nước và cải cách hành chính tại huyện Đông Sơn
2.2.2.1. Những đặc thù cơ bản trong tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước huyện Đông Sơn
* Đặc thù về cơ cấu tổ chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện
Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Đông Sơn bao gồm các phòng, ban: Phòng Nội vụ; Phòng Tài chính - kế hoạch; Phòng Tư pháp; Phòng Tài nguyên - môi trường; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phòng Y tế; Thanh tra; Phòng Giáo dục và đào tạo; Phòng Văn hóa - thông tin; Phòng Công thương; Phòng Lao động - thương binh và xã hội và Văn phòng UBND. Trong cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn không tồn tại Phòng Dân tộc như một số đơn vị hành chính cấp huyện khác. Có đặc điểm này là do huyện Đông Sơn là một huyện đồng bằng, giáp ranh với thành phố Thanh Hóa nên hầu hết dân cư là dân tộc Kinh, tỷ lệ người dân tộc khác cư trú tại địa bàn hầu như không có, hoặc nếu có cũng không đáng kể và hầu hết do xuất phát từ quan hệ hôn nhân của họ với những người dân trên địa bàn.
Trước năm 2009, trong cơ cấu tổ chức các phòng, ban thuộc UBND huyện có tồn tại Ban Quản lý các Dự án đầu tư và xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, cơ quan này đã sáp nhập chung vào Phòng Công thương và phân công 01 công chức phụ trách lĩnh vực này.
* Đặc thù về công tác bố trí, sắp xếp công chức.
Đây là đặc điểm còn nhiều điểm bất hợp lý trên địa bàn huyện Đông Sơn do lịch sử để lại. Hiện tại, UBND huyện Đông Sơn số lượng công chức tốt nghiệp chuyên ngành nông - lâm nghiệp, kế toán nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (23,2%) tập trung tại phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan trực thuộc như: Trạm Thú y, trạm Bảo vệ thực vật…Trong khi đó, tỷ lệ công chức tốt nghiệp chuyên ngành Luật chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (5,3%). Chính
sự mất cân đối trong công tác bố trí, sắp xếp công chức kể trên đã dẫn đến thực trạng mất cân đối trong cơ cấu tổ chức của các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, gây khó khăn trong quản lý và giải quyết công việc.
2.2.2.2. Nhữ ng đ ặ c thù cơ bả n về cả i cách hành chính
tạ i huyệ n Đ ông Sơ n
Cùng với cả nước, Đông Sơn đã và đang bắt tay vào công cuộc cải cách nền hành chính nói chung và trên địa bàn huyện Đông Sơn nói riêng. Trong cơ cấu tổ chức của các phòng, ban chuyên môn, trước đây tồn tại Ban Quản lý các Dự án đầu tư và xây dựng cơ bản, tuy nhiên do đặc thù của huyện nên Ban quản lý Dự án đã giải tán. Hiện nay, quản lý các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản đều do Phòng Công thương thực hiện và chỉ phân công 01 công chức phụ trách. Chính việc giải tán Ban Quản lý dự án đã góp phần giảm bớt biên chế công chức của huyện, làm cho bộ máy nhà nước cấp huyện đơn giản hóa hơn một bước.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của công dân, tổ chức trong việc tìm hiểu thông tin về các thủ tục hành chính, dịch vụ công do các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện, Ban biên tập Website tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Tổ công tác Đề án 30 tỉnh và các cơ quan ban ngành của tỉnh xây dựng chuyên mục "Thủ tục Hành chính" trên Website với 1723 thủ tục. Đối với UBND huyện Đông Sơn hiện tại có 248 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết được công khai 100% tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. So với bộ thủ tục hành chính áp dụng chung tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh thì huyện Đông Sơn ít thủ tục hơn xuất phát từ đặc thù về vị trí địa lí. Vì là huyện đồng bằng với nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu là làm ruộng nên trong lĩnh vực Nông nghiệp - phát triển nông thôn và lĩnh vực Tài nguyên - môi trường có nhiều thủ tục không phát sinh hồ sơ thực tế. Huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất bước đầu phục vụ tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ công việc: Hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đã được trang bị về cơ bản với 01 máy photo copy, 03 máy vi tính, hệ thống bàn kính, ghế phục vụ công dân khi đến liên hệ công việc đã được trang bị về cơ bản. Tuy nhiên, do đặc thù về trình độ của đội ngũ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nên có một số thủ tục chuyên môn mặc dù đã được công khai nhưng chưa được thực hiện tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Cụ thể như: Lĩnh vực Tư pháp: thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch vẫn được thực hiện tại phòng chuyên môn vì biên chế phòng Tư pháp quá ít (hiện tại chỉ có 01 trưởng phòng và 01 chuyên viên) nên không thể phân công công chức tham gia giải quyết công việc thuộc thẩm quyền giải quyết tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; hiện tượng chậm trả kết quả vẫn còn tồn tại phổ biến nhất là trong các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất.
Đội ngũ cán bộ, công chức đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ nên trong thực hiện nhiệm vụ được phân công đã mang tính chuyên nghiệp, bước đầu đã đáp ứng kịp yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, còn một số cán bộ, công chức do chưa được tào tạo bài bản, đào tạo lại nên còn hạn chế trong giải quyết công việc; vẫn còn tồn tại hiện tượng nhũng nhiễu, hách dịch khi giải quyết các công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân…
Bước đầu đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản trong hoạt động của UBND huyện Đông Sơn, hạn chế việc gửi văn bản giấy theo hình thức truyền thống. Tuy nhiên, do công tác trang bị chưa đồng đều nên hiệu quả đạt được chưa cao, vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn được hình thức gửi văn bản bằng hình thức truyền thống vừa tốn kém thời gian, tiền bạc, vừa tốn kém nhân lực.
phòng, ban trên địa bàn huyện, giúp việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhanh chóng, hồ sơ được thực hiện khoa học hơn, cải thiện một bước đáng kể tình trạng chậm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, bước đầu đã tạo được sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động của cơ quan nhà nước cấp huyện. Tuy nhiên, do chưa thích ứng kịp với cách quản lý hồ sơ và thực hiện nhiệm vụ theo tiêu chuẩn mới nên nhiều phòng, ban, nhiều cán bộ, công chức chuyên môn còn lúng túng trong việc xây dựng và thực hiện.
Trên đây là một vài điểm đặc thù cơ bản về cơ quan hành chính và cải cách hành chính tại huyện Đông Sơn. Những đặc điểm khác sẽ được tác giả nhấn mạnh, phân tích sâu hơn trong quá trình hoàn thiện Luận văn của mình.