* Trong công tác đánh giá cán bộ, công chức
Công tác đánh giá cán bộ, công chức nói chung thì việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ là tiêu chí đầu tiên, thì trong việc đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện cần lấy tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá. Bởi vì công chức cấp huyện là những người tiếp xúc với nhân dân, trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; sự phản ánh của nhân dân đối với tinh thần, thái độ của cán bộ, công chức sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá cán bộ, công chức.
Để thực hiện hiệu quả được giải pháp này cần phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, chính xác thông qua các hình thức như: điều tra xã hội học; lấy ý kiến qua phiếu điều tra…
* Công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức
Tuyển dụng đầu vào công chức đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện nói chung và huyện Đông Sơn nói riêng. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức cấp huyện và huyện Đông Sơn trong thời gian tới cần quán triệt triệt để nguyên tắc: tuyển dụng đúng người, đúng việc, chỉ thực hiện tuyển dụng cán bộ, công chức ở những vị trí công việc còn thiếu.
nay cơ quan nhà nước cấp huyện vẫn còn tồn thực trạng: việc tuyển dụng không theo quy trình chặt chẽ, tuyển dụng tràn lan.
Trên địa bàn huyện Đông Sơn, qua thực tiễn cho thấy có trên 20% cán bộ, công chức không đủ năng lực trình độ hoàn thành nhiệm vụ xuất, phát từ hai nguyên nhân: Thứ nhất: một số cán bộ, công chức hình thành trong thời kỳ bao cấp, chưa được đào tạo lại. Thứ hai: Một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức được phân công chức năng, nhiệm vụ không phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Cụ thể: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả huyện được biên chế 03 công chức, trong đó cả 03 công chức tốt nghiệp chuyên ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn; 01 cán bộ hợp đồng tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn và một cán bộ hợp đồng tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh. Do tính chất đa dạng, phức tạp trong công việc của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nên hiệu quả đạt được trong giải quyết công việc liên quan trực tiếp đến tổ chức, cá nhân nhiều lúc không cao.
* Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức cần phải được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức toàn diện về chính trị, kinh tế, quản lý nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ hành chính; kỹ năng giao tiếp… Phải thực hiện giải pháp này vì cán bộ, công chức cấp huyện nhìn chung mặc dù được tiếp xúc nhiều với tổ chức, cá nhân nhưng lại chưa có một lớp đào tạo nghiệp vụ tổng hợp nào. Việc bồi dưỡng mới chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên trong nhiều trường hợp khi tiếp xúc với tổ chức, cá nhân họ chưa được nhân dân đánh giá cao.
Quan tâm công tác đào tạo trình độ Tin học, Ngoại ngữ cho cán bộ, công chức cấp huyện đặc biệt là Tiếng Anh giao tiếp để đáp ứng kịp thời yêu cầu của nền hành chính hiện đại. Khi mở rộng quan hệ quốc tế thì đồng thời với việc mở rộng các quan hệ kinh tế ngoài nước, người nước ngoài cũng tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động của nhà nước. Để có thể giải
quyết yêu cầu của người nước ngoài đòi hỏi cán bộ, công chức phải biết ngoại ngữ ở mức độ nhất định nhất là Tiếng Anh - là ngoại ngữ phổ thông đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới.
Cần xây dựng tiêu chuẩn công chức riêng cho từng cơ quan bên cạnh các tiêu chuẩn chung do cơ quan nhà nước cấp trên quy định. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải căn cứ vào đặc thù về các điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.
* Trong công tác đ iề u đ ộ ng. luân chuyể n cán bộ , công
chứ c cấ p huyệ n.
Thực hiện việc luân chuyển, điều động cán bộ, công chức đảm bảo nguyên tắc khoa học, hiệu quả. Đây là nguyên tắc nhằm giải quyết tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” cán bộ, công chức còn tồn tại phổ biến ở các cơ quan nhà nước cấp huyện. Đối với giải pháp này, cần điều động những cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn nhưng chưa được sắp xếp đúng vị trí việc làm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại các đơn vị xã, phường, thị trấn như: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Trên địa bàn huyện Đông Sơn, do bố trí số lượng cán bộ, công chức tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp quá nhiều nên dẫn đến tình trạng “thừa” công chức trong lĩnh vực này, trong khi ở các lĩnh vực khác lại thiếu. Để cơ quan có chỉ tiêu biên chế tuyển dụng, đòi hỏi huyện phải tiến hành điều động cán bộ, công chức ở những lĩnh vực này xuống các đơn vị xã, thị trấn. Với giải pháp này vừa mang lại lợi ích cho các đơn vị xã, thị trấn, vừa giải quyết được phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức chưa được sắp xếp đúng vị trí việc làm tại huyện.
Nhìn chung, hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước ta nói chung và hệ thống chính sách điều chỉnh vấn đề cán bộ, công chức nói riêng mặc dù được Đảng, Nhà nước quan tâm ban hành nhiều nhưng chất lượng và tính ổn định không cao do việc ban hành không mang tính dự báo. Việc thay đổi thường xuyên các quy định pháp luật nói chung và quy định về cán bộ, công chức nói riêng không tạo được động lực thúc đẩy sự cống hiến hết mình của cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn nhiều bất cập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thực trạng cán bộ, công chức.
Để hạn chế, đi đến loại bỏ các tiêu cực còn tồn tại trong đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện và huyện Đông Sơn nói riêng, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp khác nhau, trong đó có các giải pháp chung và các giải pháp đặc thù áp dụng cho từng đơn vị, địa phương cụ thể.
Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 đã đưa ra 10 nhiệm vụ nhằm:
Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách hành chính với mục tiêu: đến năm 2020 đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước [11, tr.5].
Tuy nhiên, để thực hiện được 10 nhiệm vụ kể trên là cả một quá trình phấn đấu tích cực của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước các cấp và bản thân mỗi cán bộ, công chức trên cơ sở phải đưa ra được các giải pháp phù hợp bên cạnh các giải pháp chung.
sáng tạo của mỗi cán bộ, công chức. Để thực hiện được điều đó, vấn đề đầu tiên phải thực hiện là thay đổi hệ thống chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức đặc biệt là chính sách tiền lương, phụ cấp và các thu nhập khác ngoài lương, phụ cấp khi cán bộ, công chức có sự cống hiến đặc biệt. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng là vấn đề quan trọng không kém. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt được hiệu quả thiết thực thì việc cải cách chính sách đào tạo là vấn đề then chốt. Ngoài ra, công tác tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức cũng là giải pháp quan trọng giúp cán bộ, công chức phát huy hết năng lực, sở trường của mình.
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp chung, căn cứ váo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cấp mình và đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội có thể đưa ra các giải pháp, nhóm giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đã đề ra.
KẾT LUẬN
Cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được Đảng, Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Công cuộc cải cách hành chính là một quá trình phức tạp, lâu dài và cần tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động quản lý nhà nước như: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính. Trong số các nhiệm vụ của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia kể trên, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nội dung đã dành được sự quan tâm đặc biệt của các Cấp ủy Đảng, chính quyền trong thời gian qua.
Cán bộ, công chức là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước, là người trực tiếp áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Nếu không có hoạt động áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức thì các chính sách do Đảng, Nhà nước đặt ra sẽ không thể được thực hiện. Khi phân tích vị trí, vai trò của cán bộ, công chức không nên đề cao vai trò của cán bộ, công chức ở cấp, ngành này mà coi nhẹ cán bộ, công chức ở cấp, ngành khác, bởi vì mỗi cơ quan nhà nước khác nhau có chức năng, nhiệm vụ khác nhau thì cán bộ, công chức trong cơ quan đó cũng có những vai trò khác nhau. Việc quan tâm nhiều đến vị trí, vai trò của cán bộ, công chức trong một cấp, ngành nhất định chẳng qua xuất phát từ phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu cụ thể của những công trình nhất định. Chẳng hạn, trong khuôn khổ Luận văn của tác giả, phạm vi, đối tượng nghiên cứu của tác giả là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính thì việc nghiên cứu dừng lại chủ yếu ở đối tượng này. Đây không phải là sự đề
cao vai trò, vị trí của cán bộ, công chức cấp huyện mà là hướng vào đối tượng nghiên cứu để đạt được mục tiêu của Luận văn.
Đội ngũ cán bộ, công chức của Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện nói riêng trong thời gian gần đây đã được cải thiện một bước đáng kể về mọi mặt. Cụ thể: Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: cán bộ, công chức cấp huyện đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bằng cấp đào tạo theo quy định; đã có năng lực chuyên môn trong giải quyết các vụ việc thực tế phát sinh; tham gia đầy đủ vào các chương trình tập huấn có liên quan đến chuyên môn của mình… Về phẩm chất chính trị: Đa số cán bộ, công chức cấp huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, có mục tiêu phấn đấu lành mạnh, đoàn kết nội bộ được duy trì… Đạo đức và tác phong nghề nghiệp được cải thiện một bước đáng kể…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực kể tên, đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp huyện hiện nay vẫn còn tồn tại một số tiêu cực: tình trạng thoái hóa đạo đức, lối sống vẫn còn tồn tại trong một bộ phận; tác phong nghề nghiệp chưa nghiêm, hiệu quả trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chưa cao; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, yếu kém…
Trên cơ sở phân tích thực trạng, những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến tồn tại hạn chế của chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, luận văn đưa ra một số quan điểm chỉ đạo, những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp trên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ để phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, công chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.
pháp chung và giải pháp cụ thể, đặc thù nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp huyện và huyện Đông Sơn nói riêng. Tuy nhiên, một trong những hạn chế là: các văn bản chỉ đạo của cấp tỉnh và cấp huyện đối với việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức còn sơ sài nên trong hoạt động lý luận và thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu về sự lãnh đạo của cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện trong việc đưa ra các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính do cơ quan nhà nước ở trung ương đã chỉ ra, trong đó có nhiệm vụ xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Luận văn mà tác giả thực hiện xuất phát từ công tác thực tiễn của tác giả có được qua theo dõi, đánh giá, tổng kết. Tuy bản thân có nhiều cố gắng, nỗ lực và được cán bộ hướng dẫn tận tình giúp đỡ, được các đồng nghiệp hỗ trợ nhưng do nhận thức và phương pháp nghiên cứu còn hạn chế, nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ngày 18 tháng 12 năm 1986, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2011), Báo cáo chính trị tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng họp từ ngày 12-01-2011 đến
ngày 19-01-2011, Hà Nội.
3. Lê Hữu Bình (2013), Lời dạy của Bác Hồ về xây dựng và sử dụng cán
bộ, công chức, Hà Nội.
4. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010, hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-
CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội.
5. Bộ Nội vụ (2013), “Kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm
2013”, Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước, Viện Khoa học tổ
chức nhà nước, (tháng 01 năm 2014).
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm
2010, quy định những người là công chức, Hà Nội.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm
2010, về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Hà Nội.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm
2010, về quản lý biên chế công chức, Hà Nội.
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm
2010, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý công chức, Hà Nội.
11. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011, ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
12. Chính phủ (2011), Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm