Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu đàotạo

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 49 - 65)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu đàotạo

Việc tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo của Trường ĐTCB hàng năm được thực hiện dựa trên căn cứ:

- Những phân tích, yêu cầu, chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT Việt Namtrong giai đoạn trước mắt và định hướng lâu dài của Ban lãnh đạoNHNNo&PTNT Việt Nam. Từ yêu cầu về hoạt động kinh doanh sẽ làm phát sinh yêu cầu về năng lực cho đội ngũ CBNV một cách tương ứng nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới để có thể thực hiện được mục tiêu kinh doanh trong ngắn, trung và dài hạn.

- Chỉ tiêu, cơ cấu đào tạo CBNV được giao hàng năm theo sự chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo cấp cao NHNNo&PTNT Việt Nam tại các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến công tác đào tạo đối với đội ngũ CBNV.

- Kết quả các chương trình đào tạo cho CBNV đã thực hiện trước đó. Trên cơ sở phân tích đánh giá kết quảđào tạo chỉ rõ ra điểm mạnh, điểm yếu, để bổ sung, điều chỉnh các chương trình đào tạo cho phù hợp.

- Điều tra nhu cầu đào tạo của các đơn vị, chi nhánh trong toàn hệ thống. Trên cơ sởđó xác định số lượng, cơ cấu đối tượng và nội dung đào tạo.

Trên cơ sở nhu cầu đào tạo nói chung của CBNV NHNNo&PTNT Việt Nam, TrườngĐTCB tiến hành phân loại theo các nhóm đối tượng như sau:

+ Nhu cầu đào tạo CBNV mới tuyển dụng: Nhu cầu đào tạo nhóm đối tượng là CBNV mới tuyển dụng xuất phát từ thực tế đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay, có rất nhiều trường đã và đang đào tạo hệ cử nhân tài chính ngân hàng nhưĐại học Kinh tế quốc dân, Học viên ngân hàng, Học viện tài chính... nhưng nội dung đào tạo vẫn nặng về khối kiến thức chung, thiên về lý thuyết. Do đó khi học viên tốt nghiệp, đi làm thực tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thường xảy ra tình trạng thiếu về kỹ năng nghiệp vụ thực tế. Do đó nhóm đối tượng này cần được đào tạo để bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết cho thực tiễn công việc. Tuy nhiên trong nhóm đối tượng CBNV mới tuyển dụng, Trường chưa có sự phân loại cụ thể ra từng nhóm làm các nghiệp vụ khác nhau như: tín dụng, giao dịch viên, ngân quỹ, hành chính...

+ Nhu cầu đào tạo CBNV, chuyên viên: Do đội ngũ CBNV, chuyên viên được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau, có nhiều chuyên ngành gần với nghiệp vụ ngân hàng. Tuy nhiên cũng có những chuyên ngành gần như không liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, do được hình thành từ nhiều nguồn nên chất lượng CBNV không đồng đều. Do đó nảy sinh nhu cầu lớn về đào tạo nghiệp vụ theo từng vị trí việc làm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và cập nhật những vấn đề mới phục vụ hoạt động kinh doanh thực tiễn.

+ Nhu cầu đào tạo CBquản lý, lãnh đạo:Việc xác định nhu cầu đào tạo đối với các chương trình đào tạo cho đội ngũ CB quản lý, lãnh đạo được tiến hành không chỉ với đội ngũ CB quản lý, lãnh đạo, mà Trường ĐTCB cũng tiến hành điều tra nhu cầu đào tạo đối với cả những cán bộ trong diện quy hoạch cho vị trí CB quản lý, lãnh đạotrong tương lai.Hiện tại với nhóm đối tượng này, Trường phân loại ra thành hai nhóm cụ thể là: CB quản lý, lãnh đạo (Giám đốc, Phó giám đốc) và cán bộ quy hoạch vị trí lãnh đạo tại các đơn

vị, chi nhánh; CB quản lý các bộ phận (Trưởng phòng, Phó trưởng phòng) và CB quy hoạch vị trí quản lý các bộ phận tại các đơn vị,chi nhánh.Tuy nhiên, việc điều tra nhu cầu đào tạo hàng năm chưa thực sự nêu bật được nhu cầu cá nhân của từng CB quản lý, lãnh đạo mà mới chỉ dừng lại ở việc Trường ĐTCB đề xuất chương trình và các đơn vị đăng ký số lượng có nhu cầu đào tạo theo chương trình đã được đề xuất. Do đó, gần như các chương trình đào tạo nêu ra đều mang tính bắt buộc phải tham gia, họ không được đào tạo theo những nhu cầu mà mình mong muốn.

Nhu cầu đào tạo CBNV trong hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam hiện nay rất lớn nhưng việc xác định nhu cầu đào tạo mới chỉ dựa trên các mẫu biểu thống kê, tổng hợp báo cáo của đơn vị mà chưa thực sự có các điều tra, khảo sát quy mô lớn về nhu cầu đào tạo của toàn hệ thống. Các con số thống kê cũng không thể cho biết cụ thể kỹ năng, nghiệp vụ cần đào tạo cũng như con số chính xác là đào tạo bao nhiêu người, đào tạo ở cấp độ kiến thức nào... Điều đó lại càng khó khăn hơn nếu muốn biết nhu cầu đào tạo của từng khu vực, từng chi nhánh có điều kiện kinh doanh đặc thù. Chính vì vậy, chương trình đào tạo của Trường còn chắp vá, đưa đảm bảo tính liên tục và tuần tự, dẫn đến chất lượng đào tạo còn hạn chế.

2.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo được Trường xây dựng bám sát mục tiêu đã định và dựa trên kết quả tổng hợp xác định nhu cầu đào tạo theo dự kiến của các đơn vị, chi nhánh trong hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam. Sau đó, Trường ĐTCB tổ chức họp với các đơn vị liên quan như: Ban Tổ chức lao động, Ban Tài chính kế toán và ngân quỹ... để xác định lại kế hoạch trước khi trình Ban lãnh đạo NHNNo&PTNT Việt Nam phê duyệt. Kế hoạch đào tạo đưa ra mục

tiêu, những số liệu chi tiết, cụ thể về số lớp đào tạo, số lượng học viên, thời gian đào tạo và dự trù kinh phí đào tạo.

2.2.2.1. Xác định mục tiêu

Trường tiến hành xác định mục tiêu cụ thể cho từng khóa học. Nhưng mục tiêu chung của tất các các khóa học là hướng vào thay đổi tư duy bao gồm thay đổi, bổ sung, cập nhật kiến thức và hoàn thiện kỹ năng của người học. Trong mỗi kế hoạch đào tạo đều có các mục tiêu đào tạo riêng và có sự khác biệt cho mỗi một chương trình, qua đó làm cơ sở để đánh giá mức độ thành công và yêu cầu cần đạt được của người học.

Ví dụ về xác định mục tiêu các chương trình đào tạo cho đội ngũ CB quản lý, lãnh đạo NHNNo&PTNT Việt Nam:

Mục tiêu đào tạo đối với chương trình “Quản trị Ngân hàng hiện đại” là chương trình đào tạo sẽ cung cấp cho người học kiến thức về quản trị chiến lược, quản lý các lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; kỹ năng lãnh đạo; văn hóa doanh nghiệp.

Mục tiêu đào tạo đối với chương trình “Kỹ năng Quản lý và lãnh đạo” là sau chương trình đào tạo sẽ cung cấp cho người học kiến thức về quản lý và quản trị ngân hàng; kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định; văn hóa doanh nghiệp.

Mục tiêu đối với các chương trình đào tạo đối với đội ngũ CB quản lý, lãnh đạo đã được chia ra làm hai yếu tố cơ bản cấu thành năng lực của cán bộ đó là cung cấp kiến thức và cung cấp kỹ năng cho người học. Bên cạnh những mục tiêu chung đối với mọi chương trình đào tạo cho đối tượng CB quản lý như kiến thức về quản lý và quản trị ngân hàng, kỹ năng về quản lý và lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp. Mỗi chương trình đào tạo đã có được sự khác biệt trong một số mục tiêu đào tạo đặc trưng như chương trình đào tạo “Quản trị

Ngân hàng hiện đại” hướng về các mục tiêu cung cấp, bổ sung kiến thức về quản trị, quản lý lãnh đạo, trong khi chương trình đào tạo “Kỹ năng Quản lý và lãnh đạo” tập trung vào mục tiêu cung cấp và hoàn thiện các kỹ năng quản lý lãnh đạo cho người học.

Tóm lại, với mục tiêu lớn đã được định rõ, đòi hỏi Trường phải xác định mục tiêu cho từng khóa học, từng bước tiến tới thực hiện mục tiêu chung sao cho phù hợp với tiềm lực của mình.

2.2.2.2. Xác định đối tượng

Trường căn cứ vào kế hoạch đào tạo và mục tiêu, nhu cầu của từng khóa học cụ thểđể lựa chọn đối tượng đào tạo cho phù hợp. Hiện tại, Trường ĐTCB đang phân nhóm các đối tượng đào tạo như sau:

- Nhóm CB mới tuyển dụng: gồm các CBNV mới được tuyển dụng vào làm việc trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, CBNV từ các ngành khác chuyển sang chưa qua đào tạo và có chứng chỉ hoàn thành khóa học “Cán bộ mới tuyển dụng”.

- Nhóm CBNV, chuyên viên: gồm các CBNV đang làm việc tại các đơn vị, chi nhánh trong toàn hệ thống tại các vị trí công việc khác nhau, đã qua đào tạo Cán bộ mới tuyển dụng.

- Nhóm CB quản lý, lãnh đạo: gồm CBNV làm việc tại các vị trí lãnh đạo, quản lý bộ phận tại cái đơn vị, chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam cấp I, II; cán bộ nằm trong quy hoạch nguồn của toàn hệ thống.

Trước khi kế hoạch được phê duyệt,đối tượng đào tạo của Trường chưa được xác định rõ mà chỉ được lựa chọn sau khi phát sinh nhu cầu thực tiễn về đào tạo. Chẳng hạn, khi phát sinh các nội dung nghiệp vụ cần bổ sung, cập nhật mới xuất hiện đối tượng đào tạo. Do vậy, các đối tượng được triệu tập

thường không biết trước kế hoạch dẫn đến bịđộng trong quá trình dạy và học. Bên cạnh đó, việc triệu tập học viên được Trường thực hiện bằng cách gửi Thông báo triệu tập học viên tới các đơn vị, chi nhánh. Các đơn vị, chi nhánh căn cứ vào nội dung khóa học để cử CBNV của mình tham gia. Điều này không tránh khỏi việc đôi khi đối tượng được củ đi học không phù hợp hoặc một đối tượng được cử đi cho nhiều khóa học. Nguyên nhân là do nhận thức chủ quan từđơn vị cử người đi học: cử người đảm nhận ít trách nhiệm đi học.

Với việc xác định rõ các nhóm đối tượng đào tạo nêu trên góp phần giải quyết bất cập về sai đối tượng, chồng chéo đối tượng, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. Trong quá trình thực hiện, Trường cần chú trọng việc cụ thể hóa các đối tượng nhằm tránh gây nhầm lẫn cho các đơn vị quản lý CBNV.

2.2.2.3. Xây dựng nội dung đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với mỗi khóa đào tạo cho từng nhóm đối tượng, Trường tiến hành xây dựng nội dung đào tạo tương ứng. Hiện tại, với ba nhóm đối tượng chính, Trường đã xây dựng được các chương trình, tài liệu giảng dạy và phân bổ thời gian cho từng chương trình. Trong đó, kết cấu các chuyên đề và thời lượng được xác định chi tiết, nội dung các chuyên đề được mô tả rõ ràng. Cụ thể như sau:

- Chương trình đào tạo Cán bộ mới tuyển dụng: được thiết kế với 9 chuyên đề; thời gian học là 20 ngày, 1 ngày ôn tập và kiểm tra.

- Chương trình đào tạo nghiệp vụ cho CBNV, chuyên viên: gồm 4 chương trình đào tạo chính là: Thanh toán quốc tế; Pháp luật trong hoạt động ngân hàng; Phân tích tài chính doanh nghiệp và thẩm định dự án đầu tư; Kỹ năng phát triển quan hệ khách hàng... và bên cạnh đó là những chương trình đào tạo phát sinh trong năm.

- Chương trình đào tạo cho CB quản lý, lãnh đạo: gồm 2 chương trình chính là: Quản trị ngân hàng hiện đại; Kỹ năng quản lý và lãnh đạo.

Cụ thể nội dung chi tiết, thời lượng từng chương trình đào tạo được thể hiện qua bảng 2.3:

Bảng 2.3: Nội dung các chương trình đào tạo đối với CBNV Chương trình đào tạo Nội dung Thời lượng Cán bộ mới tuyển dụng - Mô hình tổ chức - Văn hóa doanh nghiệp - Pháp luật

- Tiếp thị và kỹ năng chăm sóc khách hàng - Nghiệp vụ tín dụng

- Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối - Sản phẩm, dịch vụ - Rủi ro trong hoạt động ngân hàng - Công tác kế hoạch 20 ngày Thanh toán quốc tế - Các loại L/C đặc biệt - Tranh chấp

- Kinh nghiệp thực hiện thanh toán quốc tế

9 ngày Pháp luật trong hoạt động ngân hàng - Pháp luật dân sự - Pháp luật trong hoạt động ngân hàng - Những điều cần biết khi xảy ra tố tụng với khách hàng 6 ngày Phân tích tài chính doanh nghiệp và thẩm định dự án đầu tư

- Phân tích tài chính doanh nghiệp

- Thẩm định dự án đầu tư 10 ngày Kỹ năng phát triển quan hệ khách hàng

- Tổng quan về thị trường ngân hàng - Kỹ năng phát triển quan hệ khách hàng - Kỹ năng chăm sóc khách hàng

- Kỹ năng tư vấn và bán chéo sản phẩm dịch vụ

10 ngày

Quản trị Ngân hàng

hiện đại

- Xây dựng và quản lý chiến lược ngân hàng - Tuân thủ trong ngân hàng

- Quản lý ngân hàng - Quản lý TSN/TSC - Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng - Quản lý thay đổi - Giới thiệu về rửa tiền 12 ngày Kỹ năng Quản lý và lãnh đạo - Tổng quan về công tác quản lý lãnh đạo - Quản lý nguồn nhân lực - Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng - Quản lý chất lượng dịch vụ - Marketing sản phẩm, quản lý quan hệ KH, quản lý bán hàng - Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả - Kỹ năng lãnh đạo, ra quyết định và chỉđạo thực hiện 10 ngày (Nguồn: Phòng QLĐT, Trường ĐTCB)

Trong thời gian qua, nội dung các chương trình đào tạo xây dựng cho CBNV đã đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh, góp phần làm cho NHNNo&PTNT Việt Nam đứng vững trong cạnh tranh và ngày càng phát triển. Trong thời gian từ năm 2009 đến các chương trình đào tạo được xây với nội dung phù hợp, từ nhóm nội dung đào tạo về kiến thức, kiến thức bổ trợ, và cả kỹ năng thực hành. Theo kết quả điều tra, có trên 70% học viên đã theo học các chương trình đào tạo đánh giá mức độ hài lòng về nội dung các chương trình đào tạo ở mức khá trở lên và có ý nghĩa với thực tiễn công việc của họ.

Tuy nhiên, việc xây dựng nội dung đào tạo vẫn mang tính chất thiếu đâu bù đấy, đáp ứng được nhu cầu trước mắt, phát sinh, chưa có các chương trình đào tạo được xây dựng theo khung chuẩn chức danh vị trí công việc. Điều đó phần nào dẫn đến hạn chế về chất lượng đào tạo của Trường.

2.2.2.4. Đội ngũ giảng viên

Sau khi xác định được nội dung khóa học với những chuyên đề cụ thể, Trường tiến hành lựa chọn, bố trí giảng viên. Giảng viên thực hiện các chương trình đào tạo được hình thành từ 2 nguồn:

- Giảng viên nội bộ, là đội ngũ giảng viên được lựa chọn trong nội bộ của hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam.

Đội ngũ giảng viên nội bộ bao gồm: CB lãnh đạo cấp cao của NHNNo&PTNT Việt Nam như các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng các Ban nghiệp vụ tại Trụ sở chính, giảng viên kiêm chức trong hệ thống và các giảng viên cơ hữu tại Trường ĐTCB. Đây là các cán bộở tầm quản trị cấp cao trong ngân hàng, họ có trình độ chuyên môn tốt và là người đưa ra các quyết sách mang tầm vĩ mô, do đó, các kiến thức thực tế của họ sẽ là rất bổ ích đối với CBNV. Bên cạnh đó, Trường ĐTCB hoàn toàn có thể chủ động được nguồn giảng viên này. Tuy nhiên, phần lớn đội ngũ giảng viên này thường không có kỹ năng sư phạm tốt.

Bảng 2.4: Thống kê số lượng giảng viên nội bộ năm 2014

NỘI DUNG Số lượng Tỷ lệ(%) Tổng số giảng viên 82 100 Giảng viên cơ hữu 12 14,63 Giảng viên kiêm chức 70 85,37 1. Phân theo trình độ 0,00 Tiến sĩ 8 9,76 Thạc sĩ 54 65,85 Đại học 20 24,39 2. Phân theo kỹ năng sư phạm 0,00 Có chứng chỉ kỹ năng sư phạm 19 23,17 Chưa có chứng chỉ kỹ năng sư phạm 63 76,83 (Nguồn: Phòng HCNS, Trường ĐTCB)

- Giảng viên mời ngoài

Căn cứ vào các nội dung cụ thể trong từng chương trình đào tạo, Trường ĐTCB đã liên hệ mời nhiều giảng viên có học hàm học vị, có trình độ cao từ các trường đại học, học viện, các công ty cung cấp các dịch vụđào tạo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như: Khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện ngân hàng, Công ty Language Link Việt Nam, Khoa Quản trị kinh doanh Đại học Quốc gia Hà Nội, Công ty cổ phần tư vấn và đào tạo nghiệp vụ ngân hàng BTC... Đây là các cơ sở đào tạo có danh tiếng trong đào tạo nói chung và đào tạo lĩnh vực tài chính ngân hàng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 49 - 65)