Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quảnlý đàotạo

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 95)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quảnlý đàotạo

3.2.4.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Vấn đề có tính quyết định cho việc nâng cao chất lượng đào tạo CBNV là chất lượng đội ngũ làm công tác giảng dạy. Hiện nay nhu cầu đào tạo ngày càng cao và với định hướng phát triển lớn mạnh trong tương lai gần, Trường ĐTCB cần giải quyết tốt việc phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên theo hướng:

Thứ nhất: Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giảng viên kiêm chức. Muốn nâng cao chất lượng công tác đào tạo, trước hết đội ngũ làm công tác giảng dạy hiện tại phải được đào tạo, bồi dưỡng không chỉ về trình độ chuyên môn, mà đặc biệt về khả năng sự phạm, phương pháp giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên theo hướng trau dồi kiến thức, hoàn thiện kỹ năng và nâng cao thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp. Để làm được việc này đòi hỏi Trường phải chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, xây dựng quy trình đào tạo giảng viên.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động thao giảng cho các giảng viên. Qua đó, giảng viên tăng cường trao đổi kinh nghiệm, góp ý, hỗ trợ nhau nâng

cao kiến thức nghiệm vụ, phương pháp sư phạm và trách nhiệm nghề nghiệp. Đối với giảng viên trẻ, đây là cơ hội để rèn luyện hiệu quả nhất. Để biện pháp này phát huy tối đa vài trò và ý nghĩa của nó, cần phải lập kế hoạch cụ thể về nội dung, thời gian, địa điểm, hình thức, phương pháp tổ chức và biện pháp triển khai thực hiện. Lãnh đạo Trường cần quy định việc dự giờ, giảng thử là một trong những nhiệm vụ của giảng viên và là căn cứ, tiêu chuẩn đểđánh giá nhiệm vụ, chất lượng của giảng viên.

Tạo điều kiện cho giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ đi thực tếở cơ sở thường xuyên. Trong tương lai, Trường nên quy định đây là hoạt động bắt buộc đối với giảng viên, hàng năm thời gian thực tế tại cơ sở của mỗi giảng viên ít nhất là 01 tháng. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp giảng viên có điều kiện tiếp cận với thực tiễn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời, thông qua thực tiễn, giảng viên có thể kiểm chứng lại kiến thức, kỹ năng của chính mình, ngày càng hoàn thiện, nâng cao năng lực, trình độ của bản thân.

Thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng giảng dạy theo thông tin từđánh giá nội dung, phương pháp giảng dạy đến tác phong, hiệu quả truyền đạt qua phiếu khảo sát, đánh giá từ học viên. Từ đó tạo ra sự thi đua lành mạnh giữa các giảng viên, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy.

Thứ hai: Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng giàu kinh nghiệm. Với đặc thù đào tạo CBNV ngành tài chính ngân hàng, đội ngũ giảng viên của Trường còn yếu và thiếu về thực tế và kinh nghiệm, cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ nhiều nguồn như giảng viên chuyên nghiệp. Giảng viên chuyên nghiệp có thể mời các chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học, học viện chuyên đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng như: Đại học kinh tế quốc dân, Học viên ngân

hàng... Như vậy giảng viên thỉnh giảng đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung những kiến thức thực tiễn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như những kỹ năng sư phạm mà giảng viên cơ hữu còn yếu, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra, thông qua dự giờ của giảng viên thỉnh giảng là cơ hội cho giảng viên cơ hữu của Trường học tập, trau dồi kinh nghiệm, dần làm chủ kiến thức, kỹ năng, tiến tới đảm đương nhiệm vụ giảng dạy chính.

Thức ba: Hoàn thiện chếđộ chính sách đối với giảng viên.

Thông thường, tiêu chuẩn để tuyển chọn giảng viên, bên cạnh những tiêu chuẩn chung giống như tuyển chọn CBNV còn có các yêu cầu cao hơn, song chế độ đãi ngộ lại chưa tương xứng. Để nâng cao chất lượng đào tạo, một vấn đề cần được quan tân hơn là việc thực hiện chếđộ chính sách đối với giảng viên đểđộng viên họđầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy. Trường cần thực hiện những chính sách sau:

+ Đảm bảo điều kiện làm việc và cơ chế chính sách đãi ngộ cho giảng viên. Trước mắt, Trường phải có chính sách ưu tiên, nâng bậc lương trước thời hạn khi giảng viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua hay phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trở thành tiến sỹ, phó giáo sư, giáo sư... để kích thích sự phấn đấu vươn lên, chuyên tâm đầu từ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách ưu đãi giảng viền về phúc lợi và các loại phụ cấp như phụ cấp đứng lớp, phụ cấp đi lại...

+ Tạo điều kiện cho đội ngũ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học được đi học tập, nghiên cứu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ ở những nước có nên giáo dục phát triển. Trường cần tranh thủ giới thiệu giảng viên của mình than gia các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài theo các chương trình, dự án hợp tác của Ngân hàng nhà nước.

+ Có chếđộ đãi ngộ hợp lý đối với giảng viên tự túc học tập nâng cao trình độ như tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, hỗ trợ trong công việc...

Thứ tư: Xây dựng nguồn giảng viên cho tương lai

Nhu cầu đào tạo ngày càng gia tăng đòi hỏi Trường phải xây dựng kế hoạch tuyển chọn và bồi dưỡng giảng viên ngày từ bây giờ. Ngoài việc ưu tiên tuyển dụng những giảng viên có trình độ cao, sinh viên giỏi học đúng chuyên ngành để bồi dưỡng thành đội ngũ giảng viên cơ hữu; Trường cũng cần tuyển chọn những CBNV từ các đơn vị, chi nhánh trong hệ thống, có kinh nghiệm thực tế, có trình độ chuyên môn giỏi, có khả năng sư phạm để xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức.

Định kỳ ba năm, Trường tổ chức rà soát và thi tuyển “giảng viên kiêm chức” trong toàn hệ thống. Bất kỳ CBNV đều có thể đăng ký dự thi. Trường Đào sẽ trực tiếp xét tuyển theo tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm. Những CBNV này phải am hiểu kiến thức cơ bản về một số lĩnh vực hoạt động của hệ thống như thẩm định, tín dụng, phân tích và xử lý rủi ro, thanh toán quốc tế... Khi trúng tuyển, các CBNV này sẽ được đào tạo để kiêm nhiệm việc giảng dạy một số nội dung theo yêu cầu.

Muốn vậy, Trường cần có chính sách thu hút nhân tài như chính sách đãi ngộ phù hợp về lương, thưởng và các loại phụ cấp; tạo môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo cơ hội thăng tiến; các cơ chế vinh danh, khen thưởng...

3.2.4.2. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý đào tạo

Quá trình tổ chức và quản lý đào tạo luôn cần phải có sự phối hợp giữa các bên liên quan là người học, đơn vị tổ chức hoạt động đào tạo và giảng viên. Trong đó, cán bộ quản lý đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan. Đối với các chương trình đào tạo luôn cần có

một lực lượng cán bộ làm công tác QLĐT có kinh nghiệm, giỏi về nghiệp vụ đào tạo và khả năng xử lý các tình huống phát sinh nhanh nhạy.

Việc sử dụng đội ngũ cán bộ QLĐT trẻ tại Trường ĐTCB như hiện nay để tham gia quản lý các chương trình đào tạo cho đội ngũ CBNV sẽ chỉ đảm bảo được sự nhiệt tình trong quá trình công tác và thực hiện được chức năng theo dõi và tổ chức lớp học đơn thuần. Mà yêu cầu đối với cán bộ QLĐT không đơn thuần chỉ là người theo dõi diễn biến lớp đào tạo mà họ còn phải thực hiện được nhiệm vụ tư vấn giám sát cho toàn khóa đào tạo, cũng như đánh giá chất lượng nội dung đào tạo. Để thực hiện được các yêu cầu nêu trên, Trường ĐTCB phải coi việc QLĐT là một nghiệp vụ đòi hỏi trình độ cao. Vì vậy cần chuẩn hóa cán bộ QLĐT theo hướng sau:

- Phải có chứng chỉ về nghiệp vụ QLĐT. Đây là yêu cầu bắt buộcvì phần lớn cán bộ tại Trường ĐTCB trực tiếp tham gia công tác QLĐT hiện nay chủ yếu là làm theo kinh nghiệm, chưa được tham gia các khóa đào tạo về công tác tổ chức và QLĐT.

- Có kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thực tế nghiệp vụ ngân hàng tại NHNNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Điều này sẽđảm bảo việc đánh giá chất lượng và hiệu quảđào tạo được chính xác.

- Có kinh nghiệm trong công tác đào tạo và khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy.

Để đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản như trên, Trường cần có những hoạt động cụ thể:

- Hàng năm, cần rà soát lại đội ngũ và tổ chức tập nâng cao nghiệp vụ quản lý đào tạo cho những cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý lớp học trước khi thực hiện kế hoạch đào tạo năm.

- Sau khi hoàn thành kế hoạch của năm, Trường cần tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá về công tác tổ chức, quản lý đào tạo, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân cần khắc phục trong những năm tiếp theo. Tại hội nghị cũng là nơi các cán bộ làm công tác quản lý sẽ trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác tổ chức lớp học;thảo luận, đưa ra những biện pháp tối ưu để thực hiện tốt kế hoạch đào tạo.

3.2.5.Đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng đào tạo. Thực tiễn cho thấy, sự thành công trong giáo dục, đào tạo của các nước trên thế giới bắt nguồn từ nhận thức đúng vai trò, vị trí của giáo dục đối với sự phát triển của quốc gia. Do vậy, người ta đầu tư tiền của cho giáo dục đối để đổi mới hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường, mà bản chất là đổi mới về điều kiện và phương pháp giảng dạy, học tập. Sẽ khó có chất lượng đào tạo tốt nếu không đảm bảo về cơ sở vật chất. Các trang thiết bị kỹ thuật của nhà trường có vai trò làm cầu nối giữa kiến thức và thực tiễn, giữa học tập với thực hành.

Với vai trò quan trọng như trên, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học phải được xem là một đòi hỏi khách quan, là yêu cầu mà Trường ĐTCB cần phải thực hiện nếu muốn nâng cao chất lượng đào tạo. Trường cần tiến hành nhanh chóng và sóng song những giải pháp sau:

Thứ nhất: Đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo của Trường theo hướng đồng bộ, hiện đại và thiết thực. Trong đó:

+ Củng cố, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giảng đường, phòng học, phòng thực hành theo hướng đa dạng, hiện đại đượctrangbịđầy đủcác

phươngtiện dạyhọc nhưhệ thốngâmthanh,máychiếu, máy tính… để tổ chức các lớp học lý thuyết, thảo luận và thực hành.

+ Xây dựng ký túc xá, khu phòng ở cho học viên theo hướng hiện đại, đồng bộ và tiện nghi, đảm bảo nơi ăn, ở khi học viên ở các nơi về cơ sở đào tạo học tập.

+ Xây dựng thư viện với nguồn giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú, phục vụ công tác nghiên cứu của mọi đối tượng học viên. Thư viện cần phải được tổ chức khoa học, thuận tiện, có phòng đọc rộng rãi, thoáng mát phục vụ giảng viên và học viên đến nghiên cứ, tìm hiểu thông tin. Bên cạnh đó, thư viện cần thường xuyên bổ sung giáo trình, tài liệu bảo đảm cập nhật đủ tư liệu, thông tin cần thiết nhằm đổi mới cách dạy, cách học và tạo ra môi trường học tập cho giảng viên và học viên.

Thứ hai: Huy động các nguồn kinh phí khác như kinh phí dành cho xây dựng cơ bản của hệ thống để duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất tại Ngân hàng thực hành và 7 Phân hiệu trên cả nước.

Thứ ba: Trong phạm vi kinh phí được cấp dùng mua sắm trang thiết bị hàng năm, Trường cần lên kế hoạch ưu tiên đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ công tác dạy và học như máy chiếu, loa đài...

Thứ tư: Tăng cường các biện pháp bảo quản và sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng dạy và học.

Trong nhà trường, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại giúp nâng cao tốc độ tri giác thông tin của người học mà không làm giảm chất lượng lĩnh hội, cho phép giảng viên tăng được khối lượng kiên thức truyền đạt, giảm thời gian vô ích trên lớp. Vì vậy, ngoài việc bảo quản, khuyến khích giảng viên và học viên tích cực sử dụng, còn phải chú ý đến việc xây dựng, bổ sung

đảm bảo số lượng chất lượng trang thiết bị kỹ thuật, tương ứng theo yêu cầu từng môn học.

3.2.6.Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo CBNV có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thúc đẩy tích cực đối với việc thực hiện sứ mệnh của NHNNo&PTNT Việt Nam. Trường cần học hỏi kinh nghiệm của Trường đào tạo cán bộ BIDV trong việc mở rộng và tăng cường mối quan hệ hợp tác trong công tác đào tạo với các tổ chức trong nước, quốc tế và khu vực, học tập và áp dụng phương pháp dạy học tích cực.

Hình thức hợp tác có thể là cử CBNV sang học tập, hoặc mời chuyên gia của các tổ chức trong nước và quốc tế (kể cả của các tổ chức phi chính phủ) sang giới thiệu, giảng dạy. Qua đó, giảng viên, CBNV có điều kiện khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, ứng dụng vào hoạt động thực tiễn của mình.

3.2.7. Hoàn thiện mô hình tổ chức của Trường Đào tạo cán bộ NHNNo&PTNT Việt Nam

Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, Trường ĐTCB cần thành lập thêm Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng độc lập trong mô hình tổ chức (sơđồ 3.1).

Sơđồ 3.1: Hoàn thiện mô hình tổ chức của Trường ĐTCB

Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng:

Chức năng:

- Tham mưu, đề xuất các biện pháp tổ chức, quản lý công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo của Trường ĐTCB.

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO PHÒNG TÀI VỤ ỨNG DPHÒNG ỤNG CN&TH PHÒNG QHQT & QLDA PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC NGÂN HÀNG THỰC HÀNH BỘ MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG BỘ MÔN SPDV & KIẾN THỨC BỔ TRỢ BỘ MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 7 PHÂN HIỆU

PHÂN HIỆU YÊN BÁI

PHÂN HIỆU NAM ĐỊNH PHÂN HIỆU DUYÊN HẢI PHÂN HIỆU ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU TP HỒ CHÍ MINH PHÂN HIỆU LONG HẢI PHÂN HIỆU CẦN THƠ PHÒNG KHẢO THÍ & ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

- Tổ chức, quản lý các hoạt động khảo thí và đảm bảo chất lượng của Trường.

Nhiệm vụ:

- Công tác khảo thí:

+ Nghiên cứu, soạn thảo và trình Giám đốc Trường ĐTCB ký duyệt, ban hành các văn bản quy định về công tác khảo thí theo đúng quy định. Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức các hình thức thi phù hợp với yêu cầu của các chương trình đào tạo khác nhau nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả đánh giá đào tạo.

+ Phối hợp với các phòng, bộ môn xây dựng, quản lý, sử dụng và lưu trữ ngân hàng câu hỏi thi, quỹđề thi.

+ Trước mắt nhận đề thi từ các khoa, bộ môn giảng dạy. Tổ chức bốc thăm lựa chọn, in sao đề thi theo kế hoạch thi. Tổ chức bàn giao đề thi theo đúng quy định bảo vệ tài liệu tối mật.

+ Lập kế hoạch coi thi (điều động cán bộ coi thi, tổ chức và giám sát kỳ thi…)

+ Thu nhận bài thi. Tổ chức đảo túi bài thi, làm phách. Tổ chức, quản lý công tác làm phách, chấm thi tập trung.

+ Nhận kết quả chấm thi từ tổ chấm thi, ghép phách, lên điểm thi, bàn giao điểm thi.

+ Chủ trì thẩm định ngẫu nhiên kết quả chấm bài thi.

- Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục:

+ Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất triển khai các giải pháp đểđảm bảo

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)