuẩn đảm bảo không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệp thực tiễn, nội dung kiến thức tiêu chuẩn với kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu vị trí công việc. Đưa nhiệm vụ biên soạn chương trình theo vị trí công việc thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Trường; khuyến khích các bộ môn, các giảng

viên biên soạn các chương trình, nội dung đào tạo theo vị trí việc làm,tập trung vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện công việc, nhiệm vụ của CBNV.

Việc hoàn thiện tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo hướng bám sát thực tế chuyên môn nghiệp vụ của CBNV, với phương châm "lý luận gắn với thực tiễn", "học đi đôi với hành", bảo đảm tính toàn diện cả kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức bổ trợ.

Như vậy, việc chuẩn hóa giáo trình, tài liệu giảng dạy là giáp pháp Trường cần đặc biệt quan tâm và sớm thực hiện. Trong đó, cần thiết phải xây dựng bản thuyết minh hay hướng dẫn sử dụng giáo trình, tài liệu hướng dẫn thực hành nhằm mang lại kết quả học tập cao nhất cho CBNV.

3.2.2.3. Đổi mới phương pháp đào tạo

Phương pháp giảng dạy có vai trò hết sức quan trọng để truyền tải nội dung chương trình từ người dạy đến người học trên cả hai phương diện, kiến thức và năng lực thực tiễn. Ngành tài chính ngân hàng là ngành tổ chức kinh doanh tiền tệ, CBNV ngành ngân hàng là người thực hiện việc kinh doanh này. Hơn nữa, ngành tài chính ngân hàng được hình thành qua nhiều thời kỳ, có tình hình hết sức đa dạng, phức tạp, lại thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy phương pháp giảng dạy của giảng viên đối với CBNV chuyên ngành có tính đặc thù, phải bám sát thực tiễn, thiết thực. Do đó Trường cần khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp sao cho vừa phải phù hợp với nội dung chương trình, vừa phải phù hợp với trình độ kiến thức và tư duy của đối tượng đào tạo.

Trường cần tạo điều kiện cho giảng viên theo học những khóa đào tạo về kỹ năng, phương pháp giảng dạy; bên cạnh đó khuyến khích giảng viên tự nghiên cứu, đổi mới phương pháp của mình cho phù hợp với thực tế đối

tượng. Cần làm cho giảng viên hiểu rõ phần lớn người học là CBNV đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề, chưa kể đến CBNV giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, phương pháp giảng dạy với đối tượng này chủ yếu là định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng nghiệp vụđể giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi khóa học, giảng viên cần hướng dẫn học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Giảng viên cần xác định rõ nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế phải sát với nội dung bài học; sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải có bài thu hoạch để giảng viên đánh giá.

Cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy vai trò điều khiển, hướng dẫn, cố vấn của giảng viên và tính chủ động sáng tạo tham gia tích cự trong giờ học của học viên. Vì vậy Trường cần có các biện pháp khuyến khích và tăng cường về cơ sở vất chất, trang thiết bị phòng học phù hợp với phương pháp giảng dạy. Đặc biệt bố trí lớp học kỹ năng chỉ giới hạn tối đa 20-25 người để tăng cường trao đổi, thuyết trình và thực hành...

Trường cần triển khai sớm phương pháp đào tạo trực tuyến (E- Learning). Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đã có hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ đào tạo trực tuyến E-Learning, tuy nhiên việc triển khai áp dụng hệ thống E-Learning vào công tác đào tạo chưa được chú trọng. Do đó, Trường ĐTCB cần tiến hành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện ứng dụng đào tạo trực tuyến qua E-Learning.

Việc đào tạo tập trung như hiện nay rất tốn kém chi phí ăn ở, đi lại của học viên. Chính vì vậy, việc đào tạo qua hệ thống E-Learning sẽ giúp giải quyết được các vấn đề nêu trên. Tùy thuộc mục tiêu đào tạo và nội dung giảng dạy của từng khóa đào tạo mà Trường ĐTCB kết hợp với Trung tâm công nghệ thông tin, các Ban nghiệp vụ tại Trụ sở chính tiến hành nghiên cứu, tìm đối tác chuyên cung cấp các chương trình đào tạo trực tuyến để triển khai phương pháp đào tạo qua hệ thống E-Learning cho phù hợp.

Việc sử dụng công cụ đào tạo E-Learning bước đầu tiến hành với các chương trình đào tạo cập nhật, bổ sung kiến thức, tức là những nội dung đào tạo lý thuyết hoặc cập nhật văn bản chếđộ. Đối với các nội dung đào tạo với mục tiêu hướng vào hoàn thiện kỹ năng làm việc thì vẫn nên đào tạo tập trung để tạo sự tương tác và trao đổi qua lại giữa các học viên. Trên cơ sở đó Trường tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên và biên soạn bài giảng E- Learning.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 88 - 93)