2.4.2.1. Những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Đông Sơn
Nhiều cán bộ, công chức trong cơ quan thực thi công vụ không đúng với trình độ chuyên môn được đào tạo hoặc chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ không cao. Một bộ phận, cán bộ công chức kỹ năng thực hành kém trong khi đó lại không có tinh thần học hỏi kinh nghiệm trong giải quyết công việc của các thế hệ cán bộ, công chức đi trước; chậm đúc rút kinh nghiệm trong thực tế nên họ chỉ có kiến thức lý luận đơn thuần, lúng túng trong giải quyết công việc.
Tâm lý của một bộ phận cán bộ, công chức khi đã được tuyển dụng cho rằng: công chức nhà nước là nghề nghiệp mang tính ổn định, là nơi trú chân an toàn “vào khó, ra khó” nên khi đã được tuyển dụng họ ít chịu trau dồi kiến thức để nâng cao khả năng, trình độ của mình. Ngại đọc, ngại tìm hiểu là
một trong những nguyên nhân làm giảm tính chủ động, tích cực của cán bộ, công chức; thậm chí có thể làm gia tăng khoảng cách giữa năng lực thực tiễn của cán bộ, công chức với yêu cầu quản lý thực tế của công cuộc đổi mới bộ máy nhà nước. Nguyên nhân này không chỉ dẫn đến hậu quả làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện mà còn có thể ảnh hưởng đến công cuộc cải cách nền hành chính của cả quốc gia.
Trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy trình chuẩn, nhiều cán bộ, công chức do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức thực tiễn, không tìm hiểu văn bản nên không hiểu quy trình, hoặc nếu hiểu thì bớt xén. Không có đủ năng lực tự giải quyết công việc, không ý thức được trách nhiệm công vụ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn phòng, ban.
Khả năng tiếp cận, tiếp thu, ứng dụng các thành tựu của công nghệ - thông tin trong thực thi công vụ cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Như đã phân tích, thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ - thông tin, mọi hoạt động quản lý xã hội đều được thực hiện bằng hệ thống máy móc hiện đại, việc quản lý nhà nước bằng các phần mềm hiện đại là một trong những yêu cầu tất yếu của cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay. Việc không áp dụng hoặc chậm áp dụng các thành tựu của khoa - học công nghệ đã và đang làm giảm hiệu quả của công cuộc cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn huyện và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn tỉnh bởi vì hoạt động quản lý nhà nước bằng công nghệ - thông tin là hoạt động mang tính hệ thống, gắn kết trên phạm vi cả tỉnh và có thể trong phạm vi cả nước.
Cá biệt, một bộ phận cán bộ, công chức lớn tuổi, có thâm niên sử dụng kém hoặc không sử dụng được máy vi tính, truy cập Internet trong công việc nên hiệu quả đạt được không cao. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mọi cơ chế, chính sách, pháp luật đều được đăng tải trên các Website của cơ quan,
đơn vị, của ngành thì đây được coi là một trong những thiếu sót lớn của cán bộ, công chức trong thời kỳ hiện đại.
Một số cán bộ, công chức hình thành trong thời kỳ kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp với chính sách đào tạo lỗi thời, chưa được chuẩn hóa về trình độ đào tạo nhưng không có ý chí, tinh thần học hỏi, không bổ sung nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ giải quyết công việc nên tính chuyên nghiệp của một số cán bộ, công chức chưa cao; năng lực, trình độ không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại.
2.4.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém về phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Đông Sơn
Lập trường chính trị không vững vàng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu kém về phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Đông Sơn. Trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường như hiện nay lập trường vững vàng càng đóng vai trò quan trọng. Bởi với mặt trái của cơ chế này, sự dao động về lập trường sẽ tạo điều kiện cho nhiều hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong bộ máy nhà nước. Cơ chế thị trường làm cho con người ta sống gấp, sống thiên về lối hưởng thụ mà lãng quên dần những lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng. Trong hệ thống cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức là chủ thể thực thi pháp luật sẽ càng nguy hiểm khi lực lượng này dao động về tư tưởng, chính trị. Bởi khi đó nhiều quy định pháp luật có thể bị họ bóp méo, xuyên tạc nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mình mà không quan tâm đến lợi ích tập thể, lợi ích nhân dân.
Một bộ phận cán bộ, công chức còn tồn tại tư tưởng thu vén, làm giàu cho bản thân, gia đình mà quên đi chức trách, nhiệm vụ của một người cán bộ, đảng viên. Chính vì đặt lợi ích cá nhân lên quá cao nên lẽ đương nhiên, lợi ích tập thể sẽ bị lu mờ, mọi hành động, việc làm của họ đều phải mang lại lợi ích kinh tế. Đối với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị nguyên nhân này dẫn đến tình trạng tham ô, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền,
chạy vị trí; đối với cán bộ, công chức là chuyên viên sẽ dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu, “hành” dân trong thực hiện công vụ để thu lợi cho bản thân.
Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, công chức do đời sống khó khăn nên họ mặc dù có trình độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp nhưng vì nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền nên vẫn còn tình trạng “chân trong, chân ngoài” để nuôi sống bản thân, gia đình. Nguyên nhân này đã làm giảm đáng kể chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Rụt rè trong đấu tranh phê bình và tự phê bình, cả nể, ngại đấu tranh là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy.
2.4.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém về đạo đức và tác phong nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Đông Sơn
Chậm chạp, lề mề là tình trạng còn tồn tại phổ biến trong đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện nói chung và huyện Đông Sơn nói riêng. Đặc điểm này xuất phát từ nền kinh tế của nước ta là nền nông nghiệp lúa nước nên mọi sinh hoạt, lao động hàng ngày không tuân theo một quy định chặt chẽ. Cán bộ, công chức xuất phát từ nguồn gốc nông dân nên họ chưa thể thay đổi ngay được tác phong của mình trong giải quyết công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Hiện trượng đi muộn, về sớm; tác phong công việc lề mề còn diễn ra là bởi nguyên nhân trên.
Tinh thần đoàn kết, coi trọng tình cảm là nét đẹp truyền thống vốn có của người Việt Nam. Chính nhờ có đặc điểm này mà nước ta dù nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã chiến thắng nhiều kẻ thù lớn, giàu có, hiện đại trong lịch sử. Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý nhà nước cấp huyện hiện nay, việc quá đề cao tình cảm, đưa tình cảm vào giải quyết công việc, vì tình cảm mà làm trái đi các quy định của pháp luật lại là một trong những nguyên nhân làm giảm đi hiệu lực và tính nghiêm minh của pháp luật. Trong trường
hợp này, tình cảm lại là yếu tố gây trở ngại đến việc thực thi pháp luật.
Bên cạnh đó, tinh thần “đoàn kết” quá cao như hiện nay đã tạo thành một hình thức biến dạng nguy hiểm tồn tại trong bộ máy nhà nước. Cán bộ, công chức còn bao che cho các hành vi sai trái thậm chí là những hành vi đi ngược lại lợi ích nhà nước, lợi ích nhân dân. Đây là một nguyên nhân cơ bản tạo đà cho các hiện tượng tiêu cực tồn tại và phát triển trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính huyện Đông Sơn nói riêng.
Thái độ, ý thức của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ chưa cao là nguyên nhân dẫn đến tồn tại thực trạng giải quyết công việc còn chậm chạp, chất lượng, hiệu quả không cao tại cơ quan nhà nước cấp huyện. Nhất là trong việc giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân tạo nên sự bức xúc trong nhân dân.
Nhiều cán bộ, công chức chưa nhận thức đúng được vai trò, vị trí của họ trong thực thi công vụ là nguyên nhân vẫn còn tồn tại hiện tượng sách nhiễu, “hành” dân trong giải quyết công việc. Họ không nhận thức được rằng mình là người “làm thuê” cho nhà nước, làm thuê cho nhân dân mà họ cho rằng mình là “đấng bề trên”, là người “ban ơn” cho nhân dân. Hiện tượng này còn tồn tại phổ biến trong tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước huyện Đông Sơn.
Kết luận chƣơng 2
Cán bộ, công chức là chủ thể thực thi mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do vậy pháp luật của một quốc gia được thực hiện nghiêm túc ở mức độ nào phụ thuộc vào năng lực thi hành, áp dụng pháp luật của đội ngũ này. Pháp luật của một quốc gia dù rất tiến bộ, mang tính khả thi cao nhưng nếu cán bộ, công chức thực thi pháp luật không nghiêm thì hệ thống pháp luật của quốc gia đó cũng không được đảm bảo thi hành. Và
ngược lại, khi hệ thống pháp luật của một quốc gia chưa hoàn thiện, chưa khả thi thì cũng chính đội ngũ cán bộ, công chức sẽ là những người (trên cơ sở áp dụng các quy định đó trên thực tiễn) tham mưu, đề xuất các hướng đi hợp lý làm căn cứ cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức địa phương nói chung và cán bộ, công chức cấp huyện nói riêng, vai trò của đội ngũ này càng đóng vai trò quan trọng. Bởi họ bên cạnh việc thường xuyên tiếp xúc với dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân họ còn là những tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền chính sách, pháp luật cho cán bộ, công chức cấp dưới trực tiếp (cấp xã). Trong quá trình thực hiện vai trò tuyên truyền viên của mình, họ sẽ đồng thời lắng nghe được những phản ảnh cụ thể, những vướng mắc của cán bộ, công chức cấp dưới trong giải quyết công việc, và nhờ vậy họ có những kinh nghiệm, những đúc rút mang tính chính xác hơn làm căn cứ cho việc tham mưu các chính sách mới hay sửa đổi các cơ chế, chính sách cũ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Chính vì vai trò quan trọng của cán bộ, công chức cấp huyện nên việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện là một trong những yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Qua phân tích những điểm tích cực, cũng như những tồn tại, hạn chế còn tồn tại trong cán bộ, công chức huyện Đông Sơn chúng ta sẽ có những giải pháp đúng đắn, phù hợp để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp huyện nói riêng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Bởi vì những tồn tại, hạn chế trong đội ngũ cán bộ, công chức huyện Đông Sơn cũng là những tồn tại, hạn chế còn tồn tại trong đội ngũ cán bộ, công chức của Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
3.1. Quan điểm, định hƣớng chung của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng trong việc nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính